Ấn Độ: Choáng ngợp hai động thạch nổi tiếng TG
Trong khi Ajanta nổi tiếng với những bức tranh vẽ tuyệt đẹp về chủ đề Phật giáo thì Ellora lại nổi tiếng về kiến trúc đền miếu và nghệ thuật điêu khắc thuộc cả ba tôn giáo lớn ở Ấn Độ là Phật giáo, Ấn Độ giáo và Jain.
Quần thể hang động Ajanta
Ajanta là một quần thể gồm 30 hang động có kích cỡ khác nhau được phát hiện trên một sườn đồi đối diện với con suối hẹp có tên Waghora. Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m.
Hang động này được đặt theo tên ngôi làng Ajanta gần đó. Bên trong hang động là hàng ngàn kiệt tác nghệ thuật về chủ đề Phật giáo với Đức Phật và những câu chuyện kể về cuộc sống của Người.
Hệ thống hang động Ajanta được các Phật tử xây dựng trong giai đoạn từ thể kỷ 2 trước công nguyên, cho tới những năm 400 đến 600 sau công nguyên.
Họ dùng nơi đây để trú mưa, nắng và tĩnh tâm tu luyện.
Trong hang động được chia thành hai phần chính để phục vụ cho nhu cầu khác nhau của phật tử, một bên là để sinh hoạt và phần còn lại được sử dụng làm nơi cầu nguyện.
Hang động Ajanta từng bị lãng quên 2 lần trong lịch sử. Lần đầu tiên là sau khi xây dựng khoảng 300 năm, người dân nơi đây hầu hết đã chuyển sang tôn sùng Ấn Độ giáo nên công trình Phật giáo này bị bỏ hoang. Sau đó, hang động lại trở nên nhộn nhịp trong khoảng thời gian Hoàng đế Harishena của triều đại Vakataka trị vì đất nước.
Tới năm 477 sau công nguyên, Hoàng đế băng hà, hang động lại bị người dân bỏ hoang một lần nữa. Phải tới hơn 1000 năm sau, khi John Smith, một viên sĩ quan người Anh làm việc cho quân đội Madras, trong lúc đi săn cọp đã tình cờ khám phá ra lối vào hang động số 9 .
Video đang HOT
Hệ thống hang động Ajanta đã vinh dự được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983.
Quần thể hang động Ellora
Ellora là quần thể hang động bao gồm 34 tu viện và đền thờ, nằm sát nhau cạnh nhau và chỉ cách một bức tường đá bazan cao, kéo dài hơn 2km. Hang động này được xây dựng trong khoảng từ thế kỷ 5 tới thế kỷ 10 và là công trình tiêu biểu cho kiến trúc đá cắt của Ấn Độ.
Trong quần thể hang động Ellora, có những hang động dành riêng cho Ấn Độ giáo, Phật giáo và Jain.
Hang động Phật giáo là một trong những công trình lớn nhất bao gồm chủ yếu là tu viện, các khu nhà ở, khu sinh hoạt và phòng ngủ.
Hang động Phật giáo nổi tiếng nhất là Vishwakarma, thường được gọi với cái tên hang động Thợ Mộc.
Hang động Ấn Độ giáo lại đại diện cho các phong cách khác nhau, thể hiện kỹ năng và sự sáng của người xây dựng.
Đền Kailasa là địa điểm nổi bật nhất trong quần thể hang động Ellora, với kiến trúc phức tạp, đa tầng được trạm khắc trên một tảng đá lớn.
Các hang động Jain được xây dựng cuối cùng trong quần thể Ellora. Chúng có kích thước nhỏ hơn nhưng lại bao hàm nhiều tác phẩm nghệ thuật chi tiết, đẹp mắt và giá trị.
Theo 24h
Tới thăm dấu tích của những nền văn minh vĩ đại
Mỗi nền văn minh cổ đại đều cố gắng minh chứng cho sự tồn tại của mình bằng rất nhiều phương thức, việc xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ là một trong số đó.
1. Quảng trường La Mã
Trải rộng trên thung lũng nằm giữa hai ngọn đồi Palatine và Capitoline, quảng trường La Mã là trung tâm cho mọi hoạt động của đế chế La Mã từ năm 500 đến năm 400 trước công nguyên. Tất cả mọi hoạt động của đời sống đều được tổ chức ở đây như bầu cử, diễn thuyết, xét xử tội phạm, các trận võ sĩ giác đấu và các hoạt động thương mại khác.
