Ấn Độ đã ung dung chống lại mối đe dọa của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương
Ấn Độ bình tĩnh thúc đẩy hiện đại hóa quân sự, hải quân, bố trí “chuỗi kim loại” gây khó về chiến lược cho Trung Quốc; Trung Quốc cũng còn nhiều đối thủ khác.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Tờ “The National Interest” Mỹ ngày 7 tháng 10 đăng bài viết nhan đề “Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương: Ấn Độ nên ứng phó như thế nào?” của tác giả James Holmes.
Bài viết đặt câu hỏi, tàu ngầm Trung Quốc lặn sâu ở Nam Á? Điều này đã không còn là tưởng tượng. Mùa đông năm 2014, một chiếc tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân của Quân đội Trung Quốc bị phát hiện tuần tra ở vùng biển khu vực. Tháng trước, một tàu ngầm diesel-diện của Trung Quốc cập cảng Colombo.
Những người ủng hộ Hải quân Ấn Độ sớm đã cho rằng, nếu tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương sẽ là hành động vượt qua “ranh giới đỏ”. Trên thực tế, điều này từng gây ra căng thẳng cho tiểu lục địa Nam Á. Có tiêu đề mang tính đại diện cho rằng “Ở Ấn Độ Dương, tàu ngầm Trung Quốc làm cho Hải quân Ấn Độ lo ngại”. Nhưng, những năm gần đây, giọng điệu bình luận về Hải quân Trung Quốc của Ấn Độ đã thay đổi.
10 năm trước, người Ấn Độ luôn lo ngại bị bao vây, lo ngại Trung Quốc xây dựng “chuỗi ngọc trai” hạn chế tự do hành động của New Delhi. Nhưng chính quyền Ấn Độ giờ đây hầu như yên tâm hơn đối với môi trường chiến lược hiện nay. Mặc dù vẫn đang thường xuyên bàn về chuỗi ngọc trai, nhưng New Delhi thúc đẩy hiện đại hóa hải quân va quân sự đã trở nên bình tĩnh, đâu vào đấy, chứ không vội vã “phát điên”.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Điều này rõ ràng không phải là một hành vi áp dụng của một bá chủ khu vực lo ngại sự xâm phạm áp sát của một bá chủ tương lai khác, mà càng giống hành động thận trọng có ý định đề phòng môi trường tương lai xấu đi. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Menon mấy năm trước nắm được tâm trạng phổ biến hơn này, cười cho rằng, chuỗi ngọc trai là “vũ khí giết người không có tác dụng”.
Làm thế nào để đối mặt với một nước láng giềng mạnh hơn và tự phụ, đến nay Ấn Độ thể hiện hơi “lười biếng”? Bởi vì New Delhi cuôi cung nhận thức được một số thực tế.
Quả thực, Ấn Độ kém Trung Quốc trên nhiều chỉ tiêu sức mạnh quốc gia. Nhưng, nếu nói về cạnh tranh ở Nam Á, New Delhi có ưu thế to lớn. Về địa lý, tiểu lục địa nằm ở trung tâm của Nam Á. Điều này giúp cho hải, không quân Ấn Độ kiểm soát nhất định đối với giao thông trên biển đi qua Ấn Độ Dương. Người Ấn Độ thông thạo các loại môi trường của khu vực này, so với các nước ngoài khu vực, cũng coi trọng hơn quản lý, kiểm soát tình hình Ấn Độ Dương.
Ở Đông Á, Trung Quốc có thể có ưu thế “đội chủ nhà”. Nhưng ở Nam Á, Trung Quốc là khách, muốn làm theo ý mình ở đó thì phải khắc phục ưu thế “sân nhà” của Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, điều lực lượng đến Ấn Độ Dương rất khó, hải quân thường trú ở đó càng khó hơn.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Về không gian địa lý, Trung Quốc đối mặt với vấn đề chiến lược. Như Mỹ nói, Ấn Độ là quốc gia “nội tuyến”, có thể điều chỉnh bố trí có hiệu quả, tập trung toàn lực bảo vệ lợi ích ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc lại là đối thủ “ngoại tuyến” viễn chinh, buộc phải đi quanh co, vượt cự ly dài hơn và môi trường biển phức tạp hơn.
Nhìn vào quan điểm của Trung Quốc, điều gay go hơn là, Ấn Độ đang kiểm soát những hòn đảo ngoại vi như quần đảo Andaman-Nicobar. Điều này sẽ làm cho hành động và chiến lược của Trung Quốc trở nên phức tạp, làm trầm trọng hơn “cảnh khốn khó Malacca” của Bắc Kinh.
Thông qua xây dựng công sự phòng ngự, Ấn Độ có thể xây dựng một “chuỗi kim loại” vắt ngang tuyến đường vận tải biển của Trung Quốc. Chiến lược gia Trung Quốc sợ hãi hành động kiểu này.
