Ấn Độ chi 12 tỷ USD để mua tiêm kích đời mới
Chính phủ Ấn Độ dự kiến đầu tư tới 12 tỷ USD để mua 150 tiêm kích và dây chuyền chế tạo chúng trong những năm tới.
Tiêm kích F-16 là một trong những ứng cử viên cho Không quân Ấn Độ. Ảnh: Air Force Times.
Chính phủ Ấn Độ đã gửi lời mời tới hàng loạt tập đoàn quốc phòng để tìm kiếm nhà cung cấp máy bay tiêm kích mới, CNN đưa tin ngày 25/10. Hợp đồng có trị giá lên tới 12 tỷ USD, trong đó yêu cầu nhà sản xuất chuyển giao cả dây chuyền chế tạo máy bay.
Chuyên gia phân tích Ben Moores của IHS Jane’s cho rằng Ấn Độ sẽ mua 150 máy bay với trị giá 65 đến 80 triệu USD/chiếc. Quốc gia này sẽ phải mua với giá khá cao do yêu cầu nội địa hóa dây chuyền sản xuất. Điều này từng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hợp đồng mua máy bay quân sự giữa Ấn Độ và Pháp.
Hãng Dassault từng nhận đơn hàng bán 126 tiêm kích Rafale cho Ấn Độ. Tuy nhiên, quá trình thương lượng bị kéo dài nhiều năm do Ấn Độ muốn tự sản xuất 90 chiếc Rafale trong nước. Hợp đồng hoàn chỉnh được ký hồi tháng trước, trong đó Ấn Độ sẽ nhận 36 máy bay do Pháp sản xuất.
Video đang HOT
Các hãng như Lockheed Martin (Mỹ) và Saab (Thụy Điển) sẵn sàng nhảy vào thị trường Ấn Độ. Đại diện của Saab cho biết đang chuẩn bị giải pháp phù hợp với yêu cầu của New Delhi. Hãng này từng chuyển giao công nghệ máy bay JAS-39 Gripen cho Brazil khi nước này đặt mua sản phẩm.
Lockheed Martin còn đưa ra một đề xuất hấp dẫn hơn, biến Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất máy bay F-16 duy nhất trên thế giới. Dây chuyền và công nghệ chế tạo sẽ được chuyển giao đầy đủ nếu hãng này giành được hợp đồng. Lockheed Martin khẳng định không đối thủ nào có thể đưa ra đề nghị tốt như vậy.
Tuy nhiên, các hợp đồng trong quá khứ cho thấy thỏa thuận hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian mới trở thành hiện thực. Theo ông Moores, sự quan liêu và tranh chấp quyền lợi trong ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ sẽ làm chậm tiến độ của thương vụ khổng lồ này.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Ấn Độ mua 36 tiêm kích Rafale của Pháp
Hợp đồng mua số lượng lớn chiến đấu cơ Rafale của Pháp giúp Ấn Độ tăng cường sức mạnh các phi đội đang dần lạc hậu, cải thiện đáng kể năng lực quốc phòng.
Một chiếc tiêm kích Rafale cất cánh từ tàu sân bay. Ảnh: AVN
Ấn Độ hôm qua đã ký với Pháp một hợp đồng mua 36 tiêm kích Rafale trị giá 8,7 tỷ USD nhằm đẩy nhanh tiến độ kế hoạch tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân do Thủ tướng Narendra Modi đề ra, theoReuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean - Yves Le Drian đã ký kết hợp đồng với người đồng cấp Ấn Độ, Manohar Parrikar ở New Delhi, kết thúc 18 tháng đàm phán về các điều khoản thương vụ.
Bộ trưởng Parrikar cho biết thỏa thuận trị giá 8.7 tỷ USD này sẽ "cải thiện đáng kể năng lực tấn công và phòng thủ của Ấn Độ".
Rafale là loại chiến đấu cơ đa nhiệm vụ do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất, được coi là một trong những chiếc tiêm kích thế hệ 4 tốt nhất hiện nay. Tiêm kích này có thể mang theo 9.500 kg vũ khí, đạt tốc độ bay 2.250 km/h, tầm hoạt động 1.800 km, có khả năng tấn công không đối không và không đối đất chính xác.
Các quan chức không quân Ấn Độ nhiều năm qua đã cảnh báo lỗ hổng năng lực lớn so với các đối thủ như Trung Quốc và Pakistan, do thiếu các máy bay hiện đại để thay thế cho phi đội tiêm kích, phần lớn là máy bay của Nga, đang dần trở nên lạc hậu.
Không quân Ấn Độ hiện chỉ có 33 phi đội tiêm kích, trong khi họ cần tới 45 phi đội để có thể đáp ứng các nhu cầu an ninh. Năm 2012, Ấn Độ từng ngỏ ý muốn mua 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp, nhưng các cuộc đàm phán đổ bể sau đó.
Thủ tướng Modi hồi tháng 4/2015 đã can thiệp để thống nhất mua 36 chiếc Rafale, nhằm nâng cao năng lực không quân trong ngắn hạn trong khi cân nhắc các biện pháp cải tổ cơ bản hơn.
Đợt bàn giao chiến đấu cơ Rafale đầu tiên cho Ấn Độ dự kiến diễn ra trong năm 2019 và bản hợp đồng sẽ được thực hiện trong 6 năm.
Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, dù Thủ tướng Modi cam kết thúc đẩy ngành sản xuất vũ khí trong nước. Các công ty quốc phòng nước ngoài coi Ấn Độ là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong bối cảnh các nước phương Tây cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Duy Sơn
Theo VNE
Tiêm kích F-16 Na Uy cứu mạng bệnh nhân nguy kịch Chiến đấu cơ F-16 của Na Uy giúp vận chuyển thiết bị y tế giữa hai bệnh viện cách nhau 450 km, kịp thời cứu mạng bệnh nhân đang nguy kịch. Chiến đấu cơ F-16 của Na Uy kịp thời vận chuyển thiết bị y tế, cứu sống bệnh nhân nguy kịch. Ảnh: AFP. Theo Guardian, bệnh nhân nguy kịch cần một thiết...