Ấn Độ cảnh báo đáp trả Trung Quốc bằng vũ lực
Cáo buộc Trung Quốc gây sức ép tâm lý với Ấn Độ, lãnh đạo cấp cao của Đảng Bharatiya Janata Hindu (BJP) – ông Yashwant Sinha hôm 30/5 tuyên bố, nếu được bầu lên nắm quyền, đảng của ông sẽ đáp trả thẳng tay bất kỳ hành động nào như thế từ Bắc Kinh.
Ông Yashwant Sinha
“ Vũ lực sẽ được đáp trả bằng vũ lực”, ông Sinha đã phát biểu như vậy tại Viện Brookings khi được hỏi về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc và Pakistan nếu đảng BJP lên cầm quyền.
Ông Sinha đang có chuyến thăm cá nhân đến Mỹ. Ông này cáo buộc Trung Quốc đang dùng chiến tranh tâm lý với Ấn Độ bằng việc thường xuyên xâm phạm lãnh thổ nước này cũng như đưa ra những lời đe dọa đối với việc Ấn Độ tham gia khai thác dầu khí ở Biển Đông. Lãnh đạo cấp cao của Đảng BJP tuyên bố mạnh mẽ và đầy thách thức rằng, New Delhi sẽ không để Trung Quốc giành thế thượng phong trong cuộc chiến tranh tâm lý đó.
Video đang HOT
“Tàu thuyền của chúng tôi đang tìm kiếm hydro carbon ở Biển Đông và Trung Quốc tìm cách dọa dẫm chúng tôi. Quan điểm của BJP là chúng tôi sẽ không chùn bước. Chúng tôi sẵn sàng đối đầu với họ. Vũ lực sẽ được đáp trả bằng vũ lực”, ông Sinha tuyên bố.
Trong những phát biểu của mình, ông Sinha cũng cho rằng, hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan đang để mắt tới lãnh thổ của Ấn Độ. “Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với toàn bộ một bang nằm trong lãnh thổ Ấn Độ, đó là bang Arunachal Pradesh. Nhiều người trong chúng tôi tin rằng, Trung Quốc đang tìm cách bao vây Ấn Độ từ mọi phía để kiềm chế sự phát triển của chúng tôi. Vì thế, thỉnh thoảng họ lại khiêu khích chúng tôi ở biên giới”, ông Sinha cho biết.
“Tuy nhiên, Ấn Độ đang nổi lên là một nước mạnh trong 5 thập kỷ qua. Tình hình toàn cầu cũng đã thay đổi. Trung Quốc biết và Ấn Độ cũng biết, vấn đề biên giới sẽ không được giải quyết bằng một cuộc đụng độ vũ trang mà phải thông qua các cuộc đàm phán”, ông Sinha nói thêm.
Theo VNMEdia
Trung Quốc phản pháo phát biểu của ngoại trưởng Mỹ
Bắc Kinh lên tiếng đáp trả phát biểu mới đây của bà Hillary Clinton có liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi. Ảnh: Kyodo/AP
"Chúng tôi đã biết các thông tin liên quan và bày tỏ sự quan ngại về điều này. Theo những gì chúng tôi biết, về vấn đề Biển Đông, các nước thành viên ASEAN không tham gia tranh chấp và các nước ngoài khu vực này đều không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền", báo Philippines Star dẫn lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Phát biểu này được đăng trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc cũng cho hay Bắc Kinh theo đuổi việc giải quyết tranh chấp thông quan thương lượng với các nước liên quan trực tiếp.
Phát biểu của ông Hồng là phản ứng đầu tiên của Trung Quốc đối với phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Clinton. Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại của Thượng viện Mỹ hôm 23/5, bà Clinton cho rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông vượt quá sự cho phép của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Tại phiên điều trần kể trên, ngoại trưởng Clinton cùng các tướng lĩnh quân sự Mỹ đã có lời đề nghị mạnh mẽ về việc Mỹ nên tham gia vào UNCLOS 1982. Bà Clinton cho rằng việc Mỹ không phê chuẩn công ước này làm suy yếu sự ủng hộ của Washington đối với các đồng minh trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Đối với vấn đề ở Biển Đông, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã khẳng định từ năm 2010 rằng dù không phải là một nước có liên quan tới tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này, nhưng Mỹ vẫn có lợi ích đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như tự do hàng hải tại các vùng nước vốn nằm trên tuyến đường biển trọng yếu của thương mại toàn cầu.
Trung Quốc thì muốn giới hạn việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trong phạm vi các nước có tuyên bố chủ quyền liên quan. Trong khi đó Mỹ luôn kêu gọi một giải pháp đa phương đối với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, Bắc Kinh hôm qua tuyên bố hoanh nghênh đại sứ mới được chỉ định của Philippines, bà Sonia Brady và mong nhà ngoại giao này sớm sớm nhận nhiệm vụ.
"Chúng tôi hoanh nghênh chính phủ Philippines cử đại sứ tới Bắc Kinh càng sớm càng tốt, và chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp cải thiện những trao đổi giữa hai nước thông qua các kênh ngoại giao", Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Trung Quốc và Philippines có căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ đầu tháng trước. Không bên nào có dấu hiệu nhượng bộ, trong khi căng thẳng liên tục gia tăng với các diễn biến khác nhau.
Theo VNExpress
Lối thoái nào cho tranh chấp Philippines-Trung Quốc? Tờ China Daily - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay (28/5) đăng tải một bài viết, trong đó tuyên bố sẽ dùng vũ lực ở Biển Đông nếu thấy cần thiết. Tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông Theo China Daily, Manila đang doạ dẫm Bắc Kinh bằng một loạt những hành động như quấy nhiễu tàu...