Ấn Độ đã có kế hoạch đối phó với việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt Iran
Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 2/5 cho biết nước này đã có kế hoạch để đối phó với việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt với ngành dầu mỏ Iran.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định rằng nước này đã vạch ra một kế hoạch chi tiết để bù đắp sản lượng dầu mỏ thiếu hụt từ Iran do lệnh cấm vận của Mỹ, đồng thời cho biết New Dehli đã chuẩn bị tốt để đối phó với tình hình này.
Ấn Độ đã vạch ra một kế hoạch chi tiết để bù đắp sản lượng dầu mỏ thiếu hụt từ Iran.
“Sẽ có thêm nguồn cung dầu thô được nhập khẩu từ các nước sản xuất dầu lớn khác theo kế hoạch của Bộ Năng lượng”, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần hôm 2/5.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người phát ngôn Kumar không đề cập cụ thể liệu Ấn Độ có giảm nhập khẩu dầu thô của Iran xuống mức bằng 0 theo lệnh trừng phạt của Mỹ hay không.
“Bất cứ quyết định nào của chúng tôi sẽ phải kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, vấn đề an ninh năng lượng là yếu tố quan trọng nhất, sau đó sẽ xem xét đến thương mại và cuối cùng là cân nhắc đến lợi ích kinh tế”, ông Kumar nói thêm.
Trước đó, hôm 28/4, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gia hạn miễn trừ lệnh trừng phạt đối với nhập khẩu dầu thô của Iran sau thời hạn ngày 2/5 nhưng không nhận được phản hồi từ phía Washington.
Theo tin từ Sputnik, phía Mỹ đã nói rằng “tài khoản ký quỹ” của Ấn Độ được sử dụng cho giao dịch Rupee-Rial không thể được vận hành sau ngày 2/5.
Trước đó, Ấn Độ đã lựa chọn hình thức giao dịch bằng đồng nội tệ để tránh vi phạm các lệnh trừng phạt.
Hồi tháng 11/2018, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ban hành quy chế miễn trừ tạm thời cho 8 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, cho phép họ mua dầu của Iran mà không có nguy cơ bị xử phạt trong 180 ngày.
Tuy nhiên, hôm 22/4 vừa qua, chính quyền Mỹ đã quyết định chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừ trừng phạt đối với tất cả 8 nước và vùng lãnh thổ, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Italia, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc được phép mua dầu thô của Iran. Biện pháp này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/5 tới.
Ấn Độ là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ 2 của Iran, chỉ sau Trung Quốc. Quốc gia châu Á này đã hạn chế nhập khẩu dầu từ Cộng hòa Hồi giáo Iran từ mức 452.000 thùng dầu/ngày xuống còn 300.000 thùng mỗi ngày để đáp ứng các điều kiện được hưởng lệnh miễn trừ trừng phạt của Mỹ.
Ấn Độ cũng là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 thế giới, với hơn 60% lượng “vàng đen” đến từ Trung Đông.
Theo kinhtedothi
JeM dọa tiếp tục khủng bố Ấn Độ
Ngày 14-3, tạp chí India Today đưa tin, thủ lĩnh nhóm phiến quân Jaish-e-Mohammad (JeM) Masood Azhar đe dọa sẽ tiếp tục tiến hành các vụ tấn công khủng bố nhằm vào Ấn Độ.
Trong một đoạn băng dài 15 phút ghi âm giọng nói, được xác định là của Masood Azhar, tuyên bố vụ tấn công Pulwama làm hơn 40 cảnh sát Ấn Độ thiệt mạng hôm 14-2 vừa qua chỉ là hành động đầu tiên và đe dọa chỉ ngừng tấn công khi New Delhi trao khu vực Kashmir cho Pakistan.
Theo Azhar, mục tiêu tiếp theo không chỉ tại Kashmir mà sẽ là bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Ấn Độ, trong đó có các thành phố lớn như Mumbai, New Delhi. Trung Quốc hôm 13-3 tiếp tục ngăn cản Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đưa Masood Azhar vào danh sách khủng bố toàn cầu.
Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj khẳng định, New Delhi không thể đối thoại với Pakistan nếu quốc gia láng giềng này không hành động chống các tổ chức khủng bố trong lãnh thổ của mình. Bà Swaraj nhấn mạnh, Pakistan cần kiểm soát Cơ quan tình báo liên quân (ISI) và quân đội của nước này, những lực lượng nhiều lần tìm cách hủy hoại mối quan hệ song phương.
CAO VĂN
Theo SGGP
Ấn Độ-Pakistan thảo luận về mở hành lang tạo điều kiện cho hành hương Giới chức hai bên đã gặp nhau tại Attari ở Ấn Độ, thảo luận các khía cạnh kỹ thuật và dự thảo một thỏa thuận về hành lang cho phép miễn thị thực đối với người Ấn Độ hành hương. Một cuộc đàm phán giữa hai bên. (Nguồn: ndtv.com) Ấn Độ và Pakistan ngày 14/3 đã tổ chức cuộc đàm phán đầu tiên...