Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với “cường quốc” vaccine?

Theo dõi VGT trên

Tại Ấn Độ, nơi có nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hàng triệu người đang chờ đợi vaccine Covid-19 trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đang càn quét quốc gia Nam Á.

Nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới sắp hết vaccine

Ấn Độ sản xuất hơn 60% lượng vaccine trên toàn cầu và là nơi đặt trụ sở của Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Năng lực sản xuất vaccine mạnh mẽ của Ấn Độ là lý do tại sao nước này trở thành nhà cung cấp chính cho chương trình COVAX Facility – sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu, cung cấp vaccine miễn phí hoặc chiết khấu cho các quốc gia có thu nhập thấp. Theo thỏa thuận ban đầu được công bố vào năm 2020, SII sẽ sản xuất tới 200 triệu liều vaccine cho 92 quốc gia trên thế giới.

Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với cường quốc vaccine? - Hình 1

Các thùng vaccine AstraZeneca do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất và cung cấp thông qua sáng kiến COVAX đã đến Mogadishu, Somalia vào ngày 15/3. Ảnh: CNN

Tình hình dịch bệnh hiện tại ở Ấn Độ đã có sự khác biệt rõ rệt so với chỉ vài tháng trước. Làn sóng Covid-19 mới đã bùng phát tại Ấn Độ vào đầu tháng 3. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế Ấn Độ, ngày 18/4, Ấn Độ báo cáo 261.500 ca mắc Covid-19 mới, số ca mắc bệnh cao nhất trong một ngày từ trước tới nay.

Các bang và thành phố tại Ấn Độ đang áp đặt các biện pháp hạn chế mới, bao gồm lệnh giới nghiêm vào cuối tuần và ban đêm ở Delhi, nơi sinh sống của 19 triệu người.

Theo CNN, nguồn cung vaccine tại Ấn Độ đã gần cạn kiệt, với ít nhất 5 bang báo cáo tình trạng thiếu hụt vaccine nghiêm trọng và thúc giục chính phủ liên bang có biện pháp hành động.

Trước tình trạng thiếu hụt vaccine, chính phủ Ấn Độ và SII đã chuyển trọng tâm từ việc cung cấp vaccine cho chương trình COVAX sang ưu tiên cho công dân của họ.

Chương trình COVAX, do Liên minh toàn cầu vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều hành, cho biết: “Việc cung cấp vaccine từ Viện Huyết thanh của Ấn Độ sẽ bị trì hoãn vào tháng 3 và tháng 4. Sự chậm trễ trong việc đảm bảo nguồn cung vaccine Covid-19 do SII sản xuất là do nhu cầu tại Ấn Độ tăng lên”.

Cho đến nay, Ấn Độ đã cung cấp cho COVAX 28 triệu liều vaccine AstraZeneca và dự kiến sẽ cung cấp thêm 40 triệu liều vaccine vào tháng 3 và 50 triệu liều vào tháng 4. COVAX cho biết, chính phủ Ấn Độ vẫn đang thảo luận về việc hoàn thành cung cấp vaccine.

Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ phải tạm dừng việc cung cấp vaccine cho COVAX. Vào tháng 1, chính phủ Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu vaccine AstraZeneca do SII sản xuất theo hợp đồng cho hãng dược phẩm của Anh “vì muốn ưu tiên cho những nhóm dễ bị tổn thương và cần vaccine nhất”, Giám đốc điều hành SII Adar Poonawalla nói.

Tuy nhiên, sự chậm trễ nhiều lần trong việc cung cấp vaccine đã ảnh hưởng nặng nề đến các nước nghèo. Giám đốc cơ quan kiểm soát dịch bệnh của châu Phi cảnh báo việc Ấn Độ chậm xuất khẩu vaccine có thể là “thảm họa” đối với châu lục này. Trong khi đó, Pakistan, một trong những nước nhận nguồn vaccine lớn từ COVAX, quyết định cho phép nhập khẩu và bán vaccine tư nhân để lấp đầy “khoảng trống” vaccine.

Ấn Độ đang cung cấp 2 loại vaccine trong nước là Covishield do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển và Covaxin do công ty địa phương Bharat Biotech phát triển.

