Ấn Độ chưa trao trả lính Trung Quốc
Ấn Độ cho biết sẽ trao trả lính Trung Quốc bị bắt vì đi lạc sau khi hoàn tất mọi thủ tục, nhưng không cho biết thời gian cụ thể.
Quan chức chính phủ Ấn Độ giấu tên hôm nay cho biết hạ sĩ Trung Quốc Wang Ya Long vẫn “khỏe mạnh”, nhưng cho biết việc thả binh sĩ này chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất các thủ tục.
“Tới thời điểm hiện tại, thời gian cụ thể chưa được ấn định”, quan chức này nói.
Ấn Độ ngày 19/10 cho biết hạ sĩ Wang bị bắt ở khu vực Demchok, phía đông Ladakh, sau khi vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Quân đội Ấn Độ thêm rằng Wang đã được trợ giúp y tế, cho thở oxy, ăn uống và mặc quần áo ấm “để chống chọi điều kiện khắc nghiệt ở độ cao lớn”.
Đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển ở vùng Ladakh. Ảnh: Hindustan Times.
Đại tá Trương Thủy Lợi, một phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc, cho biết Wang bị lạc khi đi tìm gia súc cho một nông dân Tây Tạng. “Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ thực hiện đúng lời hứa bàn giao binh sĩ càng sớm càng tốt để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới”, ông nói.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang dọc biên giới chưa phân định dài 3.500 km giữa hai nước từ đầu tháng 5. Đỉnh điểm là vụ ẩu đả hôm 15/6, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, trong khi không biết cụ thể con số thương vong của binh sĩ Trung Quốc. Quân đội hai nước đã triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận về biên giới tranh chấp và nhất trí “tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai”, đồng thời “tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa”, đồng nghĩa với không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, hai bên không nhắc đến rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Ấn Độ cũng tìm kiếm quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với các quốc gia khác để đề phòng trước sức mạnh quân sự ngày một lớn của Trung Quốc.
Australia hôm qua thông báo sẽ lần đầu tham gia tập trận hải quân cùng Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ ở Ấn Độ Dương. Trong khi đó, Phó tổng tham mưu Ấn Độ S.K.Saini đã đến Mỹ để đàm phán và tìm kiếm sự hỗ trợ các thiết bị nhằm sử dụng cho cuộc đối đầu với Trung Quốc ở biên giới, theo nguồn tin chính phủ.
Căng thẳng giữa hai nước cũng lan sang đời sống dân sự, khi một số người theo chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ đòi tẩy chay hàng Trung Quốc, trong khi chính phủ cấm một loạt ứng dụng mạng xã hội của đối thủ.
Tung hỏa mù ở hồ Pangong, TQ chiếm trọn vùng đất chiến lược khác từ Ấn Độ?
Có những mối lo ngại rằng Trung Quốc đang cố tình thu hút sự chú ý của Ấn Độ trong tranh chấp lãnh thổ quanh hồ Pangong Tso để âm thầm củng cố quyền kiểm soát vùng đất tranh chấp khác rộng 972km2.
Quân đội Ấn Độ hiện không thể tiếp cận khu vực rộng 972km2 ở thung lũng Depsang, do bị lính Trung Quốc chặn đường.
Theo tờ Times of India, tình hình khu vực chiến lược ở thung lũng Depsang không được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nhắc đến trong tuyên bố trước Quốc hội, dù rằng binh sĩ Trung Quốc đã chặn tuyến đường tuần tra duy nhất của Án Độ tới khu vực kể từ tháng 4 năm nay.
Một quan chức quốc phòng Ấn Độ nói Depsang là "một vấn đề cũ" không nên "đánh đồng hoặc gán ghép" nó với các "điểm nóng" mới như hồ Pangong Tso, suối nước nóng Gogra hay Thung lũng Galwan.
"Không có đối đầu quân sự cấp bách tại Depsang, nơi Ấn Độ và Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền", quan chức Ấn Độ cho biết.
Nhưng các nhà phân tích đang lo ngại rằng thông qua "các hoạt động liên tục" tại hồ Pangong Tso, Bắc Kinh đang tung hỏa mù", khiến Ấn Độ lơ là cảnh giác ở thung lũng Depsang.
Trong 5 tháng qua, quân đội Trung Quốc đã liên tục ngăn chặn các binh sĩ Ấn Độ đến các chốt tuần tra ở thung lũng Depsang. Binh sĩ Trung Quốc được cho là đã lập các tiền đồn dã chiến gần khu vực "Nút thắt cổ chai" và "Ngã ba chữ Y" ở Depsang.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Bị chặn ở hai khu vực này, binh sĩ Ấn Độ không thể tiến sâu vào bên trong thung lũng. Nói cách khác, khu vực rộng 972km2 đang bị chia cắt khỏi lãnh thổ Ấn Độ. "Chúng tôi thường đến các điểm tuần tra xa nhất dọc theo đường ranh giới, nhưng quân đội Trung Quốc đã chặn các đường huyết mạch. Chúng tôi bị tổn thất trong những lần chạm trán này", một sĩ quan Ấn Độ cho biết.
Một khi nắm quyền kiểm soát thung lũng Depsang và vùng Daulat Beg Oldie, Trung Quốc sẽ gia cố lực lượng bảo vệ đường cao tốc G-219. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối Tây Tạng với Tân Cương.
Trung Quốc đã huy động hơn 12.000 binh sĩ, xe tăng và pháo binh đến điểm nóng này. Kể từ tháng 5.2020, Ấn Độ đáp trả bằng hai lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi đơn vị có khoảng 3.000 người.
"Ấn Độ có thể đang rơi vào bẫy, khi Trung Quốc tách thung lũng Depsang khỏi các điểm nóng tranh chấp hiện nay", một sĩ quan Ấn Độ nhận định.
"Không giống như đường biên giới với Pakistan, vốn đã được cố định về mặt vật lý, cách duy nhất để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ giáp Trung Quốc là phải tích cực tuần tra", sĩ quan này nói. "Nhưng đã 5 tháng trôi qua, các binh sĩ Ấn Độ đã không thể tuần tra tới thung lũng Depsang. 7 năm trước, thung lũng này từng xảy ra tranh chấp lãnh thổ căng thẳng".
Ấn Độ tố Trung Quốc rải cáp thông tin ở hồ tranh chấp Hai quan chức Ấn Độ nói lính Trung Quốc đang triển khai mạng lưới cáp quang ở điểm nóng tranh chấp biên giới, bất chấp nỗ lực giảm đối đầu. "Lo ngại lớn nhất của chúng tôi là binh sĩ Trung Quốc đã triển khai mạng lưới cáp quang ở phía nam hồ Pangong Tso tại vùng Ladakh để bảo đảm liên lạc...