Ấn Độ chạy thử tàu sân bay tự đóng vào năm tới
Tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên “ INS Vikrant” của hải quân Ấn Độ sẽ chạy thử vào năm sau.
Theo trang mạng “Thông tin tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga” dẫn nguồn tin từ báo “Deccan Chronicle” của Ấn Độ đăng tải, tàu sân bay “INS Vikrant” do Ấn Độ tự đóng đã hoàn thành được 90% khối lượng công việc. Theo kế hoạch, tàu sẽ tiến hành chạy thử vào năm 2015 và gia nhập vào “hàng ngũ chiến đấu” của hải quân Ấn Độ trong năm 2018, muộn hơn 4 năm so với kế hoạch ban đầu.
“INS Vikrant” là hàng không mẫu hạm đầu tiên mà Ấn Độ tự đóng, khoảng 80% “khối kiến trúc” tàu sân bay đều do các nhà máy công nghiệp Ấn Độ sản xuất, được đóng tại nhà máy Kochin. Vikrant được trang bị 4 động cơ tua-bin khí LM2500 cung cấp công suất tổng thể 80MW cho phép đạt tốc độ 28 hải lý/h, tầm hoạt động 15.000km.
Được biết, năm 2009, nhà máy đóng tàu Kochin chính thức khởi công đóng chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Vikrant mang tên cùng tên lớp tàu (INS Vikrant); hạ thủy ngày 12-8-2013. Tàu có lượng giãn nước khoảng trên 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, mớn nước 8,4m.
Tuy nói Ấn Độ tự đóng nhưng chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên này cũng cần có sự giúp đỡ từ nước ngoài. Hãng Fincantieri Italy cung cấp hệ thống động lực tích hợp, còn Cục thiết kế hải quân Nga cung cấp công nghệ hàng không.
Với sự tư vấn thiết kế từ Nga, “INS Vikrant” dùng boong phóng kiểu nhảy cầu tương tự tàu sân bay Nga. Boong phóng có diện tích 10.000m2, bố trí 2 đường băng cất cánh và đường hạ cánh với 3 cáp hãm đà.
Tàu sân bay nội địa mang tên “INS Vikrant” của hải quân Ấn Độ
Về số lượng máy bay, “INS Vikrant” có thể chở tối đa 30 máy bay gồm: 12 tiêm kích đa năng MiG-29K; 8 tiêm kích HAL Tejas Mark 2 (Ấn Độ tự chế tạo) và 10 trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31 hoặc trực thăng săn ngầm Westland Sea King.
Video đang HOT
Sau khi tàu “INS Vikrant” hoàn thiện, nếu không có gì thay đổi New Delhi sẽ tiếp tục đóng chiếc thứ 2 mang tên “INS Vishal” với kích thước lớn hơn cùng nhiều sự sửa đổi trong thiết kế. Dự kiến chiếc thứ 2 sẽ hạ thủy vào năm 2022, bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào năm 2015.
“INS Vishal” có lượng giãn nước lên tới 65.000 tấn, boong phóng máy bay sẽ từ bỏ thiết kế kiểu nhảy cầu mà thay bằng máy phóng thủy lực cho phép phóng máy bay tiêm kích hạng nặng như Sukhoi/HAL FGFA, hoặc các máy bay chiến đấu khác như AMCA hoặc Rafale M.
Theo dự kiến đến cuối thập niên này, hải quân Ấn Độ sẽ hoàn tất giấc mơ vận hành 3 tàu sân bay là tàu sân bay là “INS Viraat”, “INS vikramaditya” và “INS Vikrant”. Trong đó 2 chiếc sau theo công nghệ Nga, còn chiếc đầu tiên R-22 INS Viraat nguyên là tàu sân bay R-12 HMS Hermes của Anh được Ấn Độ mua lại năm 1987.
Ấn Độ, quốc gia châu Á đầu tiên mua tàu sân bay sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy không còn nắm thế độc quyền về không quân hải quân trong khu vực nhưng lực lượng tàu sân bay của nước này sẽ mạnh nhất châu Á, thậm chí là hơn cả một số cường quốc quân sự châu Âu.
Theo An Ninh Thủ Đô
Hải quân Ấn Độ quyết tâm không ngồi nhìn Trung Quốc trên đại dương
Hải quân Ấn Độ muốn thể hiện vai trò chủ đạo ở Ấn Độ Dương, không khoanh tay đứng nhìn trước tham vọng gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc.
Biên đội tàu chiến Hải quân Ấn Độ (nguồn indian.ruvr.ru)
Đài tiếng nói nước Nga ngày 3 tháng 10 đưa tin, Hải quân Ấn Độ không chỉ muốn tích cực chinh phục Ấn Độ Dương, mà còn muốn tiến quân đến vùng biển xa xôi khác. Ngày 1 tháng 10, một hạm đội 4 tàu chiến nước này đã xuất phát từ Mumbai, chạy hướng bờ biển Đông Phi.