Ấn Độ đã bắt đầu chương trình tiêm chủng vào tháng 1 cho các nhân viên y tế và các nhóm ưu tiên, với mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 300 triệu người vào tháng 8. Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng đã có khởi đầu chậm chạp và phải đối mặt với sự do dự của người dân, đặc biệt là đối với vaccine Covaxin, được chấp thuận sử dụng khẩn cấp trước khi dữ liệu hiệu quả của thử nghiệm giai đoạn 3 được công bố.

Cho đến nay, chỉ 14,3 triệu người được tiêm chủng đầy đủ, chiếm hơn 1% trong tổng số 1,3 tỷ dân của Ấn Độ, theo Đại học Johns Hopkins.

Mặc dù vậy, niềm tin của công chúng đã tăng lên khi chính phủ Ấn Độ thực hiện một chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm giảm bớt lo ngại về vaccine và chương trình tiêm chủng đã tăng tốc.

Video đang HOT

Khi số ca mắc Covid-19 mới hàng ngày tăng nhanh vào tháng 3 và tháng 4, một số bang tại Ấn Độ bắt đầu báo cáo tình trạng thiếu vaccine nghiêm trọng.

Tại bang Odisha, gần 700 trung tâm tiêm chủng đã phải đóng cửa vào tuần trước do tình trạng thiếu hụt vaccine. Các quan chức y tế cảnh báo bang này sẽ sớm cạn kiệt nguồn dự trữ vaccine sẵn có.

Rajesh Bhaskar, một quan chức y tế ở Punjab tuần trước nói rằng, bang có khoảng 450.000 liều vaccine Covishield và 30.000 liều vaccine Covaxin. Theo thống kê mới nhất của chính phủ, bang Punjab là nơi sinh sống của hơn 27 triệu người. “Chúng tôi muốn tiêm chủng ít nhất cho khoảng 100.000 người/ngày và nguồn cung hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu đó”, ông Bhaskar nói.

Quan chức Y tế bang Maharashtra Rajesh Tope cho biết, một số quận ở bang đã phải tạm ngừng hoạt động tiêm chủng, trong đó có hơn 70 trung tâm ở Mumbai đã đóng cửa vào tuần trước. Tính đến ngày 15/4, bang Maharashtra đã tiêm chủng hơn 11,1 triệu liều vaccine, nhiều nhất so với bất kỳ bang nào, theo Bộ Y tế Ấn Độ.

“Ở các thành phố của bang Maharashtra, chúng tôi thành lập các đội để đưa tất cả những người trên 45 tuổi đi tiêm vaccine. Mọi người đến các trung tâm tiêm chủng, nhưng nhân viên y tế nói rằng họ chưa nhận được vaccine, vì vậy người dân nên về nhà”, ông Tope nói.

VOV.VN – Lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 22/4, trong bối cảnh số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Ấn Độ tăng liên tục trong 40 ngày qua, khiến cho hệ thống y tế nước này rơi vào tình trạng quá tải.

Lý do khiến Ấn Độ thiếu hụt vaccine Covid-19 nghiêm trọng

Cựu Tổng Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) Nirmal Kumar Ganguly cho biết, có một số thách thức góp phần vào sự thiếu hụt vaccine, một trong số đó là nguồn cung cấp nguyên liệu thô.

“Ấn Độ có đủ năng lực để sản xuất, nhưng chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn trong thời gian đại dịch. Công thức vaccine và nguyên liệu cần thiết không thể thay đổi ngay lập tức, vì vậy chúng tôi phải dựa vào nguồn nguyên liệu được nhập khẩu”, ông Ganguly cho biết.

Mỹ đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với việc xuất khẩu các nguyên liệu thô quan trọng để sản xuất vaccine và EU cũng đã thắt chặt các hạn chế tương tự đối với xuất khẩu vaccine Covid-19. Ông Ganguly cho biết, Ấn Độ hiện đang nỗ lực để “thích nghi với các vật liệu được sản xuất trong nước hoặc các nước láng giềng như Singapore”.

Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với cường quốc vaccine? - Hình 2
Người dân đứng bên ngoài một trung tâm tiêm chủng ở Mumbai ngày 9/4 sau khi nhận được thông báo không còn vaccine Covid-19. Ảnh: Reuters

Ông Ganguly nói thêm rằng, một thách thức gây ra tình trạng thiếu vaccine nữa là sự phụ thuộc của Ấn Độ vào SII. Ấn Độ có những nhà sản xuất vaccine khác trong nước, chẳng hạn như Bharat Biotech, nhưng SII vẫn là nhà sản xuất lớn nhất.

