Ấn Độ cho Việt Nam vay 100 triệu USD mua tàu chiến
Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly cho biết, Ấn Độ sẽ cung cấp cho Việt Nam một khoản vay trị giá 100 triệu USD để mua sắm các sản phẩm quốc phòng của họ.
Jane’s Defence Weekly tiết lộ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh công bố, khoản vay này khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược và tăng cường lợi ích giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đang ngày càng bền chặt.
Tuy không có thông báo chi tiết về việc Hà Nội sẽ sử dụng khoản vay này để mua sắm vũ khí gì của New Dehli, nhưng theo tiết lộ của các phương tiện truyền thông nước này, khả năng Việt Nam sẽ mua 4 tàu tuần tiễu của Ấn Độ.
Trong gói cho vay mua sắm này còn bao hàm cả kế hoạch Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp đỡ huấn luyện và hiện đại hóa lực lượng an ninh và quân đội Việt Nam. Trước đây, các hợp đồng quốc phòng đã ký giữa 2 nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Ấn Độ cung cấp các trang, thiết bị, linh kiện cho các loại vũ khí kiểu Nga mà Việt Nam đang sở hữu, ví dụ như tàu hộ vệ lớp Petya và tàu cao tốc tên lửa lớp Osa II.
Tàu hộ vệ Tarkash lớp Krivak III của hải quân Ấn Độ (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, Ấn Độ còn tham gia vào rất nhiều dự án trang bị kiểu Nga khác của Việt Nam như: Linh kiện máy bay, tên lửa tầm ngắn… Ngoài ra New Dehli còn giúp Hà Nội trong công tác huấn luyện thủy thủ và nhân viên tàu ngầm để họ có khả năng tiếp nhận, vận hành và bảo dưỡng 6 tàu ngầm Kilo mua của Nga.
Jane’s Defence Weekly nhận định, Ấn Độ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Hướng đông” của mình, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia ASEAN, nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng của nước này tại khu vực đông nam Á nói chung và biển Đông nói riêng, trong đó, Việt Nam là một nhân tố chủ chốt.
Theo Nguyễn Ngọc
Video đang HOT
An ninh thủ đô/Jane’s Defence Weekly
"Chuyến thăm của Tổng thống Putin phản ánh mối quan hệ Việt - Nga toàn diện"
Đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga V.Putin, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định, đây là một sự kiện chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thắt chặt thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Hôm nay ngày 12/11, Tổng thống Nga V.Putin có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam. Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước cũng như những cơ hội hợp tác tốt đẹp trong chuyến thăm của Tổng thống Nga V.Putin tới Việt Nam lần này.
Chuyến thăm mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước
Ông Vũ Khoan: Tôi cho rằng, chuyến thăm của ông V.Putin với Việt Nam lần này là một sự đóng góp, bồi đắp trên nền tảng, xu hướng có từ lâu nay. Cho đến nay thì mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam rất tốt đẹp, hai nước luôn có cùng một chí hướng cho sự phát triển của Châu Á- Thái Bình Dương. Việt Nam và Nga luôn có sự hợp tác, thống nhất và trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai nước. Điều này tạo nên nền tảng chính trị bền chặt giữa Việt Nam và Nga. Có thể coi chuyến thăm lần này của Tổng thống Nga Putin cũng là một hòn đá góp phần vào nền tảng này.
Về kinh tế, thực tế là Việt Nam - Nga buôn bán, đầu tư chưa nhiều nhưng lại có những lĩnh vực hợp tác cực kỳ quan trọng nhất là về năng lượng. Chúng ta còn nhớ doanh nghiệp,Việt-Xô Petro là doanh nghiệp hoạt động lâu đời nhất của Nga về dầu khí trên biển Đông - cũng là minh chứng cho mối quan hệ bền chặt giữa hai nước. Gần đây thì Petrolimex cũng sang Nga để đầu tư về lĩnh vực dầu khí. Trong giai đoạn mới này, theo tôi được biết thì hai nước cũng trao đổi, hợp tác với nhau nhiều về lĩnh vực năng lượng.
Vấn đề thứ 2, cũng rất quan trọng là Nga đã hợp tác, ký kết với Việt Nam để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta. Đây là một dự án rất lớn và quan trọng. Chắc chắn trong chuyến thăm này, hai bên sẽ cùng thỏa thuận để làm sao thực hiện được chủ trương này.
Hiện nay chúng ta cũng bắt đầu tiến hành đàm phán về việc hình thành khu vực mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan giữa Nga, Belarus và Kazakhstan.
Tôi nghĩ đây cũng là một nội dung mà các nhà lãnh đạo của nước ta chắc cũng sẽ trao đổi với ông Putin. Vì nếu hình thành được một khu vực mậu dịch tự do thì đây sẽ là cú hích, điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ thương mại mà điều này lại đang rất yếu ở Việt Nam.
Lĩnh vực thứ 3, cực kỳ quan trọng là việc đào tạo nguồn nhân lực giữa Nga và việt Nam. Theo tôi được biết thì lần này, thì hai bên cũng sẽ trao đổi một khả năng mở ra một trường hay cơ sở giáo dục đào tạo nào đó của Nga ở Việt Nam, đồng thời tăng cường điều kiện thuận lợi cho người Việt sang học tập, công tác tại Nga.
Về mặt hợp tác quân sự, nước Nga là một nước rất mạnh về sản xuất vũ khí. Trước đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta cũng dựa chủ yếu vào sự viện trợ khí tài của Liên xô. Cho đến nay, chúng ta cũng đã từng mua máy bay, phương tiện khí tài hiện đại như tên lửa, tàu chiến của Nga. Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin lần này, tôi nghĩ lĩnh vực quân sự chắc chắn sẽ được hai bên bàn bạc, để đi đến những thỏa thuận.
