Ấn Độ chi 6 tỷ đô mua S-400: Thông minh hay mù quáng?
Ấn Độ có thể sẽ phải nhận lệnh trừng phạt vì vi phạm những điều khoản cấm vận mà trước đó Washington đã áp đặt với Moscow.
Theo Times of India ngày 1/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã trình bản báo cáo về việc chi số tiền 5,7 tỷ USD để thực hiện thương vụ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga tới Bộ Tài chính và Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ để chính phủ phê duyệt lần cuối.
“Thương vụ mua S-400 sẽ được chuyển tới Bộ Tài chính để phê duyệt và Ủy ban an ninh do Thủ tướng đứng đầu đưa ra quyết định cuối cùng”, nguồn tin từ Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ chia sẻ với tờ Times of India.
Thương vụ mua bán S-400 đã được đề cập trước đó trong Hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin tại Goa hồi tháng 10/2016. Tuy nhiên, Mỹ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga
Quyết định trên của Bộ Quốc phòng Ấn Độ được đánh giá là bước ngoặt lớn trong chiến lược quốc phòng của nước này.
Video đang HOT
Bởi lẽ, chiểu theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA), Ấn Độ có thể sẽ phải nhận lệnh trừng phạt vì vi phạm những điều khoản cấm vận mà trước đó Washington đã áp đặt với Moscow.
CAATSA vốn được cho là đòn trừng phạt hiếm có, có tính toàn diện hơn so với các đạo luật trước đây nhắm vào Nga. Đạo luật này cũng nhắm tới các đối tác có hoạt động mua bán, trao đổi vũ khí và thông tin tình báo với Nga.
S-400 Triumf hiện được xem là hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga. Hệ thống này có thể bắn hạ tên lửa và máy bay đối phương ở khoảng cách 400 km và đối với các tên lửa đạn đạo là 60 km.
Mỗi hệ thống S-400 có thể sử dụng ít nhất 4 loại tên lửa đánh chặn khác nhau và tấn công nhiều loại mục tiêu. Một tổ hợp S-400 có thể đánh chặn 36 mục tiêu cùng một lúc.
Tạp chí The Times India nhận định, hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga hoạt động hiệu quả trong việc chống lại các máy bay tiêm kích Mỹ F / A-18 Hornet và F-35 Lightning II.
The Times India còn cho rằng, tổ hợp phòng không THAAD của Mỹ có khả năng chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng “hệ thống phòng không S-400 còn chứng minh hiệu quả trong việc đẩy lùi nhiều loại hình không kích, đặc biệt là các máy bay chiến đấu như F-18 và F-35″.
Ngoài Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang chịu sức ép lớn từ phía Mỹ khi theo đuổi mua hệ thống phòng không tối tân của Nga.
Việc S-400 xuất hiện trên toàn cầu khiến Mỹ vô cùng lo lắng. Bởi lẽ, nếu sở hữu S-400, nhiều quốc gia sẽ cải thiện khả năng chống xâm nhập, chống tiếp cận (A2/AD) đối với vùng chủ quyền quốc gia.
Theo Linh Đan (Đất Việt)
Mỹ lo ngại công nghệ máy bay F-35 rơi vào tay Nga
Các nghị sĩ và Bộ Quốc phòng Mỹ lo ngại, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua cả máy bay chiến đấu F-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga có thể giúp Moscow khai thác những thông tin quan trọng nhằm "hạ gục" máy bay tiên tiến nhất của Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-35 (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Theo Sputnik, mặc dù Thượng viện Mỹ ngày 18/6 đã thông qua đạo luật chặn việc Mỹ bán máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng phía Mỹ ngày 21/6 vẫn bàn giao 2 máy bay F-35 đầu tiên cho Ankara để phục vụ huấn luyện.
Tuy 2 chiếc F-35 sẽ không rời lãnh thổ Mỹ cho tới hết năm 2019, Lầu Năm Góc và các nghị sĩ Mỹ vẫn lo ngại rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ tích hợp máy bay chiến đấu này vào hệ thống phòng không S-400 mua của Nga trong tương lai, thì Moscow sẽ có thể nắm được những thông tin kỹ thuật quan trọng của F-35.
"Mối lo ngại của chúng tôi là F-35 là máy bay tiên tiến nhất của Mỹ và NATO. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi thương vụ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, nó có thể cho phép Moscow thu thập thông tin về phương án tối ưu nhất để tấn công một máy bay chiến đấu F-35", thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Van Hollen trả lời CNN.
"Thật sự rất khó lường nếu những thông tin quan trọng về khả năng của F-35 bị lọt vào tay người Nga và họ có thể xác định cũng như khai thác những điểm yếu của F-35", ông Hollen bổ sung.
Ông Van Hollen là một trong những thành viên của nhóm nghị sĩ lưỡng đảng đã đề xuất dự luận chặn việc bàn giao máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, trừ khi Washington nhận được sự bảo đảm chắc chắn rằng Ankara sẽ không mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga.
Tính tới thời điểm hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng 30 máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ và dự kiến sẽ đặt thêm 70 chiếc nữa trong khuôn khổ chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 hợp tác với Mỹ và 8 quốc gia khác.
F-35 là máy bay chiến đấu 1 ghế lái, 2 động cơ, tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết. F-35 có tốc độ gần 2.000 km/h, có khả năng mang tên lửa không đối không và bom dẫn đường bằng lazer với tầm hoạt động khoảng 2.100 km và có thể đánh lừa hệ thống radar của đối phương.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ: Hợp tác Việt - Ấn không chỉ dừng ở mua sắm thiết bị Phát biểu tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Việt Nam lần thứ 4 hôm nay 13/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman hy vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Ấn Độ trong ngành công nghiệp quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman phát biểu tại...