Ấn Độ cảnh báo về lập trường của Trung Quốc đối với Pakistan
Theo tờ Indian Express, Đoàn đại biểu đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền đã chuyển thông điệp đến ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) rằng thiện chí mà Bắc Kinh đang có ở Ấn Độ có thể bị ảnh hưởng, nếu Bắc Kinh hậu thuẫn Pakistan.
Cảnh sát Ấn Độ tuần tra trên đường phố ở trung tâm thành phố Srinagar, Kashmir. (Nguồn: Reuters)
Trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây, đoàn đại biểu gồm 11 thành viên của BJP do Tổng thư ký Arun Singh dẫn đầu cũng hối thúc Trung Quốc có biện pháp để tăng nhập khẩu từ Ấn Độ, qua đó giảm mức thâm hụt thương mại hiện ở mức gần 58 tỷ USD.
Video đang HOT
Phát biểu với tờ Indian Express, ông Singh nêu rõ, trong các cuộc trao đổi giữa hai đoàn đại biểu, thông điệp chủ chốt mà BJP đưa ra là “mỗi bên cần tôn trọng những quan ngại, những vấn đề nhạy cảm và nguyện vọng của bên kia”.
Chuyến thăm trên diễn ra trước thềm chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng Mười và sau khi New Delhi hủy bỏ quy chế đặc biệt của Jammu và Kashmir và tách bang này thành 2 vùng lãnh thổ liên bang.
Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ với động thái này, tuyên bố Ấn Độ phải tránh “những hành động đơn phương” ở Jammu và Kashmir vốn có thể gây ra căng thẳng trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh việc lập Ladakh thành vùng lãnh thổ liên bang là không thể chấp nhận. Trung Quốc cũng vận động Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức phiên họp kín, không chính thức hôm 16/8 để thảo luận về tình hình ở Jammu và Kashmir.
Theo baoquocte
Pakistan cáo buộc Ấn Độ gieo rắc mầm mống chiến tranh ở Kashmir
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan ở Kashmir nóng trở lại sau khi 1 thanh niên bị chết hôm 4/9 do vết thương khi tham gia biểu tình cách đây 1 tháng.
Đây là cái chết đầu tiên liên quan đến việc những vụ bạo lực được châm ngòi bởi quyết định của Ấn Độ xóa bỏ quyền tự trị tại Kashmir, khiến Pakistan phản ứng và quốc tế lo ngại.
Asrar Ahmed Khan, cư dân ở thành phố Srinagar đã tử vong vì vết thương nặng ở đầu trong cuộc biểu tình hôm 6/8. Một số nguồn tin nói rằng còn có 2 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình nhưng chính phủ Ấn Độ bác bỏ.
Cái chết của thiếu niên 18 tuổi đã khiến chính quyền Ấn Độ phải áp dụng các biện pháp an ninh nghiêm ngặt hơn ở Kashmir, nơi mà bạo lực luôn trực chờ bùng phát sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narenđra Modi xóa bỏ quyền tự trị tại Kashmir hôm 5/8 và điều hàng nghìn binh sỹ đến Thung lũng Kashmir, áp đặt các lệnh hạn chế đi lại và cắt đứt các liên lạc viễn thông. Khi còn quy chế tự trị, phần Kashmir do Ấn Độ kiểm soát được hưởng các đặc quyền như tự ban hành luật riêng, người ngoài bang không được mua đất, xin học bổng hay việc làm ở lĩnh vực công tại đây. Chính phủ Ấn Độ giải thích việc duy trì quyền tự trị cản trở sự phát triển kinh tế tại đây, và ngăn cản Kashmir hội nhập với liên bang Ấn Độ. Mất đi các đặc quyền, và bị kiểm soát gắt gao bởi các lệnh hạn chế đi lại, bị cắt liên lạc viễn thông, các cuộc biểu tình thường xuyên diễn ra, trong đó có biểu tình ném đá.
