Ấn Độ chuyển chiến lược ‘hành động’, gia tăng hiện diện ở Biển Đông
Chính phủ Ấn Độ thay đổi chiến lược đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á, tăng cường sự hiện diện sâu hơn ở Biển Đông để tạo thế đối trọng với Trung Quốc trước sự bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực và cả Ấn Độ Dương.
Tàu chiến của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương – Ảnh: AFP
Tờ Bangkok Post (Thái Lan) hôm nay 8.6 cho biết Thủ tướng Narendra Modi có kế hoạch rất rõ ràng và cụ thể để Ấn Độ có thể tham gia vào các vấn đề của khu vực, kể cả vấn đề nhạy cảm như Biển Đông và khẳng định vị thế của New Delhi.
“Ấn Độ vốn dĩ chỉ có vai trò “thụ động” nhưng bây giờ đã khác, ông Modi sẽ rất “chủ động”; Trung Quốc rồi sẽ hiểu quan ngại của những nước khác đối với những vấn đề cốt lõi là gì”, ông Pankaj Jha, Giám đốc nghiên cứu của Hội đồng Ấn Độ về những sự kiện thế giới ở New Delhi, nhận định.
Video đang HOT
Theo ông Jha, chính phủ Ấn Độ trong những năm qua đã chuyển chiến lược từ “hướng Đông” (Look East) sang “hành động ở phía Đông” (Act East). Ông nhấn mạnh đến chiến lược “hành động” và “can dự” của Ấn Độ cả về kinh tế và quân sự ở Đông Nam Á và Trung Á.
Thủ tướng Modi có 53 ngày trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ để đi thăm Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Úc và hàng chục nước khác. Các chuyến công du tiếp theo sẽ tập trung ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như Singapore, Việt Nam và Indonesia. Ông cũng sẽ đến Malaysia để tham dự thượng đỉnh Đông Á và ASEAN vào hạ tuần tháng 11.2015.
Đối với New Delhi, Biển Đông không còn là vấn đề của ngoại giao khi công ty Ấn Độ ONGC Videsh Ltd. vào hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, theo Bangkok Post.
Cùng với những chuyến công du của Thủ tướng Modi, hội đàm với lãnh đạo ASEAN là một tiểu hạm đội hải quân Ấn Độ đi cùng và đến giao lưu quân sự với các nước Đông Nam Á, theo Bangkok Post.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ bằng việc ký kết bản hợp tác quốc phòng kéo dài 10 năm hôm 3.6, nhân chuyến làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ngoài phát triển quân sự, New Delhi và Washington có thể muốn bắt tay nhau với mục đích đối phó với Bắc Kinh ở Biển Đông, Bangkok Post nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Malaysia tổ chức Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN
Từ ngày 7-11/6, Malaysia tổ chức Hội nghị Quan chức cấp cao (SOM) của ASEAN và SOM giữa ASEAN với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại thành phố Kuching, thủ phủ bang Sarawak.
Các Trưởng đoàn chụp ảnh chung Cuộc họp các quan chức cao cấp ASEAN (SOM). Ảnh: TTXVN
Theo phóng viên TTVXN tại Kuala Lumpur, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu đoàn Việt Nam dự các hội nghị trên.Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết các cuộc họp sẽ bắt đầu bằng SOM ASEAN vào ngày 8/6, tiếp theo là SOM ASEAN 3 và SOM EAS vào ngày 9/6, và kết thúc bằng SOM ARF vào ngày 10/6.
Tại các hội nghị, các nước tham gia sẽ thảo luận về các hành động tiếp theo của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 được tổ chức tại Kuala Lumpur và Langkawi cuối tháng 4 vừa qua. Đây cũng là bước chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan sẽ diễn ra vào tháng 8/2015 tại Kuala Lumpur.
Các hội nghị lần này có sự tham dự của các quan chức cấp cao đến từ các nước thành viên ASEAN, các nước Đối tác đối thoại của ASEAN (gồm Australia, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ) cũng như các thành viên khác của ARF gồm Bangladesh, CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Papua New Guinea, Sri Lanka và Timor-Leste, cùng Ban thư ký ASEAN.
Theo Báo Tin tức
Thủ tướng Ấn Độ thăm Bangladesh: Yên được một phương Hơn 20 thỏa thuận hợp tác được ký kết với giá trị thương mại và đầu tư nhiều tỉ USD là bằng chứng sinh động cho thấy chuyến thăm Bangladesh của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rất thành công. Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina (phái) đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Sân bay quốc tế Shahjalal ở thủ đô...