2. Những Kim tự tháp ở Giza
Những Kim tự tháp ở Giza là công trình quan trọng không thể không nhắc tới của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Nằm ở phía Nam thành phố Cairo, ba Kim tự tháp khổng lồ là những dấu tích còn sót lại thể hiện quyền lực của các Pharaoh Ai Cập cổ đại. Kim tự tháp của vua Khufu được gọi là Đại Kim tự tháp, là công trình lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất còn tồn tại trong số 7 kỳ quan của thế giới cổ đại, bên cạnh đó còn có Kim tự tháp của hai vị vua khác là Khafre và Menkaure (con cháu của Khufu).
3. Thành cổ Pompeii, Ý
Trong hơn 1.500 năm, vị trí thành phố Pompeii của La Mã cổ đại không thể xác định được. Năm 79 sau công nguyên, ngọn núi lửa Vesuvius phun trào nhấn chìm thành phố thành phố trong 4m tro và đá bụi. Sau khi được các chuyên gia khai quật trong những năm qua, thành phố từng là nơi cư ngụ của hơn 20.000 cư dân, đã được phục hồi. Mặc dù thành cổ này hiện nay đã bị bỏ hoang nhưng thiết kế phức tạp và cấu trúc vững chắc được bảo quản bằng lớp tro bụi khiến nơi đây trở nên hết sức đặc biệt để ngắm nhìn.
4. Thành cổ Ephesus - Thổ Nhĩ Kỳ
Thành phố bị bỏ hoang đổ nát này đã từng là một đô thị hùng mạnh và xinh đẹp. Nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, thành cổ Ephesus là nơi có ngôi Đền Artemis nổi tiếng - một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Có lẽ công trình nổi bật nhất là Thư viện Celsus, một phần thể hiện sự xa hoa trong kiến trúc, và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
5. Machu Picchu - Peru
Machu Picchu không thực sự là công trình nổi bật nhất của đế chế Inca nhưng lại rất nổi tiếng đến ngày hôm này bởi sự bảo tồn khá hoàn hảo những nét kiến trúc quan trọng. Được xây dựng vào khoảng những năm 1400 với vai trò là lãnh địa của hoàng đế Inca - Pachcuti. Khi leo lên đỉnh núi, bạn sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của những dấu tích kiến trúc phức tạp với những công trình đồ sộ được xây dựng hoàn toàn bằng đá.
6. Thành phố Teotihuacan
Teotihuacan là một thành phố thời tiền Colombo ở Mexico, có Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng nổi tiếng. Nơi đây được cho là bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 100 trước công nguyên hoặc năm 250 sau công nguyên với dân số có thể lên đến 200.000 người. Teotihuacan thậm chí còn có những tòa nhà với nhiều gia đình sinh sống trong đó, được coi là tiền thân của các khu chung cư hiện đại.
7. Đền Borobudur
Borobudur là một ngôi đền tháp Phật lớn nổi tiếng tọa lạc ở trung tâm tỉnh Java, Indonesia. Đền tháp Borobudur được xây dựng trên lưng chừng quả đồi, cách chân đồi 15,5 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau, mỗi tầng lại thể hiện một cấp độ khác nhau của sự giác ngộ. Theo các nhà khảo cổ học, ngôi đền này có thể đã được xây dựng vào giai đoạn giữa năm 750 và 842 trước công nguyên bởi vương triều Phật giáo Sailendra.
8. Các hang động Ellora
Đèo sâu vào các mặt cả vách núi cao Maharashtra, những hang động Ellora là minh chứng cho sự tồn tại hòa bình của đạo Phật, đạo Hindu và đạo Jain thời Ấn Độ cổ đại. Khu di tích này bao gồm 34 tu viện và đền thờ có niên đại từ khoảng thế kỉ thứ 7. Khía cạnh ấn tượng nhất của các hang động Ellora là những trụ gạch trang trí công phu với tác phẩm điêu khắc mô tả Phật thanh thản và vị thần Hindu mạnh mẽ chiến đấu với nhau. Các hang động Jain nằm ở phía cuối cũng là những tuyệt phẩm kiến trúc rất đáng chiêm ngưỡng.
9. Lâu đài của hoàng đế Diocletian
Vào khoảng cuối thứ ba, đầu thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên, Hoàng đế La Mã Diocletian đã cho xây dựng một cung điện hoành tráng gần nơi ông được sinh ra ở Dalmatia để sống những năm cuối đời khi nhận thấy sức khỏe của mình đang cạn dần. Cung điện sang trọng này là sự tổng hòa các yếu tố của kiến trúc La Mã và Hy Lạp cổ đại. Bốn bức tường bao bọc xung quanh tòa lâu đài đều có một cánh cổng hướng về bốn hướng: Cổng Vàng hướng về phía Bắc, Cổng Bạc về phía Đông, Cổng Sắt về phía Tây, và Cổng Đồng hướng ra vùng biển phía Nam.
Theo ngôi sao