Trong chuyến đi 50 ngày, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mumbai, tàu hộ vệ tàng hình INS Talwar và INS Teg, tàu chở dầu INS Deepak sẽ thiết lập "cây cầu hàng hải" với các nước ven biển Ấn Độ Dương.
Được biết, cảng Antisiranana của Madagascar sẽ trở thành cảng đầu tiên hạm đội Ấn Độ đến thăm. Tổng chỉ huy hạm đội này là Tư lệnh Hải quân miền Tây Ấn Độ, chuẩn đô đốc R. Hari Kumar.
Trước đây, Hải quân Liên Xô cũng thông qua chuyến đi như vậy bắt đầu biến hạm đội nước này thành hạm đội cấp đại dương - Phó viện trưởng thứ nhất Viện nghiên cứu địa-chính trị Nga Konstantin Sivkov chỉ ra.
"Đây đương nhiên là một chuyến đi mang tính tiêu chí. Mục đích của chuyến đi này là để khám phá các khu vực quan trọng, nghiên cứu hải đồ/thủy văn, đặc tính di chuyển của tàu và thiết lập quan hệ với các nước ven biển.
Ở góc độ chiến lược quân sự, còn có thể tổ chức chỉ huy hoạt động tầm xa của cụm tàu chiến và nghiên cứu vấn đề cung ứng cho tàu" - Sivkov nói.
Tàu hộ vệ INS Teg Type 11356 của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo (ảnh tư liệu)
Ngày 20 tháng 10, tàu hộ vệ INS Teg của cụm tàu chiến này sẽ đến căn cứ quân sự chính của Hải quân Nam Phi cách Cape Town không xa. Ở đây, nó sẽ tham gia "Diễn tập trên biển Ấn Độ-Brazil-Nam Phi" (IBSAMAR) - Konstantin Sivkov cho biết.
Konstantin Sivkov nói: "Điều đáng chú ý là, sẽ tổ chức diễn tập quân sự với Brazil và Nam Phi. Đây là xây dựng hợp tác về chiến lược quân sự với các nước BRICS, hiệp đồng với hạm đội các nước hữu nghị, đồng thời tổ chức hành động liên hợp trong nhóm hạm đội liên hợp".
Sivkov cho rằng, chuyến đi xa lần này của Hải quân Ấn Độ chắc chắn là một biểu hiện tiến hành cạnh tranh với Trung Quốc, trong khi đó, hạm đội Trung Quốc cũng đang tích cực hoạt động ở Ấn Độ Dương.
"Rõ ràng, Ấn Độ đang giương cờ, Hải quân Ấn Độ đang thể hiện khả năng và quyết tâm hành động ở vùng biển xa xôi và bảo vệ lợi ích quốc gia. Trước hết là nhằm vào châu Âu và Trung Quốc, đương nhiên cũng phát đi tín hiệu với Trung Quốc. Để Trung Quốc hiểu rằng, khu vực có sự hiện diện của hạm đội Trung Quốc sẽ có Hải quân Ấn Độ xuất hiện" - Sivkov nói.
Tàu hộ vệ tàng hình lớp Talwar, Hải quân Ấn Độ (ảnh tư liệu)
New Delhi không thể khoanh tay đứng nhìn trước hoạt động liên tục của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Đầu tháng 9, tàu ngầm diesel-điện Type 039 lớp Tống Trung Quốc đã lần đầu tiên đến Colombo, Sri Lanka.
Còn trước đó, tàu khu trục tên lửa Trường Xuân và tàu hộ vệ tên lửa Thường Châu cũng đã tổ chức diễn tập quân sự liên hợp với các tàu chiến của Hải quân Iran và Pakistan, đã đến cảng Bandar Abbas và cảng Karachi.
Tuần trước, tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Robin Dhowan tuyên bố: "Ấn Độ Dương là khu vực hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này, tiến hành đánh giá đối với mối đe dọa xuất hiện và đưa ra kế hoạch phản ứng của chúng tôi, chúng tôi luôn chuẩn bị trước các hành động".
Theo Giáo Dục
Mỹ sẽ trợ giúp Ấn Độ chế tạo tàu sân bay Giới chức chính phủ Mỹ đang thảo luận với những người đồng cấp Nhật về việc trợ giúp hải quân Ấn Độ chế tạo các tàu sân bay. Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. Nhiều nguồn tin ngoại giao tiết lộ với hãng tin NHK của Nhật rằng giới chức từ cả 2 nước đang đặt nền móng cho chuyến thăm...