Ấn Độ chấn động vụ việc bệnh viện trao nhầm trẻ sơ sinh
Chỉ vài ngày sau khi sinh, chị Salma Parbin (Ấn Độ) biết rõ đứa bé trong vòng tay không phải là con ruột của mình. Thế nhưng, khi biết sự thật, chị đã có 1 quyết định đầy bất ngờ.
Vào tháng 3.2015, chị Salma Parbin đã hạ sinh 1 bé trai tại Bệnh viện dân sự Mangaldoi, nằm ở phía đông bắc bang Assam (Ấn Độ). Thế nhưng, chỉ vài ngày khi nhận đứa bé có tên Juniad về, chị nhận ra 1 sự thật không thể tưởng tượng nổi: đây không phải là con mình.
“Vợ tôi nói: &’Đứa bé này có đôi mắt và nhiều điểm giống với người Bodo’ (1 cộng đồng người bản địa với hình dạng mắt giống với người Tibet hơn là người Ấn Độ – PV)”, anh Sahabuddin Ahmed – chồng chị Parbin nhớ lại. “Cô ấy cực kỳ chắc chắn: đứa con này không phải của chúng ta mà thuộc về gia đình khác.”
Chị Salma Parbin và bé trai Junaid
Anh Ahmed ngay sau đó đã đến văn phòng giám sát bệnh viện để tìm câu trả lời. Thế nhưng, bệnh viện chối bỏ sự liên quan của mình trong vụ việc này.
Video đang HOT
“Người trực giám sát nói với tôi: vợ anh bị tâm thần rồi”, anh kể lại. “Anh nên đưa cô ấy tới gặp chuyên gia tâm thần.”
Không bỏ cuộc, vào tháng sau anh Ahmed đã gửi đơn yêu cầu thông tin về tất cả sản phụ đã “lâm bồn” vào cùng ngày với chị Parbin. Kết quả tìm thấy khiến anh rất bất ngờ: vào đúng ngày đó, gần như cùng thời điểm, 1 bà mẹ có tên Boro (1 cái tên khác của người Bodo) cũng đã hạ sinh 1 bé trai có tên Ryan Chandra.
Ngay sau đó, Ahmed đã thử liên lạc với gia đình người Bodo để làm rõ chuyện. Sau 2 lần chần chừ không dám tiếp cận, anh đã để lại 1 lá thư với nội dung rất lịch sự: “Vợ tôi nghĩ đứa trẻ của 2 gia đình đã bị trao nhầm. Nếu anh chị cũng cảm thấy vậy, xin hãy liên lạc với chúng tôi”. Mười ngày sau, anh Anil Boro và chị Sewali Boro – cặp vợ chồng cũng hạ sinh 1 bé trai vào ngày định mệnh đó – đã mời 2 vợ chồng Ahmed và Parbin đến gặp mặt. Kết quả so sánh khiến cả 2 bên “ngã ngửa”: đúng là bác sĩ đã trao nhầm 2 đứa trẻ.
Để chắc chắn, anh đã đưa vợ và Junaid đi thử AND và nhận được kết quả tương tự. Vào tháng 11.2017, kết quả giám định của cảnh sát cũng khẳng định 2 đứa trẻ đã bị “trao nhầm”.
Thế nhưng, sau hơn 2 năm, tình mẫu tử đã khiến chị Parbin trở nên gắn bó không rời với bé Junaid. Kể cả khi biết đây không phải là con ruột mình, gia đình anh chị không hề có ý định trao đổi lại con. Tuy nhiên, anh Ahmed vẫn muốn được là 1 phần trong cuộc sống của bé Ryan Chandra để lo cho việc học hành của cậu bé sau này.
Về phía mình, anh chị Anil và Sewali Boro, dù vẫn yêu thương bé Chandra, vẫn cảm thấy “không hài lòng” về kết quả này. Theo đó, anh Anil nghĩ rằng đáng lẽ, gia đình anh Ahmed và chị Parbin đừng nên tìm kiếm sự thật thì hơn.
“Tôi không muốn nói quá nhiều về việc này. Con là con của mình, chẳng ai muốn nghe rằng nó là con của người khác cả”, anh Anil thở dài.
Theo Danviet
"Bi kịch" trong các nhà xác ở Trung Quốc
Một thi thể được bảo quản 10 năm ở nhà xác tốn khoảng 260.000 USD chi phí.
Các nhà xác ở Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu chỗ.
Đài truyền hình tỉnh Hồ Nam ngày 30.12 đưa tin 7 trong 15 buồng tại nhà xác thuộc bệnh viện thành phố Tương Đàm hiện tại đang chứa các thi thể vô thừa nhận hay không rõ danh tính. Vấn đề tương tương tự cũng xảy ra tại những khu vực khác ở Trung Quốc.
"7 thi thể đã được lưu giữ ở đây trong thời gian rất dài, trong đó thi thể lâu nhất từ năm 2007", một bác sĩ quản lý nhà xác của bệnh viện Tương Đàm nói. "Nếu bạn tính số tiền và nhân lực cho việc lưu giữ kéo dài một thập kỷ, con số đó cực kỳ lớn".
Bệnh viện Tương Đàm ước tính rằng thi thể được bảo quản từ năm 2007 tốn chi phí khoảng 1,7 tỷ NDT (tương đương 260.000 USD).
"Chúng tôi đã thông báo vấn đề này với chính quyền và họ nói rằng chúng tôi nên xử lý các thi thể vô chủ theo luật. Nhưng luật không hướng dẫn chúng tôi làm như thế nào", bác sĩ nói.
Có gia đình không chịu nhận xác thân nhân của họ bởi vì người đã chết liên quan tới một vụ tranh chấp luật chưa được giải quyết. Trong một trường hợp khác, người thân từ chối trả phí quản bảo xác khoảng 8 NDT/giờ.
Theo luật ở Trung Quốc, thi thể của người chết không được lưu giữ tại nhà xác bệnh viện quá 2 tuần. Sau đó, bệnh viện có thể liên hệ với nơi hỏa táng để thực hiện hỏa táng thi thể. Nhưng luật cũng cấm việc hỏa táng mà không được phép từ thân nhân hay cảnh sát.
Trong một số trường hợp, cảnh sát không cho phép hỏa thiêu thi thể vô thừa nhận do lo ngại họ có thể bị kiện bởi thân nhân người chết.
Theo Danviet
Treo mình trên cột điện bốc cháy ngùn ngụt ở Trung Quốc Một thợ điện Trung Quốc không rõ danh tính bị dòng điện cao thế làm bất tỉnh trong khi lửa cháy ngùn ngụt ngay bên trên. Theo Mirror, sự việc xảy ra khi người thợ điện đang tiến hành công việc sửa chữa trên một cột điện ở thành phố Quý Dương, thủ phủ của tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Trong video, người...