Ấn Độ có gì chống đỡ nếu TQ mở chiến tranh tổng lực?
Ấn Độ ngày nay đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, tập trung phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa đề phòng Trung Quốc.
Tên lửa tầm xa Ấn Độ là loại vũ khí răn đe Trung Quốc hiệu quả.
Theo India Express, sức mạnh quân sự Ấn Độ ngày càng được cải thiện mỗi năm. New Delhi đối mặt với mối đe dọa ở cả hai mặt trận phía đông và phía tây từ Pakistan và Trung Quốc.
Đó là lý do Ấn Độ tăng cường phát triển vũ khí, chế tạo tàu chiến, máy bay, tên lửa hiện đại để đáp trả các mối đe dọa này.
Ngày 18.7, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng cho cuộc chiến tranh tổng lực lâu dài với Ấn Độ. Liệu sức mạnh quân sự Ấn Độ có đủ khả năng đối phó chiến tranh tổng lực của Trung Quốc?
Theo Globalfirepower, quân đội Ấn Độ hiện có 4,2 triệu người, bao gồm cả quân chính quy và lực lượng dự bị. Nguồn ngân sách quốc phòng Ấn Độ được chia đều cho cả 3 lực lượng Lục quân, Không quân và Hải quân. Ngoài ra, năng lực hạt nhân Ấn Độ cũng không thể xem thường.
Không quân
Chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Không quân đóng vai trò quan trọng trong mọi cuộc chiến và xung đột. Các chiến đấu cơ không chỉ tấn công trực diện kẻ thù mà còn cung cấp mạng lưới trinh sát, do thám và hoạt động đặc biệt.
Ấn Độ hiện có 2.102 máy bay, bao gồm 676 chiến đấu cơ, 857 máy bay vận tải và 666 trực thăng. Nổi bật nhất trong biên chế Không quân Ấn Độ là chiến đấu cơ Su-30MKI và siêu vận tải cơ C-17 Globemaster III mua từ Mỹ.
Phiên bản tên lửa hành trình BrahMos gắn trên chiến đấu cơ là vũ khí mạnh nhất do liên doanh Ấn Độ-Nga hợp tác sản xuất. Tên lửa đạt tốc độ tối đa tới 3.000 km/giờ, tầm bắn 450km và có thể mang đầu đạn hạt nhân, khiến đối phương không thể đánh chặn.
Hải quân
Video đang HOT
Tàu sân bay INS Vikramaditya bên cạnh các tàu hậu cần.
Ấn Độ hiện có lực lượng hải quân mạnh thứ 5 trên thế giới với 295 tàu chiến. New Delhi sở hữu hạm đội hùng hậu bao gồm tàu ngầm chiến thuật, tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diesel-điện.
INS Vikramaditya là tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ mua từ Nga. New Delhi cũng đang đóng mới tàu sân bay nội địa đầu tiên.
Hải quân Ấn Độ đóng vai trò quan trọng vào chiến thắng trong cuộc chiến với Pakistan năm 1971. Hạm đội tàu sân bay Ấn Độ là lực lượng nòng cốt bảo vệ lợi ích của nước này ở Ấn Độ Dương, biển Ả Rập, vịnh Bengal và Biển Đông.
Lục quân
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra ở khu vực biên giới.
Lục quân hiện vẫn là xương sống đối với đất nước có số dân 1,311 tỷ người (số liệu năm 2015). Binh sĩ Ấn Độ là một trong những lực lượng đa năng nhất trên thế giới.
2 triệu binh sĩ chính quy được chia làm 35 sư đoàn và 13 quân đoàn. Theo đánh giá của Globalfirepower, sức mạnh Lục quân Ấn Độ chỉ xếp sau Trung Quốc và Mỹ.
Lực lượng bộ binh đông đảo và hùng hậu đảm bảo khả năng chiến đấu đồng thời trên cả hai mặt trận trước Pakistan và Trung Quốc, đúng như lời tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ, tướng Bipin Rawat tuyên bố.
Ấn Độ sở hữu 4.426 xe tăng chiến đấu chủ lực, bao gồm cả phiên bản T-90 hiện đại nhất mua từ Nga. T-90 của Ấn Độ được cho là có năng lực vượt trội hơn “vua tăng” Type 99 của Trung Quốc. T-90 phần nào chứng minh năng lực trên chiến trường Syria còn Type 99 chưa từng thực chiến.
Ngoài ra, các binh sĩ cũng được yểm trợ bởi 6.704 xe bọc thép tấn công, 290 khẩu pháo tự hành và 7.414 lựu pháo 155mm, tầm bắn tối đa 45km.
Năng lực hạt nhân
Tên lửa Agni-5 được cho là đủ khả năng bắn đến bất cứ mục tiêu nào ở Trung Quốc.
Ấn Độ hiện sở hữu 130 vũ khí hạt nhân, tầm bắn chiến thuật ngắn nhất 150km và xa nhất lên tới 8.000.
Đáng chú ý nhất trong kho vũ khí hạt nhân Ấn Độ là tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, 3 tầng và nặng 50 tấn.
Agni-5 đủ sức mang theo đầu đạn hạt nhân 1,5 tấn. Tên lửa này đủ khả năng bắn trúng mọi mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc.
