Ấn Độ cảnh báo nguy cơ không tặc
Tình báo Ấn Độ cảnh báo nguy cơ khủng bố tấn công đường bay của Hãng hàng không Air India giữa New Delhi và thủ đô Kabul của Afghanistan, theo tờ The Times of India.
Máy bay của hãng Air India – Ảnh: Reuters
Hiện nay, sân bay quốc tế Indira Gandhi ở New Delhi đang được đặt trong tình trạng thắt chặt an ninh và nhà chức trách đã thiết lập các vòng kiểm soát nghiêm ngặt đối với tất cả mọi người ra vào, kể cả nhân viên sân bay. Nhân viên mặt đất được yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng hành lý xách tay của từng hành khách, đặc biệt là những người sử dụng Hãng Air India.
Ngoài ra, theo The Times of India ngày 4.1, lực lượng đặc nhiệm sẽ tăng cường tuần tra quanh sân bay bằng xe quân sự gắn súng máy trong khi số lượng cảnh sát chìm đi theo bảo vệ các chuyến bay cũng được tăng lên. Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ thắt chặt an ninh nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào cuối tháng 1.
Trọng Kha
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Những tiết lộ ngạc nhiên của "không tặc" trực tiếp lên kế hoạch cướp máy bay
Một trong những vụ không tặc đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới xảy ra khi chiếc máy bay chở khách của Chính phủ Myanmar bị bắt cóc và buộc phải hạ cánh trên một bãi biển hoang vắng. Sự việc đã xảy ra cách đây 60 năm, nay được tiết lộ thêm thông tin của người trực tiếp lên kế hoạch và tiến hành thực hiện - Saw Kyaw Aye.
Cướp máy bay để buôn lậu vũ khí
Ngồi trong chiếc ghế bành, Saw Kyaw Aye, 90 tuổi - thành viên của Tổ chức Liên minh Dân tộc Karen (KNDO) - một lực lượng đòi ly khai khỏi Myamar từ năm 1948 đến nay nhắm mắt lại một giây, ông Aye hồi tưởng lại thời điểm năm 1954, khi ấy ông 30 tuổi, mang quân hàm Thiếu tá.
Để thực hiện âm mưu táo bạo: đánh cắp một chiếc máy bay loại Dakota DC-3 và sử dụng nó để buôn lậu vũ khí, ông Aye và 3 thành viên khác của nhóm Karen mua vé của hãng Union of Burma Airways trong chuyến bay từ Rangoon đến Thủ đô Arakan, Sittwe. Chiếc máy bay cất cánh vào ngày 25 với 4 phi hành đoàn và 14 hành khách, trong đó có cả sĩ quan quân đội.
Sau khi chuyến bay cất cánh được 2 giờ, Aye lẻn vào buồng lái, rồi hét vào mặt phi công người Anh - Đại úy AE Hare: "Tôi sẽ chết cho "quốc gia Karen" của chúng tôi, còn các ông cũng muốn chết cùng chứ?". Nhận thức rõ sự nguy hiểm, viên cơ trưởng Hare xin đầu hàng.
Aye nhanh chóng rút bản đồ đã chuẩn bị sẵn và chỉ vào một vị trí ở gần biên giới Myamar - Thái Lan. Trên dãy núi Dawna có một sân bay nhỏ - nơi còn sót lại vũ khí của quân đội Anh và Nhật Bản. Nhóm không tặc dự định hạ cánh ở đó. Trong 3 giờ bay, Aye chăm chú nhìn xuống mặt đất, cố gắng tìm kiếm đường băng đã yêu cầu các phiến quân khác chuẩn bị sẵn trước đó, nhưng không thấy. Lúc này, Aye phỏng đoán rằng, có lẽ không ai trong nhóm phiến quân tin vụ cướp máy bay này có thể thành công.
Thậm chí trước đó, khi Aye trình bày kế hoạch cướp máy bay với 2 chỉ huy cao cấp nhất của phiến quân Karen, đã bị từ chối. Một trong số họ còn gọi Aye là một kẻ ngốc. Nhưng Aye vẫn quyết thực hiện kế hoạch táo bạo của mình, mà không biết chắc liệu sẽ nhận được sự hậu thuẫn của thành viên nào trong nhóm hay không? Đó là một kế hoạch bí mật. Chỉ có các chỉ huy cấp cao của KNDO biết, ngay cả những thành viên trong gia đình Aye cũng không biết.
Nhưng vấn đề là chiếc máy bay Aye cướp đang ở trong tình trạng cần phải hạ cánh khẩn cấp vì sắp hết nhiên liệu. Không có đường băng, trong cơn tuyệt vọng, phi công buộc phải cố gắng hạ cánh xuống một bãi biển hoang vắng. Sau 2 lần hạ cánh không thành công, trước khi chuẩn bị thử lần thứ ba thì chiếc máy bay lao xuống bãi cát.
May mắn, hành khách và phi hành đoàn đều an toàn rời khỏi chiếc máy bay. Còn nhóm không tặc đã phát hiện ra chiếc máy bay chở theo một số hòm kim loại nặng. Đó là những hòm đựng tiền mặt - 700.000 kyat (vào khoảng 700 đôla hay 400 bảng) được vận chuyển từ ngân hàng tới các chi nhánh tại Myanmar. Sau khi phiến quân rút, hành khách và phi hành đoàn được phép quay trở lại máy bay. Chiếc máy bay được tiếp nhiên liệu, cất cánh quay về.
Vì vụ không tặc này mà cựu phiến quân Karren bị Chính phủ Myanmar săn lùng suốt 7 năm. Saw Kyaw Aye về sau trở thành một nhân vật cấp cao trong lực lượng phiến quân Karen và tham gia nhiều lần vào các cuộc đàm phán hòa bình giữa phiến quân với Chính phủ Myamar.
Câu chuyện có thật được mong đợi nhất thế giới
Đó là câu chuyện có giá trị với các nhà làm phim Hollywood. Nhưng theo quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt của Myanmar, trong 50 năm qua, những ai muốn biết về câu chuyện chỉ có thể đi đến nhà ông Saw Kyaw Aye. Các tướng lĩnh không muốn mọi người tìm hiểu về nhóm phiến quân cướp máy bay của Chính phủ.
Nhưng bây giờ, sự kiểm duyệt được nới lỏng và câu chuyện được xuất bản trong cuốn sách hồi năm ngoái, với tiêu đề "The World's First Hijacking" (Vụ cướp máy bay đầu tiên của thế giới).
Câu chuyện hiện đang được dựng thành phim, nhưng nằm trong tầm kiểm duyệt. Theo đó, kịch bản phải được sự chấp thuận và sau khi bộ phim hoàn thành, phải được kiểm tra một lần nữa. Trong 11 năm qua, kịch bản phim về vụ cướp máy bay của Anthony đã được Chính phủ Myanmar phê duyệt.
Theo NTD/BBC
Không tặc đầu tiên trên thế giới kể lại vụ cướp máy bay táo tợn cách đây 60 năm Một trong những vụ không tặc đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới xảy ra khi chiếc máy bay chở khách của chính phủ Myanmar bị bắt cóc và buộc phải hạ cánh trên một bãi biển hoang vắng cách đây 60 năm. Những tên cướp máy bay ngày ấy, giờ đây đã gần 90 tuổi. Hãng tin BBC vừa có...