“Nhu cầu đã đặt ra mục tiêu rõ ràng rằng chúng tôi cần phải mở rộng năng lực sản xuất. Chúng tôi là một trong những nhà xuất khẩu vaccine nhưng việc này được thực hiện bởi 2 hoặc 3 công ty của Ấn Độ vào lúc này, phần còn lại không phải là những ‘người chơi lớn’ và một số trong số họ hoàn toàn mới trong việc sản xuất vaccine”, ông Ganguly nói.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan lại cho rằng, vấn đề thiếu hụt vaccine là do việc lên kế hoạch và quản lý kém, không phải do nguồn cung. “Chúng tôi đang cung cấp vaccine cho các bang một cách kịp thời, các bang nên xem xét có bao nhiêu liều vaccine chưa sử dụng tại mỗi chuỗi cung ứng lạnh”, ông Bhushan nói.

Mặc dù chuyến hàng vào phút chót từ chính quyền đã cứu bang Uttarakhand khỏi tình trạng thiếu hụt vaccine hoàn toàn, nhưng đó vẫn chưa phải là một giải pháp tuyệt đối và “nguồn cung là không thể đoán trước”, quan chức y tế Kuldeep Martolia cho biết.

Một dấu hiệu cho thấy chính phủ Ấn Độ đang cảm thấy áp lực với việc thiếu hụt vaccine đó là họ đã có những hành động nhằm cho phép nhập khẩu vaccine. Ngày 13/4, Ấn Độ thông báo sẽ theo dõi nhanh các phê duyệt khẩn cấp đối với vaccine đã được WHO hoặc các cơ quan chức năng ở Mỹ, châu Âu, Anh và Nhật Bản chấp thuận.

Mặc dù vậy, các công ty vẫn phải nộp đơn xin phê duyệt vaccine ở Ấn Độ, nhưng họ sẽ được miễn trừ việc tiến hành các thử nghiệm an toàn tại địa phương nhằm đẩy nhanh quá trình.

“Chúng tôi mong chờ các nhà sản xuất vaccine như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson và các công ty khác sẵn sàng đến Ấn Độ càng sớm càng tốt”, Tiến sĩ VK Paul, người đứng đầu lực lượng ứng phó Covid-19 của chính phủ Ấn Độ nói.

Động thái này là “một bước đi có tính toán” của chính phủ Ấn Độ để “đảm bảo chúng tôi có nhiều vaccine hơn”, ông Ganguly nói. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có thể mở rộng nguồn cung thông qua thị trường tư nhân, nhưng điều này cũng mang lại nhiều thách thức, bao gồm việc định giá vaccine để người nghèo có thể tiếp cận vaccine một cách công bằng.

Tuy nhiên, khả năng nhập khẩu vaccine từ nước ngoài cũng không phải là một giải pháp nhanh chóng vì các công ty như Pfizer và Moderna có các đơn đặt hàng khác phải hoàn thành trước, bao gồm cả việc cung cấp vaccine cho Mỹ.

Trong khi đó, làn sóng Covid-19 mới đang bùng phát tại Ấn Độ với số ca mắc bệnh tăng nhanh mỗi ngày. Hàng triệu người đang đổ về thành phố Haridwar ở Uttarakhand để dự lễ Kumbh Mela, lễ hội của người Hindu và là lễ hội tâm linh lớn nhất thế giới. Bất chấp những cảnh báo về rủi ro của dịch Covi-19, người dân đang tụ tập để tổ chức các buổi cầu nguyện, tham dự các nghi lễ và ngâm mình trên sông Hằng.

Hiện tại, các ca mắc bệnh liên quan đến lễ hội ở Haridwar đang tăng đột biến, khiến Ấn Độ phải áp đặt các biện pháp hạn chế mới vào ngày 15/4.

“Sự gia tăng số ca mắc bệnh lần này đe dọa tình hình dịch bệnh hiện tại ở Ấn Độ. Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này trước đây”, ông Ganguly nói./.