Thống kê của tổ chức giám sát vũ khí vào tháng 7.2017 cho biết, Ấn Độ có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 7 trên thế giới.
Ấn Độ hiện đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa Surya, tầm bắn xa nhất lịch sử tới 16.000, đạt tốc độ tối đa 29.000km ở giai đoạn cuối.
Theo Danviet
Thực chất lời đe dọa chiến tranh của báo Trung Quốc với Ấn Độ
Lời lẽ cứng rắn của Global Times có thể là đòn chiến tranh tâm lý nhằm kích động phản ứng đáp trả từ giới học giả Ấn Độ.
Global Times đe dọa sẽ có "đối đầu tổng lực" nếu Ấn Độ không rút quân khỏi Doklam. Ảnh minh họa: CCTV.
Global Times, tờ báo nổi tiếng với luận điệu cứng rắn của Trung Quốc, hôm 17/7 đăng bài xã luận bằng tiếng Anh, cảnh báo về một cuộc "đối đầu tổng lực" với Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa hai nước kéo dài suốt một tháng qua ở cao nguyên Doklam thuộc Bhutan.
Căng thẳng bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp trên cao nguyên Doklam để xây dựng các công trình giao thông. Sau khi phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái của phía Trung Quốc, theo Quartz.
Bắc Kinh lập tức cáo buộc New Dehli "xâm phạm lãnh thổ" và lên tiếng yêu cầu các lực lượng quân đội Ấn Độ rút về nước. Bài xã luận của Global Times khiến nhiều học giả Ấn Độ tin rằng đây là chủ trương của giới lãnh đạo Trung Quốc, lo ngại tình hình có thể leo thang thành một cuộc xung đột đẫm máu.
Tuy nhiên, Rajiv Ranjan, phó giáo sư Trường Nghệ thuật Tự do thuộc Đại học Thượng Hải, cho rằng những tuyên bố hùng hồn mà Global Times đưa ra chỉ là "đòn gió" và các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ cần tỉnh táo để không bị sập "bẫy khiêu khích" của tờ báo này.
Theo Ranjan, chỉ có 1-2% báo chí Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh, chủ yếu là những tờ báo cổ súy cho chủ nghĩa dân tộc, trong đó có Global Times. Phần lớn những "chuyên gia" thường xuyên viết bài trên mục xã luận của tờ báo này lại có vốn kiến thức về chính trị không thực sự phong phú.
Hầu hết học giả Trung Quốc nổi tiếng của Trung Quốc đều viết bài bằng tiếng Trung và không được biết đến nhiều ở nước ngoài. Các nhà phân tích chính trị Ấn Độ thường không tiếp cận được với các bài bình luận của họ, thay vào đó là những bài viết với các cụm từ đầy đe dọa như "dạy một bài học" hay "xem xét lại chính sách của Trung Quốc với vùng Sikkim" trên các tờ báo tiếng Anh của Trung Quốc.
Cao nguyên Doklam, tâm điểm căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: BBC.
Ngoài bài xã luận đầy ngôn ngữ kích động của Global Times, phần lớn báo chí Trung Quốc đưa tin về căng thẳng với Ấn Độ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, tuần trước đăng lại bài xã luận từ ngày 22/9/1962, nhằm nhắc nhở Ấn Độ về "bài học cay đắng" trong cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn và cảnh báo rằng Trung Quốc có thể gây ra "thiệt hại lớn hơn nhiều so với năm 1962". Tuy nhiên, bài viết này nhanh chóng bị gỡ bỏ ngay sau đó. Phiên bản tiếng Trung của tờ báo không hề đăng bài xã luận, thậm chí không đưa tin về căng thẳng trên cao nguyên Doklam vào ngày hôm đó.
Hãng thông tấn Xinhua cũng chỉ đăng bài bình luận bằng tiếng Anh yêu cầu Ấn Độ "nhận ra sai lầm và thể hiện thành ý nhằm tránh tình thế nghiêm trọng hơn, tạo ra hậu quả lớn hơn".
Ranjan cho rằng các bài viết bằng tiếng Anh trên Global Times là một phần trong "chiến tranh tâm lý" để kích động các chuyên gia, cố vấn chính sách chiến lược của Ấn Độ có những động thái đáp trả, nhằm tác động đến tính toán của New Delhi đối với Bắc Kinh.
Chiến thuật này của Global Times phần nào đã ảnh hưởng đến dư luận Ấn Độ, khi nhiều tờ báo, kênh truyền hình tiếng Hindu dẫn lại bài bình luận của họ và coi đây như một động thái đe dọa từ Trung Quốc. Cuộc chiến truyền thông này có thể khiến người dân Ấn Độ có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc và ngược lại.
Đây có thể là yếu tố thúc đẩy Ấn Độ và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán để tháo gỡ căng thẳng càng sớm càng tốt, nhưng truyền thông hai nước cũng phải hành xử một cách có trách nhiệm để không làm tăng nhiệt tình hình, Ranjan nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Chiến tranh Trung-Ấn - kịch bản nguy hiểm nhưng xa vời Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra chiến tranh vì căng thẳng ở biên giới song đây là một kịch bản xa vời. Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu căng thẳng một tháng qua tại biên giới. Ảnh: AP. Trung Quốc và Ấn Độ đang trải qua hơn một tháng căng thẳng. Giới...