Ấn Độ “cạn” nhiều loại đạn dược nếu chiến tranh 10 ngày
Kho đạn dược của Ấn Độ đang trải qua sự thiếu hụt nghiệm trọng, ảnh hưởng đến cả việc tập huấn của binh lính và khả năng đối phó với chiến tranh nếu xảy ra.
61/152 loại đạn dược của Ấn Độ chỉ đủ dùng trong 10 ngày (Ảnh minh họa)
Trong tổng số 152 loại đạn dược mà quân đội Ấn Độ cho là cần thiết trong một cuộc chiến tranh, có tới 61 loại chỉ đủ dùng trong 10 ngày, Cơ quan Tổng Kiểm soát và Kiểm toán Ấn Độ (CAG) cho biết.
Hiện, quân đội Ấn Độ được yêu cầu phải có đủ đạn dược cho một cuộc chiến căng thẳng ngắn kéo dài 20 ngày. Trước đây, quân đội nước này cần có nguồn cung, phụ tùng và đạn dược – được gọi là Dự trữ Hao tổn Chiến tranh (WWR) – cho một cuộc chiến kéo dài 40 ngày. Năm 1999, WWR được thu gọn lại chỉ còn 20 ngày.
Trong báo cáo của CAG trình lên Quốc hội Ấn Độ ngày 21.7, chỉ 20% kho vũ khí (tương đương 31 loại đạn dược) của quân đội nước này đủ dùng trong 40 ngày, India Today đưa tin.
Ngoài ra, 12 loại đạn dược có thể dùng trong 30-40 ngày và 26 loại đạn chỉ đủ dùng dưới 20 ngày.
Mặc dù nguồn dự trữ của một số loại đạn dược quan trọng đã được cải thiện trong thời gian qua như thuốc nổ và các vật liệu phá dỡ, đạn dược cho Phương tiện Chiến đấu Bọc thép (AFV) và pháo binh “nhằm duy trì sức mạnh của hỏa lực đang ở dưới mức cần thiết”.
Video đang HOT
Binh lính chịu ảnh hưởng lớn bởi sự thiếu hụt đạn dược (Ảnh minh họa)
Trước đó, chính phủ trước đó đã có một kế hoạch tên Lộ trình Đạn dược, nhằm nhanh chóng bổ sung các loại vũ khí còn thiếu. Tuy nhiên, báo cáo của CAG cho biết “mặc dù đã trải qua hơn ba năm, từ tháng 3 năm 2013, không có sự cải thiện đáng kể trong kho đạn dược của WWR”.
Thiếu trữ lượng đạn dược đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đào tạo của quân đội Ấn Độ.
Vì thiếu đạn dược, các trụ sở chính của quân đội buộc phải hạn chế trong việc tập huấn. Theo báo cáo của CAG, năm 2016, trong số 24 loại đạn dược cần thiết để tập huấn, chỉ có ba loại đủ dùng trong vòng hơn 5 ngày.
“Đa số đạn dược tập huấn (từ 77 đến 88%) không đủ dùng trong 5 ngày”, báo cáo viết.
Lo ngại về tình trạng thiếu hụt đạn dược, gần đây, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu quân đội mua vũ khí khẩn cấp.
Quân đội Ấn Độ đã xác định 46 loại đạn dược vào danh sách cực kỳ quan trọng, trong đó khoảng một nửa là bom mìn và có 10 hệ thống vũ khí, các nguồn tin nói với India Today.
“Những thứ này có thể được mua ngay lập tức bằng cách bỏ qua các thủ tục phức tạp kéo dài”, một quan chức cao cấp cho biết.
Theo Danviet
Thực chất lời đe dọa chiến tranh của báo Trung Quốc với Ấn Độ
Lời lẽ cứng rắn của Global Times có thể là đòn chiến tranh tâm lý nhằm kích động phản ứng đáp trả từ giới học giả Ấn Độ.
Global Times đe dọa sẽ có "đối đầu tổng lực" nếu Ấn Độ không rút quân khỏi Doklam. Ảnh minh họa: CCTV.
Global Times, tờ báo nổi tiếng với luận điệu cứng rắn của Trung Quốc, hôm 17/7 đăng bài xã luận bằng tiếng Anh, cảnh báo về một cuộc "đối đầu tổng lực" với Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa hai nước kéo dài suốt một tháng qua ở cao nguyên Doklam thuộc Bhutan.