Nghịch lý nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới phải vật lộn tiêm chủng cho người dân

Ấn Độ - "thủ phủ" vaccine của thế giới, nơi sản xuất khoảng 60% lượng vaccine trên toàn cầu - hiện chỉ sản xuất được hơn một nửa lượng vaccine COVID-19 mà họ cần để sử dụng trong nước mỗi tháng. Hàng triệu dân nước này vẫn đang phải chờ vaccine khi làn sóng dịch bệnh thứ 2 đang càn quét quốc gia Nam Á.

Nghịch lý nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới phải vật lộn tiêm chủng cho người dân - Hình 1
Người dân tại một trung tâm tiêm chủng ở Mumbai phản ứng sau khi nhận được thông báo không còn vaccine COVID-19 Ảnh: Reuters

Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Ấn Độ phải cần khoảng 120 triệu liều vaccine mỗi tháng để duy trì tỷ lệ tiêm chủng trung bình, nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng khoảng 4 triệu liều/ngày. Tuy nhiên, Ấn Độ hiện chỉ sản xuất được 65 triệu liều vaccine/tháng.

Lý do đằng sau sự thiếu hụt này là gì? Tại sao sau một khởi đầu đầy thuận lợi, giờ đây, khi đến các trung tâm tiêm chủng, người dân chỉ thấy tấm biển thông báo: "Không còn vaccine"?

Gần đây, Ấn Độ đã có thể cân bằng giữa việc tiêm chủng cho người dân trong nước và xuất khẩu vaccine cho các quốc gia khác. Quốc gia Nam Á này không chỉ cung cấp vaccine cho các nước láng giềng và các quốc gia có thu nhập thấp, những nước như Anh, Canada và Saudi Arabia cũng đang chờ nguồn cung vaccine Covishield, loại vaccine của AstraZeneca/Oxford do Anh phát triển được sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII).

Nghịch lý nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới phải vật lộn tiêm chủng cho người dân - Hình 2
Bên trong phòng thí nghiệm tại Viện Huyết thanh Ấn Độ ở Pune, Ấn Độ. Ảnh: AP

Vào tháng 1, khi ghi nhận khoảng 10.000 ca mắc mới mỗi ngày, Ấn Độ cho rằng dường như họ đã kiểm soát được sự bùng phát của dịch COVID-19. Các cuộc khảo sát về kháng nguyên ở một số thành phố cho biết có đến 1/3 công dân có thể đã nhiễm virus. Điều này chứng tỏ Ấn Độ đang trên đà đạt được miễn dịch cộng đồng.

Động lực tích cực này tiếp tục được thúc đẩy khi Ấn Độ bắt đầu triển khai chương trình tiêm phòng COVID-19. Chính phủ tính rằng vì có sự hỗ trợ của vaccine nội địa, họ sẽ có đủ vaccine cho chương trình tiêm chủng chậm chạp của mình cho đến cuối năm, khi các loại vaccine nước ngoài khác cũng có thể được cơ quan quản lý dược phê duyệt.

Đến tháng 2, khi các quốc gia khác vẫn quay cuồng trong cơn bão COVID-19, các thành viên trong đảng của Thủ tướng Narendra Modi đã ca ngợi cách xử lý đại dịch "bậc thầy" của ông. Họ không biết rằng Ấn Độ sắp bị tấn công bởi làn sóng dịch bệnh thứ hai nguy hiểm hơn vào cuối tháng 3.

Nghịch lý nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới phải vật lộn tiêm chủng cho người dân - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 từ bệnh viện Ahmedabad đến khu vực dành cho bệnh nhân mới. Ảnh: AP

Giáo sư K. Srinath Reddy, Chủ tịch Tổ chức Y tế Công cộng Ấn Độ (PHFI) cho biết: "Chính phủ đã kết luận một cách sai lầm vào tháng 1 rằng Ấn Độ đã đạt được miễn dịch cộng đồng và đại dịch đã kết thúc. Khi các biến chủng virus mới xuất hiện, các ca mắc đã tăng trở lại, làn sóng dịch bệnh bùng phát càng mạnh mẽ trong một xã hội mở cửa, nhộn nhịp và nhiều người dân đã từ bỏ mọi biện pháp phòng dịch".