Quân đội Trung Quốc có thể thắng Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Nhưng, sĩ quan chỉ huy Trung Quốc làm thể nào để tập trung lực lượng ưu thế ở Nam Á? Họ sẽ phát hiện, điều tàu chiến, máy bay và nhân lực tới một nơi mối đe dọa đối với lợi ích của Trung Quốc hiện vẫn nhỏ, lợi ích có thể thu được không đáng kể. Bắc Kinh sẽ không vì lợi ích không xác định ở Ấn Độ Dương mà gây nguy hiểm cho lợi ích của Trung Quốc ở biển Hoa Đông hoặc Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Tập Cận Bình dùng "ngoại giao sinh nhật" để lôi kéo Ấn Độ
Động thái chọn đúng ngày sinh nhật để đến, chọn Gujarat quê hương Narendra Modi để thăm đầu tiên khi tới Ấn Độ của Tập Cận Bình rõ ràng là có tính toán.
Thủ tướng Narendra Modi đưa vợ chồng Tập Cận Bình thăm bảo tàng, thiết đại tiệc để cảm ơn món quà sinh nhật.
Tờ Apple Daily Hồng Kông ngày 18/9 bình luận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn đúng ngày sinh nhật của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và tới tận quê nhà ông hôm qua để chúc mừng và chọn đây là điểm đặt chân đầu tiên của chuyến công du Ấn Độ là một hình thức ngoại giao mới, ngoại giao sinh nhật.
Không chỉ có vậy, trong chuyến công du chúc thọ này, Tập Cận Bình còn cam kết đầu tư một khoản tiền lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ. Đồng thời Bắc Kinh đã thay Đại sứ với nhân sự cấp cao hơn ngay trước chuyến thăm cho thấy rõ ý đồ muốn lôi kéo New Delhi để chống lại ảnh hưởng của Nhật Bản. Tuy nhiên tranh chấp biên giới sẽ vẫn là mâu thuẫn thâm căn cố đế cản trở quan hệ song phương.
Động thái chọn đúng ngày sinh nhật để đến, chọn Gujarat quê hương Narendra Modi để thăm đầu tiên khi tới Ấn Độ của Tập Cận Bình rõ ràng là có tính toán. Khi hai vợ chồng Tập Cận Bình từ sân bay về khách sạn, ông Modi đã ra tận xe để đón, bắt tay, chụp ảnh. Nhưng so với cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lần đầu tiên đã ôm hôn nồng nhiệt hồi tháng trước thì không khí tiếp đón Tập Cận Bình có phần kém thân tình hơn một chút.
Bù lại, Narendra Modi đã đáp lễ xứng đáng món quà sinh nhật của Tập Cận Bình bằng cách đích thân đưa vợ chồng nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm tu viện Sabarmati Ashram, còn gọi là bảo tàng Gandhi. Sau đó ông cùng đi dạo, cùng xem văn nghệ với vợ chồng Tập Cận Bình. Buổi tối cùng ngày, Narendra Modi đã thiết đại yến trên 100 món đặc sản nổi tiếng để chiêu đãi Tập Cận Bình và phái đoàn Trung Quốc, bày tỏ cảm ơn về món quà sinh nhật đã giành cho ông.
Tập Cận Bình dùng chiến thuật "ngoại giao sinh nhật" lấy lòng nhà lãnh đạo Ấn Độ.
Đây là lần đầu tiên sau 8 năm nguyên thủ Trung Quốc sang thăm Ấn Độ, cũng là lần tiếp nguyên thủ nước lớn đầu tiên đến thăm kể từ khi ông Modi nhậm chức hồi tháng 5. Do quan hệ Trung - Nhật, Trung - Việt thời gian gần đây gia tăng căng thẳng (bởi những hành vi phạm pháp, vô lối của Trung Quốc - PV), chuyến công du của Tập Cận Bình được xem như chủ yếu để lôi kéo New Delhi.
Trước khi Tập Cận Bình đặt chân tới quốc gia này, Ấn Độ và Việt Nam đã ký kết các hiệp định hợp tác quân sự và dầu khí trên Biển Đông, động thái Bắc Kinh đặc biệt quan tâm và (ám ảnh) xem nó như hình thức "liên thủ đối phó ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á".
Bắc Kinh cũng muốn thông qua chuyến thăm này của Tập Cận Bình để vãn hồi cục diện. Truyền thông Ấn Độ cho hay, Tập Cận Bình đã quyết định cam kết đầu tư sang Ấn Độ 10 tỉ USD, nhiều gấp 3 lần cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe, tuy nhiên cánh quan chức đã phủ nhận con số hàng chục tỉ USD này.
Hôm qua Tập Cận Bình đã lưu lại quê nhà ông Modi 5 giờ, sau đó mới bay đến New Delhi và hôm nay mới bắt đầu nghi thức đón tiếp chính thức và hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà tại thủ đô.
Theo Giáo Dục
Học giả Ấn Độ: Chính phủ nên bắt tay Việt Nam để đối phó Trung Quốc Ân Đô nên chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quôc bằng cách thắt chặt quan hệ chiến lược với Viêt Nam, Nhât Ban, Philippines và Indonesia, một chuyên gia Ân Đô nhận định. Tàu chiến Ân Đô tập trận ở Vịnh Bengal - Anh: Reuters The Hindu, một trong những tờ báo lâu đời nhất Ân Đô, hôm 11.9 dẫn lời...