Thứ nữa, có một thực tế là ở Nga có một cộng đồng người Việt sinh sống ở đó rất đông. Chắc chắn, hai bên sẽ cần trao đổi để có những thuận lợi nhất cho người Việt Nam làm ăn, buôn bán bình yên trên cơ sở tôn trọng luật pháp.
Điều cuối cùng không kém quan trọng đó là sự hợp tác văn hóa. Lâu nay, sự hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Nga rất sâu đậm, ảnh hưởng văn hóa của Nga ở Việt Nam cũng không phải là ít. Trong những năm gần đây, xu hướng người Nga sang Việt Nam du lịch tăng lên rất cao. Tôi nghĩ chuyến thăm lần này sẽ là một động lực thúc đẩy cho xu thế này.
Như vậy, có thể nói chuyến thăm lần này của ông Putin phản ánh mối quan hệ toàn diện giữa hai nước và là một cột mốc cực kỳ quan trọng.
Mối quan hệ Việt Nam - Nga đã đạt tới sự tin cậy!
Việt Nam và Nga có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống từ lâu đời. Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ của hai nước trong bối cảnh chính trị thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay?
Nước Nga là một cường quốc. Mặc dù sau sự sụp đổ của Liên Xô, nước Nga cũng gặp không ít khó khăn nhưng mà bất luận thế nào thì họ vẫn là một cường quốc và có vị trí vô cùng quan trọng trên thế giới. Đặc biệt vị trí của họ ở Châu Á - Thái Bình Dương cũng ngày một được tăng cường. Hiện nay, ở Châu Á - Thái Bình Dương đang hình thành những thể chế, ví dụ như: Diễn đàn Đông Á, chúng ta cũng tham gia ngay từ đầu với tư cách là thành viên ASEAN. Việt Nam cũng rất ủng hộ Nga tham gia vào cơ chế hợp tác này.
Mối quan hệ đối tác giữa Nga và Việt Nam không chỉ có ý nghĩa song phương mà còn đóng góp rất quan trọng vào hòa bình, ổn định ở khu vực. Chính vì thế, ý nghĩa chính trị của chuyến thăm lần này còn tính đa phương nữa!
Năm 2012, Việt Nam và Nga đã nâng tầm mối quan hệ hai nước từ "đối tác chiến lược" lên "đối tác chiến lược toàn diện", sự kiện này đã đánh dấu sự thay đổi như thế nào trong mối quan hệ hai nước, thưa ông?
Thực ra quan hệ giữa các quốc gia luôn có những cấp độ khác nhau, từ cấp độ bình thường lên cấp độ "đối tác", rồi đến "đối tác chiến lược" - đây đã là một dấu mốc đánh dấu sự sâu sắc, gần gũi giữa các quốc gia. Đến cấp độ "đối tác chiến lược toàn diện" nghĩa là hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Sự kiện này cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam - Nga đang đang ở mốc cao nhất, có ý nghĩa sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Đây là một nấc thang mới trong mối quan hệ giữa hai nước.
Mới đây, Nga vừa bàn giao tàu ngầm hiện đại Kilo cho Việt Nam, ông có bình luận gì về sự kiện này?
Sự kiện này cũng là một trong các chuỗi phản ánh sự gần gũi trong mối quan hệ hai nước. Một khi hai nước đã hợp tác với nhau cả về lĩnh vực quân sự thì đó là thước đo về sự tin cậy giữa các quốc gia với nhau. Sự hợp tác của Nga để đóng tàu và bàn giao cho Việt Nam là biểu hiện của một mối quan hệ mới giữa Việt Nam và Nga. Tôi coi sự kiện này là một bằng chứng ý nghĩa chính trị giữa hai nước, chứ không đơn thuần là việc chuyển giao khoa học công nghệ, chuyển giao khí tài.
Lập trường của Nga và Việt Nam đồng nhất trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông
Có thể thấy, Nga không chỉ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong các lĩnh vực Giáo dục, Văn hóa, Kinh tế mà ngay cả việc giải quyết các vấn đề biển Đông, lập trường của Nga cũng luôn có sự ủng hộ nhất định đối với Việt Nam. Thưa ông, ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?
Trên vấn đề biển Đông, Nga có lập trường rất xây dựng, trong đó Nga ủng hộ xu hướng duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông bằng việc, thông qua các kênh đàm phán hòa bình để đạt tới một giải pháp thỏa đáng cho những tranh chấp ở trên Biển đông. Nga cũng ủng hộ việc bảo vệ an ninh hàng hải trên biển Đông vì nước Nga cũng gắn kết với bờ biển Châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, Nga rất ủng hộ việc tôn trọng luật pháp trên biển. Những lập trường này hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của ta trên biển Đông, mặc dù trong tình hình chính trị thế giới hiện nay, Nga không bày tỏ lập trường đứng về bên nào.
Xin cảm ơn ông!
Hà Trang - Xuân Ngọc
THeo Dantri
Tàu ngầm Kilo sẽ tăng cường sức mạnh chiến đấu của Hải quân Việt Nam Việc trang bị tàu ngầm Kilo 636 mang tên "Tàu ngầm Hà Nội" giúp Quân đôi Nhân dân Viêt Nam co thêm môt lưc lương mơi, tăng cường thêm tiềm lực quốc phòng nhằm sẵn sàng đối phó với các thách thức về an ninh đa dạng và phức tạp. Ngày 7/11, tại St. Petersburg, thành phố miền Bắc nước Nga, đã diễn...