Căng thẳng bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp trên cao nguyên Doklam để xây dựng các công trình giao thông. Sau khi phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái của phía Trung Quốc, theo Quartz.
Bắc Kinh lập tức cáo buộc New Dehli "xâm phạm lãnh thổ" và lên tiếng yêu cầu các lực lượng quân đội Ấn Độ rút về nước. Bài xã luận của Global Times khiến nhiều học giả Ấn Độ tin rằng đây là chủ trương của giới lãnh đạo Trung Quốc, lo ngại tình hình có thể leo thang thành một cuộc xung đột đẫm máu.
Tuy nhiên, Rajiv Ranjan, phó giáo sư Trường Nghệ thuật Tự do thuộc Đại học Thượng Hải, cho rằng những tuyên bố hùng hồn mà Global Times đưa ra chỉ là "đòn gió" và các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ cần tỉnh táo để không bị sập "bẫy khiêu khích" của tờ báo này.
Theo Ranjan, chỉ có 1-2% báo chí Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh, chủ yếu là những tờ báo cổ súy cho chủ nghĩa dân tộc, trong đó có Global Times. Phần lớn những "chuyên gia" thường xuyên viết bài trên mục xã luận của tờ báo này lại có vốn kiến thức về chính trị không thực sự phong phú.
Hầu hết học giả Trung Quốc nổi tiếng của Trung Quốc đều viết bài bằng tiếng Trung và không được biết đến nhiều ở nước ngoài. Các nhà phân tích chính trị Ấn Độ thường không tiếp cận được với các bài bình luận của họ, thay vào đó là những bài viết với các cụm từ đầy đe dọa như "dạy một bài học" hay "xem xét lại chính sách của Trung Quốc với vùng Sikkim" trên các tờ báo tiếng Anh của Trung Quốc.
Cao nguyên Doklam, tâm điểm căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: BBC.
Ngoài bài xã luận đầy ngôn ngữ kích động của Global Times, phần lớn báo chí Trung Quốc đưa tin về căng thẳng với Ấn Độ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, tuần trước đăng lại bài xã luận từ ngày 22/9/1962, nhằm nhắc nhở Ấn Độ về "bài học cay đắng" trong cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn và cảnh báo rằng Trung Quốc có thể gây ra "thiệt hại lớn hơn nhiều so với năm 1962". Tuy nhiên, bài viết này nhanh chóng bị gỡ bỏ ngay sau đó. Phiên bản tiếng Trung của tờ báo không hề đăng bài xã luận, thậm chí không đưa tin về căng thẳng trên cao nguyên Doklam vào ngày hôm đó.
Hãng thông tấn Xinhua cũng chỉ đăng bài bình luận bằng tiếng Anh yêu cầu Ấn Độ "nhận ra sai lầm và thể hiện thành ý nhằm tránh tình thế nghiêm trọng hơn, tạo ra hậu quả lớn hơn".
Ranjan cho rằng các bài viết bằng tiếng Anh trên Global Times là một phần trong "chiến tranh tâm lý" để kích động các chuyên gia, cố vấn chính sách chiến lược của Ấn Độ có những động thái đáp trả, nhằm tác động đến tính toán của New Delhi đối với Bắc Kinh.
Chiến thuật này của Global Times phần nào đã ảnh hưởng đến dư luận Ấn Độ, khi nhiều tờ báo, kênh truyền hình tiếng Hindu dẫn lại bài bình luận của họ và coi đây như một động thái đe dọa từ Trung Quốc. Cuộc chiến truyền thông này có thể khiến người dân Ấn Độ có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc và ngược lại.
Đây có thể là yếu tố thúc đẩy Ấn Độ và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán để tháo gỡ căng thẳng càng sớm càng tốt, nhưng truyền thông hai nước cũng phải hành xử một cách có trách nhiệm để không làm tăng nhiệt tình hình, Ranjan nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Chiến tranh Trung-Ấn - kịch bản nguy hiểm nhưng xa vời Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra chiến tranh vì căng thẳng ở biên giới song đây là một kịch bản xa vời. Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu căng thẳng một tháng qua tại biên giới. Ảnh: AP. Trung Quốc và Ấn Độ đang trải qua hơn một tháng căng thẳng. Giới...