Ấn Độ chốt thương vụ mua bán tổ hợp S-400 trị giá 5 tỷ USD với Nga
Bất chấp lời đe dọa áp đặt biện pháp trừng phạt của Mỹ, Ấn Độ vẫn quyết định ký hợp đồng trị giá 5 tỷ USD để mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 tiên tiến của Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT
Hôm qua (4/10), Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu thực hiện chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ để gặp gỡ Thủ tướng Narendra Modi. Trong chuyến công du lần này, ông Putin và ông Modi sẽ thảo luận về các mối quan hệ giữa 2 nước. Hai nhà lãnh đạo Nga – Ấn cũng sẽ ký kết hơn 20 văn bản hợp tác song phương từ lĩnh vực như quốc phòng, năng lượng hạt nhân, thăm dò không gian và kinh tế, theo Điện Kremlin.
Tuy nhiên, sự kiện thu hút nhiều sự quan tâm nhất của cộng đồng quốc tế là việc Ấn Độ và Nga sẽ ký một hợp đồng mua bán hệ thống phòng không S-400 trị giá 5 tỉ USD, bất chấp lời đe dọa cấm vận của Mỹ. Ông Yuri Ushakov, Trợ lý của Tổng thống Putin cho hay thương vụ mua bán tổ hợp phòng không hiện đại nhất thế giới S-400 giữa Nga – Ấn sẽ được ký kết ngay trong chuyến thăm của ông Putin tới Ấn Độ.
Trước đó, Washington đã nhiều lần dọa rằng họ sẽ trừng phạt nước này theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA).
Video đang HOT
Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ, một thành viên của BRICS (những nền kinh tế mới nổi) vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Moscow. Trong vài năm qua, các công ty Ấn Độ đã đầu tư hàng tỷ USD vào những dự án chiến lược của Nga bao gồm Vankorneft và Taas-Yuryakh.
Đầu tháng 9, ban giám đốc Ngân hàng Phát triển mới của BRICS (NDB) đã phê duyệt 3 dự án phát triển cơ sở hạ tầng bền vững ở Ấn Độ và Nga với các khoản vay tổng cộng 825 triệu USD.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo RT)
Theo doisongphapluat
Báo Mỹ: Tên lửa hành trình hạt nhân Nga chưa thể rời bệ phóng thành công
Tên lửa hành trình sử dụng năng lượng hạt nhân của Nga từng được tuyên bố có thể phóng tới bất cứ đâu trên thế giới dường như vẫn chưa thể hoạt động, hãng tin NPR dẫn phân tích của chuyên gia dựa vào ảnh chụp vệ tinh một bãi phóng của Nga.
Các kết cấu được cho là tập kết tại bãi phóng tên lửa của Nga qua ảnh vệ tinh hồi tháng 7. (Ảnh: Planet)
Theo NPR, ảnh vệ tinh chụp hồi cuối tháng 8 cho thấy các con tàu đang vận chuyển thiết bị khỏi một bãi phóng nằm trên một quần đảo xa xôi của Nga ở Bắc Băng Dương dùng để thử tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân.
Trước đó, ảnh chụp hồi tháng 7 cho thấy ở bãi phóng này tập kết rất nhiều container màu xanh lục cùng với nhiều kết cấu được cho là chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa hạt nhân. Tuy nhiên, ảnh chụp hồi tháng 8 cho thấy các kết cấu này không còn ở bãi phóng, nghĩa là vụ phóng thử có thể đã bị hoãn và tên lửa vẫn chưa thể rời bệ phóng sau vụ phóng hỏng năm ngoái.
Các kết cấu không còn xuất hiện trong ảnh chụp vệ tinh hồi tháng 8. (Ảnh: Planet)
Jeffrey Lewis, một chuyên gia về kiểm soát vũ khí tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở California, nhận định: "Điều này khiến tôi cho là chương trình phát triển (tên lửa hành trình hạt nhân) của Nga có thể đang gặp một số thách thức".
Ông Lewis cũng nói rằng, các ảnh vệ tinh cũng phát hiện một số tàu lòng vòng ở vùng biển phía bắc bãi phóng này vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Chuyên gia Lewis cho rằng, các tàu này có thể đang cố trục vớt các mảnh vỡ tên lửa hạt nhân bị rơi xuống biển sau vụ phóng hỏng cuối năm 2017.
Tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân của Nga được Tổng thống Putin tiết lộ trong bài Thông điệp liên bang hồi tháng 3 năm nay. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, tên lửa này có tầm bắn không giới hạn và có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ. Ông Putin cũng nói rằng, Nga đã thử thành công tên lửa này vào cuối năm 2017.
Tuy nhiên, theo giới tình báo Mỹ, tên lửa của Nga đã lao xuống biển chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng. Một số vụ thử nghiệm khác cũng thất bại.
Chuyên gia Lewis và các đồng nghiệp đã phân tích các hình ảnh xuất hiện trong bài phát biểu của ông Putin để định vị chính xác vị trí bãi phóng dùng để thử loại tên lửa trên. Họ xác định đó là một bãi thử vũ khí hạt nhân nằm trên quần đảo có tên Novaya Zemlya.
Các chuyên gia sau đó đã quan sát khu vực này thông qua vệ tinh của công ty Planet. Kết hợp với các dữ liệu giám sát hàng hải, nhóm đã phát hiện việc các kết cấu phục vụ vụ thử tên lửa được đưa khỏi bãi phóng.
Cả Nga và Mỹ đều sở hữu tên lửa hạt nhân từ nhiều thập niên qua nhưng tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân hoàn toàn khác. Tên lửa này bay được nhờ sử dụng năng lượng đẩy từ một lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ. "Nó có tầm bắn không giới hạn", chuyên gia Lewis nói. Tuy nhiên, tên lửa này cũng có khá nhiều vấn đề, trong đó có nguy cơ rò rỉ phóng xạ.
Minh Phương
Theo Dantri/NPR
Nga triển khai thêm "rồng lửa" S-400 tới Crimea Nga xác nhận đã chuyển thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 tới bán đảo Crimea và Moscow dường như sẽ sớm triển khai tiểu đoàn thứ 4 tới khu vực có tầm quan trọng chiến lược với Nga trên Biển Đen. Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik) Sputnik trích thông báo của bộ phận báo chí Hạm đội Biển...