Ông Reddy nói thêm rằng những kế hoạch tiêm chủng nhàn nhã đã được lên kế hoạch trong tình huống "không còn đại dịch" có nguy cơ bị cuốn theo làn sóng dịch COVID-19.

Chính phủ sau đó cũng đã nhận ra rằng khi COVID-19 lây lan khắp Ấn Độ, hai loại vaccine, bao gồm Covishield của SII và Covaxin do Bharat Biotech phát triển, cũng không đủ để hỗ trợ quy mô khổng lồ của chiến dịch tiêm chủng.

Bharat Biotech chỉ sản xuất được 5 triệu liều vaccine/tháng. Viện Huyết thanh Ấn Độ cũng chỉ tung ra 60 triệu liều Covishield/tháng. Với việc Ấn Độ thúc đẩy đạt mục tiêu tiêm chủng khoảng 4 triệu liều/ngày, vào đầu tháng 4, một số bang đã phàn nàn về việc không có đủ vaccine vào thời điểm các ca bệnh tăng vọt. Câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn có rất nhiều vaccine được xuất khẩu ra nước ngoài?

Nghịch lý nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới phải vật lộn tiêm chủng cho người dân - Hình 4
Người dân Mumbai đi tiêm phòng COVID-19. Ảnh: AP

Một quan chức chính phủ trước đó tiết lộ rằng Ấn Độ đã xuất khẩu rất nhiều vaccine ra nước ngoài, khoảng 64 triệu liều vaccine trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3. Điều này khiến nhiều người thắc mắc về sự ưu tiên của chính phủ.

Giáo sư Giridhar Babu, chuyên gia tại Tổ chức Y tế Công cộng Ấn Độ, cho biết nước này cần cung cấp khoảng 7- 10 triệu liều vaccine mỗi ngày "nếu muốn giảm tỷ lệ tử vong". Tuy nhiên, ông nói: "Tôi không nghĩ Ấn Độ có thể đạt được mục tiêu này với chỉ 2 loại vaccine hiện có".

Hôm 12/4, trong khi một số bang yêu cầu New Delhi cung cấp thêm vaccine, nước này đã vượt qua Brazil trở thành quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai thế giới. Từ 12.000 ca mắc hàng ngày vào đầu tháng 3, Ấn Độ đã ghi nhận trên 100.000 ca mắc mỗi ngày trong tuần đầu tiên của tháng 4.

Nhận thấy Ấn Độ có thể cần lượng vaccine lớn do SII sản xuất để sử dụng trong nước, đặc biệt là sau khi bắt đầu tiêm chủng cho tất cả người dân trên 45 tuổi, từ ngày 1/4, chính phủ đã yêu cầu công ty tạm dừng xuất khẩu vaccine. Ấn Độ chỉ xuất khẩu 1,2 triệu liều trong tháng này.

Nhà phân tích chính trị Arati Jerath cho biết: "Ấn Độ đã chậm trễ trong việc đảm bảo sản xuất vaccine nhanh chóng, mặc dù đây là cường quốc vaccine thế giới. Quốc gia này cũng không lường trước được làn sóng thứ hai bất chấp những cảnh báo và tấm gương rõ ràng từ châu Âu và Mỹ".

Trong khi đó, SII và Bharat Biotech đã phải kêu gọi Ấn Độ cấp vốn để mở rộng cơ sở sản xuất vaccine, song chính phủ vẫn chưa đưa ra quyết định. SII đã yêu cầu cấp 400 triệu USD để tăng công suất sản xuất vacccine Covishield lên 100 triệu liều/tháng vào cuối tháng 5.

Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cho rằng với mức giá 2 USD/liều vaccine mà chính phủ trả cho SII, thay vì 3,30 USD theo yêu cầu, SII có rất ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận để đầu tư vào năng lực sản xuất mới.

Nghịch lý nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới phải vật lộn tiêm chủng cho người dân - Hình 5
Một tấm biển thông báo hết vaccine được treo trước cổng một trung tâm tiêm chủng ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AP

Một lý do khác dẫn đến tình trạng thiếu hụt vaccine hiện nay là chính phủ quá tin tưởng vào hai loại vaccine nội địa mà không đẩy nhanh việc phê duyệt các loại vaccine nước ngoài, chẳng hạn như vaccine Pfizer, Moderna và Sputnik V của Nga.