Trước các diễn biến mới, Pakistan cảnh báo, Ấn Độ đang "gieo giắc mầm mống chiến tranh" tại Kashmir, vốn là điểm nóng tranh chấp giữa 2 nước láng giềng có vũ khí hạt nhân. Người phát ngôn quân đội Pakistan Asif Ghafoor tuyên bố: "Liên quan đến Kashmir, lực lượng vũ trang Pakistan và 220 triệu dân sẵn sàng cho mọi tình huống. Chính phủ Pakistan đang cố gắng đánh thức lương tri của thế giới. Thủ tướng Pakistan cũng từng nói Pakistan là quốc gia có trách nhiệm. Chúng tôi không muốn để cuộc xung đột đi đến điểm mà hòa bình của thế giới và khu vực bị đe dọa. Do vậy đã đến lúc quốc tế cần đóng vai trò".
Người phát ngôn quân đội Pakistan cũng tái khẳng định quan điểm lâu nay của nước này là không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Thủ tướng Pakistan cũng cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tranh mới với Ấn Độ, nhưng Pakistan sẽ không hành động trước. Cư dân nhiều thành phố ở Pakistan trong tuần qua đã xuống đường biểu tình, hưởng ứng lời kêu gọi "một ngày hành động" do chính phủ phát động để bày tỏ tình đoàn kết với Kashmir cũng như thu hút sự chú ý của quốc tế đối với vấn đề Kashmir. Mặc dù Pakistan nhiều lần đe dọa đưa vấn đề Kashmir lên Liên Hợp Quốc và kêu gọi quốc tế coi đó là vấn đề nghị sự toàn cầu nhưng giới phân tích cho rằng, Pakistan không có nhiều sự lựa chọn. Pakistan tuy tuyên bố cứng rắn nhưng sẽ tránh chiến tranh bằng mọi giá bởi nền kinh tế đang trong cơn suy thoái của nước này không cho phép chiến tranh vào thời điểm này.
Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố toàn bộ chủ quyền đối với Kashmir (nơi đa số dân theo đạo Hồi) nhưng hiện mỗi bên chỉ kiểm soát một phần và đã có 2 cuộc chiến tranh vì tranh chấp vùng đất này. Quân đội 2 nước cũng thường xuyên đấu súng qua Làn ranh Kiểm soát dài 740 km phân chia Kashmir. Ấn Độ cáo buộc Pakistan ủng hộ các nhóm phiến quân đòi ly khai ở phần Kashmir do Ấn Độ kiểm soát kể từ những năm 1980 nhưng Pakistan bác bỏ, khẳng định chỉ ủng hộ về mặt chính trị cho người dân Kashmir (phần do Ấn Độ quản lý) vốn mong muốn trở nên độc lập hoặc sát nhập với Pakistan.
Pakistan đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Anh, và các nước khác để gia tăng sức ép lên Ấn Độ nhưng Ấn Độ luôn bác bỏ sự trung gian của bên thứ ba. Hôm qua, các Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Saudi Arabia đã đến Islamabat hội đàm với Thủ tướng Pakistan Imran Khan về vấn đề Kashmir. Pakistan đang cân nhắc triệu tập 1 phiên họp cuả Tổ chức Hợp tác Hồi giáo OIC (gồm 57 thành viên) để bàn cách giải quyết khủng hoảng ở Kashmir./.
Theo Trần Nga/VOV1 (tổng hợp)
Kashmir tiếp tục nóng: Mỹ phản ứng trước sau không đồng nhất Chỉ trong một thời gian ngắn, Washington lại có những phát biểu khác nhau về tình hình Kashmir. Ba ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Ấn Độ và Pakistan sẽ có thể tìm được một giải pháp mang tính hòa giải cho vấn đề Kashmir, mới đây Washington lại cho hay, họ đang "rất quan ngại trước những báo cáo...