Ấn Độ chi 2 tỷ USD mua vũ khí của Israel
Tập đoàn Aerospace của Israel ngày 6/4 thông báo đã đạt được thoả thuận với Ấn Độ về hợp đồng mua bán công nghệ vũ khí trị giá gần 2 tỷ USD. Đây được đánh giá là hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của tập đoàn do chính phủ Israel sở hữu.
Tên lửa của Tập đoàn Aerospace. (Ảnh: TOI)
Theo thông báo, thoả thuận mới sẽ cho phép Aerospace cung cấp cho Ấn Độ các loại tên lửa phòng không tầm trung, hệ thống phóng và công nghệ viễn thông.
Thông báo của Aerospace cho biết: “Thoả thuận lớn về tên lửa được đánh giá là thoả thuận hợp tác lớn nhất trong lịch sử ngành quốc phòng của Israel”.
Ngoài ra, tập đoàn của Israel cũng xác nhận sẽ cung cấp một hệ thống phòng vệ trên biển, bao gồm tên lửa đất đối không tầm xa để Ấn Độ sử dụng cho tàu sân bay của nước này.
Hiện Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa đưa bình luận nào về thông tin trên. Trong khi đó, một số nguồn tin cho biết tập đoàn Aerospace sẽ hỗ trợ để một số hệ thống được lắp đặt tại Ấn Độ, vốn cũng là quan điểm của Thủ tướng Narendra Modi về biện pháp nhằm giảm bớt các chi phí liên quan tới nhập khẩu toàn bộ thiết bị.
Chính phủ Án Độ mới đây đã nâng mức giới hạn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng và động viên các tập đoàn của nước này thắt chặt quan hệ với các đối tác nước ngoài trong chiến dịch được gọi là “Make in India”.
Ấn Độ, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, đã dành hàng trăm tỷ USD trong những năm qua để nâng cấp các hệ thống vũ khí đã cũ kỹ để đối phó với những mối đe doạ. Trong khi đó, Israel là một trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, với doanh thu trong năm ngoái đạt 6,5 tỷ USD.
Video đang HOT
Năm ngoái, Ấn Độ cũng đã ký hợp đồng mua 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp trong thương vụ trị giá 7,9 euro (khoảng 8,8 tỷ USD).
Ngọc Anh
Theo Dailymail
Thế giới phản ứng trái chiều vụ Mỹ phóng tên lửa tấn công Syria
Nga, Iran đã lên án mạnh mẽ cuộc tấn công tên lửa của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân tại Syria, trong khi Anh, Australia, Israel lên tiếng ủng hộ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/4 đã ra lệnh tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ quân sự của Syria (Ảnh: AP)
Vào sáng sớm nay 7/4 giờ địa phương, Mỹ đã thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào căn cứ không quân Shayrat theo lệnh của Tổng thống Donald Trump. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc tấn công đã được tiến hành bằng 59 tên lửa Tomahawk, được phóng từ 2 tàu khu trục USS Porter và USS Ross ở Địa Trung Hải.
Mỹ nói rằng cuộc tấn công là nhằm đáp trả với vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học mà Washington cáo buộc là do chính quyền Tổng thống Syria Bashar al Assad gây ra hôm 4/4, làm ít nhất 80 người thiệt mạng.
Reuters hôm nay đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng vụ tấn công bằng tên lửa Mỹ nhằm vào một căn cứ không quân của Syria đã vi phạm luật pháp quốc tế và làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ Nga-Mỹ.
Truyền thông Nga dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov, nói rằng nhà lãnh đạo Nga coi hành động của Mỹ là "sự khiêu khích nhằm vào một quốc gia có chủ quyền" dựa "trên cái cớ tự tạo ra" và là một âm mưu nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới đối với chuyện các dân thường thiệt mạng ở Iraq.
Iran cũng lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích vụ tấn công. "Iran lên án mạnh mẽ bất kỳ vụ tấn công đơn phương nào như vậy... Các biện pháp như vậy sẽ giúp những kẻ khủng bố mạnh thêm tại Syria... và sẽ làm phức tạp thêm tình hình ở nước này cũng như khu vực", hãng tin ISNA dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cho hay.
Indonesia, quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới, cho hay nước này cũng mạnh mẽ phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, nhưng lo ngại về các hành động quân sự đơn phương.
"Cùng lúc đó, Indonesia lo ngại về các hành động đơn phương của bất kỳ bên liên quan nào, trong đó có việc sử dụng tên lửa Tomahawk, trong việc đáp trả thảm họa vũ khí hóa học tại Syria", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Armanatha Nasir cho hay.
"Hành động quân sự, được thực hiện mà không có sự phê chuẩn trước của Hội đồng Bảo an, là không phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, như đã được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc", ông Nasir nói.
Trung Quốc hôm nay đã kêu gọi tránh làm tình hình xấu thêm tại Syria.
"Điều khẩn cấp lúc này là tránh làm xấu thêm tình hình", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường kỳ. "Chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào sử dụng vũ khí hóa học trong bất kỳ trường hợp nào, vì bất kỳ mục đích gì".
Trong khi đó, Anh lại lên tiếng ủng hộ vụ tấn công tên lửa của Mỹ.
"Chính phủ Anh hoàn toàn ủng hộ hành động của Mỹ mà chúng tôi tin là một phản ứng hợp lý đố với vụ tấn công bằng vũ khí hóa học do chính phủ Syria tiến hành và nhằm ngăn chặn các vụ tấn công khác", một người phát ngôn chính phủ Anh nói.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull miêu tả vụ tấn công là "phản ứng tương xứng" đối với việc sử dụng vũ khí hóa học.
Ông Turnbull cho hay các cuộc tấn công đã gửi đi "một thông điệp rất quan trọng" rằng thế giới sẽ không dung thứ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học. "Sự trừng phạt là tương xứng và nhanh chóng", ông Turnbull phát biểu với báo giới tại Sydney. "Chúng tôi ủng hộ Mỹ trong hành động khẩn trương đó".
Ông Turnbull cho rằng hành động quân sự này không nhằm lật đổ chính quyền Assad, mặc dù nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học đã "gây ra những câu hỏi về việc liệu có bất kỳ vai trò nào đối với ông Assad trong bất kỳ giải pháp hay dàn xếp nào hay không".
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông ủng hộ "thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ" được gửi đi thông qua cuộc tấn công của Mỹ.
Quân đội Israel xác nhận đã được thông báo trước về một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình quy mô lớn của Mỹ nhằm vào một căn cứ không quân của Syria, hành động đầu tiên của Mỹ chống lại chính quyền Damascus trong cuộc nội chiến kéo dài 6 năm tại quốc gia Trung Đông.
"Cả trong lời nói và hành động, Tổng thống Donald Trump đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ không được dung thứ", tuyên bố từ văn phòng của ông Netanyahu cho hay.
Đức thì gọi cuộc tấn công tên lửa của Mỹ là "có thể hiểu được".
"Sự thật rằng Mỹ giờ đây hành động với một cuộc tấn công nhằm vào các địa điểm quân sự của chính quyền Assad, mà từ đó phạm phải tội phạm chiến tranh, là có thể hiểu được", Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói.
An Bình
Theo Dantri
Các nước chia rẽ sau vụ Mỹ tấn công tên lửa vào Syria Cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm vào sân bay quân sự Syria nhận được sự ủng hộ từ Israel và Anh, trong khi Nga và Iran ra sức phản đối. Hai tàu khu trục Mỹ ở đông Địa Trung Hải sáng 7/4 phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk nhắm vào căn cứ không quân Shayrat của...