"Tại sao không tin tưởng vào một loại vaccine đã được chấp thuận tại một quốc gia tiên tiến?", kiến trúc sư Vikram Bakshi tại Mumbai nói. "Thật đáng thất vọng khi chính phủ đã không thực hiện một số phép tính vaccine đơn giản sớm hơn để nhận ra rằng hai loại vaccine hiện có sẽ không đủ cho dân số của chúng ta. Chúng ta đã mất quá nhiều thời gian ".

Cho đến hôm 13/4, Ấn Độ mới muộn màng quyết định sẽ nhập khẩu vaccine. Trong đó, Sputnik V sẽ là loại vaccine được chuyển đến nước này sớm nhất. Việc chờ đợi những loại vaccine khác sẽ lâu hơn vì các nhà sản xuất còn phải đáp ứng đơn đặt hàng của nhiều chính phủ khác.

Cho đến nay, Ấn Độ đã tiêm vaccine cho trên 115 triệu người trong tổng số 1,4 tỷ dân. Hàng triệu người Ấn Độ chưa được tiêm mũi thứ 2 đang lo lắng không biết họ có được tiêm đủ vaccine hay không. Theo các nhà phân tích, với tốc độ này, đến cuối năm 2023, Ấn Độ mới có thể tiêm chủng cho người dân toàn quốc. Điều này có nghĩa là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới có thể trở thành một trong những nhà sản xuất vaccine cuối cùng hoàn thành tiêm chủng cho người dân của mình.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
04:29:12 21/12/2024
Hãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/nămHãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/năm
15:16:34 20/12/2024
Cảnh báo 12 loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất tại MỹCảnh báo 12 loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất tại Mỹ
03:49:13 21/12/2024
Quyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường MỹQuyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường Mỹ
21:53:18 20/12/2024
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vongXe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong
10:47:02 21/12/2024
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
09:50:14 21/12/2024

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024

Tin mới nhất

LHQ gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo

LHQ gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo

12:10:02 22/12/2024
LHQ đang triển khai 10.960 binh sĩ gìn giữ hòa bình và 1.750 nhân viên, chủ yếu ở miền Đông của CHDC Congo. Năm 2023, Tổng thống nước này Felix Tshisekedi của nước này đã kêu gọi phái bộ đẩy nhanh tiến độ rời đi.
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi Thủ tướng Đức từ chức

Tỷ phú Elon Musk kêu gọi Thủ tướng Đức từ chức

12:08:34 22/12/2024
Bên cạnh đó, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đã chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội nhằm gửi lời chia buồn về thảm kịch trên tại nước Đức.
Thủ tướng Canada đối diện nguy cơ bị phế truất

Thủ tướng Canada đối diện nguy cơ bị phế truất

12:06:28 22/12/2024
Trước khi ông Singh đưa ra thông báo, một nguồn tin thân cận với Thủ tướng Trudeau cho biết ông sẽ nghỉ Giáng sinh để suy nghĩ về tương lai của mình và khó có thể đưa ra bất kỳ thông báo nào trước tháng 1 năm tới.
Lô vũ khí cuối cùng gửi Ukraine của Tổng thống Biden gồm những gì?

Lô vũ khí cuối cùng gửi Ukraine của Tổng thống Biden gồm những gì?

12:04:24 22/12/2024
Gói viện trợ theo chương trình USAI có thể là một trong những bước đi cuối cùng mà Mỹ thực hiện nhằm hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

11:07:25 22/12/2024
Tờ Die Welt đưa tin một kiện hành lý được tìm thấy trên ghế phụ và chưa rõ liệu có thiết bị nổ bên trong hay không , thêm rằng các cơ quan chức năng chưa loại trừ kịch bản này .
Bồ Đào Nha phản đối Nga sau vụ không kích trúng các đại sứ quán tại Kiev

Bồ Đào Nha phản đối Nga sau vụ không kích trúng các đại sứ quán tại Kiev

10:56:38 22/12/2024
Ngoại trưởng Rangel cũng tiết lộ Bồ Đào Nha sẽ phối hợp với Liên minh châu Âu để áp dụng thêm các biện pháp đáp trả Nga trong thời gian tới.
Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

