Ấn Độ: Chơi với Trung Quốc có thể làm suy yếu quyền tự chủ chiến lược
Trước khi bắt tay hợp tác với Trung Quốc trong một giai đoạn mới, Ấn Độ cần thấy được kinh nghiệm của Đông Nam Á với Bắc Kinh có ý nghĩa như một bài học.
Học giả Nayan Chanda.
Ngày 7/6, học giả Nayan Chanda từ Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa đại học Yale bình luận trên tờ Times of India, khi Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ đến New Delhi vào Chủ Nhật này, người Ấn sẽ phải đứng trước một sự lựa chọn quan trọng.
Ấn Độ có nên nắm lấy đề nghị của Bắc Kinh để thúc đẩy đầu tư thương mại của Trung Quốc và tạm gác vấn đề tranh chấp lãnh thổ hay là New Delhi sẽ thận trọng tránh vướng vào cái bẫy kinh tế của Bắc Kinh có thể làm suy yếu quyền tự chủ chiến lược của mình?
Video đang HOT
Những lựa chọn này bình thường không cho thấy sự khắc nghiệt đến vậy, nhưng trong bối cảnh các động thái hung hăng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông sau một thời gian dài “giấu mình chờ thời” thì những câu hỏi làm thế nào để đối phó với chiến thuật “chơi bây giờ, đánh sau” không còn là lý thuyết.
Trong lúc các quốc gia Đông Nam Á còn đang tìm hiểu về các giải pháp làm dịu tranh chấp và tìm cách phát triển chung các nguồn tài nguyên, hoạt động thâm nhập kinh tế của Trung Quốc đã kéo họ vào một mớ bòng bong lệ thuộc.
Trước khi bắt tay hợp tác với Trung Quốc trong một giai đoạn mới, Ấn Độ cần thấy được kinh nghiệm của Đông Nam Á với Bắc Kinh có ý nghĩa như một bài học cảnh báo, mặc dù sự chào đón nhiệt tình của Trung Quốc với tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi và sự háo hức của Bắc Kinh muốn tăng cường quan hệ với New Delhi là đáng hoan nghênh.
Đằng sau các hợp tác kinh tế luôn là một cái bẫy an ninh chiến lược mà Trung Quốc sẵn sàng giăng ra cho “đối tác”.
Các câu hỏi đặt ra là liệu Ấn Độ có nên nhảy cả 2 chân vào hợp tác kinh tế trong khi Trung Quốc tiếp tục trì hoãn các vấn đề biên giới với New Delhi (nên nhớ, đã có 17 cuộc họp song phương không kết quả về vấn đề biên giới cho đến nay) và mang lại các hoạt động hợp tác an ninh khập khiễng với nước láng giềng Pakistan hay không.
Cần ghi nhớ rằng, Đặng Tiểu Bình đã chủ trương giấu mình chờ thời trong suốt 2 thập kỷ. Trong thời gian này Trung Quốc ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC để tránh xung đột, thậm chí ký kết các thỏa thuận cùng phát triển nguồn tài nguyên. Khi quan hệ hợp tác kinh tế tăng lên nhanh chóng và làm cho khu vực ASEAN ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, Bắc Kinh đã âm thầm phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải – không quân của mình.
Trung Quốc đang bỏ qua lời cam kết trước đó của họ (phát triển hòa bình hay trỗi dậy hòa bình), sử dụng sức mạnh quân sự và công nghệ (chế tạo giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981) để kiểm soát các vùng biển trong khi trước đó họ liên tục trì hoãn việc thảo luận (bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC).
Trong tranh chấp biên giới Trung – Ấn, từ năm 1984 Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp, xây dựng mạng lưới giao thông, sân bay và định kỳ phô diễn sức mạnh quân sự của họ. Ấn Độ và Trung Quốc đã phát triển quan hệ kinh tế mặc dù bị lệch về tích lũy thặng dư thương mại, Trung Quốc vẫn bảo vệ Pakistan (đối thủ của Ấn Độ có vũ khí hạt nhân) về mặt ngoại giao.
Dàn tên lửa Trung Quốc vẫn đang chĩa về phía Ấn Độ ở khu vực giáp biên.
Vì Trung Quốc có ảnh hưởng đặc biệt đối với Pakistan, Ấn Độ có thể nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cần chứng minh thiện chí của mình bằng cách ký kết các thỏa thuận về biên giới Trung – Ấn và khuyến khích Pakistan ngừng sử dụng khủng bố như một công cụ của chính sách đối ngoại.
Với kế hoạch phái Rajnath Singh, Bộ trưởng Nội vụ và là Chủ tịch đảng Bharatiya Janata cầm quyền đến thăm khu vực Ladakh, Arunachal giáp biên với Trung Quốc, đồng thời công bố cuộc hội đàm với Barack Obama vào đêm trước chuyến công du New Delhi của Vương Nghị, Ấn Độ đã phát đi thông điệp quan trọng tới Bắc Kinh: An ninh biên giới là mối quan tâm trọng điểm của Ấn Độ và quan hệ Mỹ – Ấn vẫn rất mạnh mẽ.
Những hành động khiêu khích quân sự nước lớn của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh đang gây ra mối lo ngại nhiều hơn là ngưỡng mộ từ các nước láng giềng. Bằng cách kết hợp linh hoạt trong hình thức và độ dẻo dai trong các nội dung an ninh, Ấn Độ có thể biến cuộc tìm kiếm của Trung Quốc thành cơ hội hợp tác có lợi cho mình.
Theo Giáo Dục