09:11:05 22/12/2024
Sáng 20.12 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden hôm 19.12 đã điện đàm với Giáo hoàng Francis và nhận lời mời thăm Vatican vào tháng sau.
Mỹ tăng gấp đôi binh sĩ đóng tại Syria

Mỹ tăng gấp đôi binh sĩ đóng tại Syria

09:07:19 22/12/2024
Lầu Năm Góc ngày 19.12 cho biết hiện có 2.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Syria, hơn gấp đôi so với con số 900 binh sĩ như số liệu thời gian qua.
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức

Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức

07:44:20 22/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump gây áp lực khiến Hạ viện Mỹ chưa thông qua được dự luật chi tiêu và chính phủ đương nhiệm có nguy cơ bị đóng cửa.
Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

07:41:27 22/12/2024
Ông Yoon đã bị quốc hội luận tội và đình chỉ chức vụ, chờ tòa án xem xét phế truất. Đồng thời, nhiều cơ quan đã mở cuộc điều tra hình sự đối với ông về cáo buộc nổi loạn.
Khó lường với xung đột Nga - Ukraine

Khó lường với xung đột Nga - Ukraine

07:36:51 22/12/2024
Trong khi giao tranh trên chiến trường giữa Nga và Ukraine vẫn quyết liệt, các bên liên quan cũng đang thận trọng tìm kiếm công thức hòa bình để chấm dứt cuộc xung đột vốn kéo dài gần 3 năm qua.
Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng cho một cuộc 'đấu tên lửa' với Mỹ

Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng cho một cuộc 'đấu tên lửa' với Mỹ

07:32:27 22/12/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý về một cuộc đấu tên lửa tiềm tàng với Mỹ để chứng minh sức mạnh của tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik do Moscow sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Sao thể thao

11:39:31 22/12/2024
Hai em nhỏ được Thủ tướng Phạm Minh Chính bế trên SVĐ Việt Trì, Phú Thọ là những gương mặt thân quen làng bóng đá.
Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Làm đẹp

11:18:23 22/12/2024
Ngoài có mặt trong kem chống nắng, Titan dioxide còn được dùng trong các sản phẩm khác như phấn nén, đồ trang điểm có SPF, mỹ phẩm làm trắng hoặc kem dưỡng da.
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Netizen

11:08:34 22/12/2024
Một cụ 86 tuổi, nguyên là hiệu trưởng trường Trung học quyết tâm kết hôn cùng mối tình đầu của mình trong sự chúc phúc của con cháu và bạn bè.
Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Lạ vui

11:05:43 22/12/2024
Dấu tích thủ đô tráng lệ 2.700 tuổi của Vương quốc Assyria đã được tìm thấy bởi một nhóm khảo cổ quốc tế, nhờ máy đo từ trường.
Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Sáng tạo

11:04:24 22/12/2024
Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.
4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

Trắc nghiệm

11:04:12 22/12/2024
Trong cuộc sống, mỗi người đều có tính cách và khí chất riêng biệt. Điều thú vị là, nóng tính không đồng nghĩa với việc làm người không đáng tin, và bốn con giáp dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất.
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

11:03:27 22/12/2024
Trong công diễn 4 Chị đẹp đạp gió , diva Mỹ Linh gây bất ngờ khi thể hiện màn nhào lộn, ke đầu còn nữ ca sĩ Minh Tuyết chứng tỏ bản thân với màn đu dây hát bolero.
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao châu á

10:57:25 22/12/2024
Song Hye Kyo gây sốc với tạo hình nữ tu sĩ trong bộ phim Dark Nuns ; Jang Nara khóc khi nhận giải thưởng lớn ở SBS Drama Awards.
Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Mọt game

10:52:10 22/12/2024
Việc các game thủ cảm thấy nóng mặt khi bị game làm khó đã không còn là chuyện hiếm gặp. Dù vậy, đôi khi nếu có xả giận thì cơ hội vượt ải vẫn là cực kỳ khó khăn, khiến cơn giận ngày càng gia tăng mà gây ức chế, bực bội.
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp

Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp

Sức khỏe

10:50:47 22/12/2024
Một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2018 trên Tạp chí Journal of Drugs in Dermatology đã chỉ ra rằng, sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, bao gồm cả sáp ong, vượt trội hơn nhiều so với các sản phẩm có thành phần tổng hợp trong việc chăm sóc da nh...