Ấn Độ cấm xuất khẩu hành, Nepal chuyển sang nhập 100% hành Trung Quốc
Hành Trung Quốc tìm đường sang Nepal ngày một nhiều trước tình trạng nước này khan hiếm hành tây do không thể nhập khẩu từ Ấn Độ.
Giá hành Ấn Độ tăng cao do buôn lậu khiến Nepal đang quay sang nguồn hàng mới: Trung Quốc.
“Trong 10 ngày qua, chúng tôi nhập tới 100% hành Trung Quốc”, Tejendra Prasad Poudel, Giám đốc Ban phát triển thị trường rau củ tỉnh Kalimati, Nepal, nói với tờ Tân Hoa xã.
Trước đó, Nepal nhập 90-100 tấn hành Trung Quốc/ngày, tuy nhiên con số này đã tăng 50% kể từ sau lệnh cấm nghiêm ngặt của Ấn Độ 10 ngày trước.
Giá hành Ấn Độ ở mức 250 rupee/kg cũng khiến các thương lái chuyển sang buôn hành Trung Quốc với giá rẻ bằng một nửa.
Hành là gia vị không thể thiếu trong nền ẩm thực Nepal, tuy nhiên quốc gia này phải thường xuyên phụ thuộc vào hành nhập khẩu, đặc biệt từ Ấn Độ do nguồn cung nội địa không đủ cầu.
Người bán hành tại Kathmandu, Nepal đang lấy hành từ một bao hành Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.net
Kể từ tháng 9, hành Nepal trở nên đặc biệt khan hiếm, chủ yếu do cơn “ khủng hoảng hành” diễn ra tại Ấn Độ. Mưa lũ kéo dài khiến giá hành nhập khẩu từ quốc gia này tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới lệnh cấm xuất khẩu hành tại đất nước Nam Á này.
Video đang HOT
Hành từ Trung Quốc được nhập vào Nepal chủ yếu thông qua hai cửa khẩu Rasuwagadhi và Tatopani và chủ yếu bán tại thung lũng Kathmandu. Việc thủ tục thông quan được đơn giản hóa gần đây khiến loại hành này nhanh chóng tràn ra khắp Nepal.
“Hành Trung Quốc được các nhà hàng và khách sạn tại đây ưa chuộng do kích thước lớn hơn, mùi vị khác biệt và giá rẻ hơn hành Ấn Độ”. Shrestha, một thương lái tại chợ Kalimati, cho hay.
Nepal phải nhập phần lớn nông sản từ các nước láng giềng dù là một quốc gia nông nghiệp. Theo Trung tâm thúc đẩy xuất khẩu và thương mại Nepal, từ 2018 tới này, nhập khẩu hành tại nước này đạt 79 triệu USD.
Theo Xinhua.net
Nepal : 200 người dùng dao, kiếm thảm sát 3.500 con trâu trong khu đất rộng bằng sân bóng đá
Những người theo đạo Hindu hôm 3.12 đã bắt đầu lễ tế thần lớn nhất thế giới, với hàng ngàn con trâu bị thảm sát chỉ trong một ngày.
Đám đông cầm dao, kiếm, chém chết gia súc.
Theo Daily Mail, các nhà hoạt động và giới chức Nepal đang cố gắng để lễ tế thần năm nay diễn ra với quy mô nhỏ hơn cách đây 5 năm. Năm 2014, ước tính 200.000 con vật bị thảm sát.
Riêng trong ngày 3.12, ước tính có 3.500 con trâu đã bị giết thịt. Những sinh vật khác như dê, chuột, gà, lợn và bồ câu cũng nằm trong danh sách bị đem tế thần trong những ngày tới.
Ước tính 3.500 con trâu bị giết trong ngày đầu tiên.
Lễ tế thần diễn ra 5 năm một lần ở vùng hẻo lánh Nepal, nhằm dâng lên nữ thần Hindu Gadhimai. Trong buổi lễ, một pháp sư địa phương tình nguyện hiến máu từ 5 điểm trên cơ thể.
Ước tính 200 người tham gia thảm sát trong dịp lễ năm nay, mang theo kiếm và dao rựa. 3,500 con trâu bị đưa vào một khu vực rộng tương đương sân bóng đá và màn thảm sát đẫm máu diễn ra.
Một con trâu bị xẻ thịt để hiến tế cho nữ thần.
"Lễ hiến tế đã bắt đầu từ hôm nay... Chúng tôi cố gắng hạn chế nhưng đó là nghi lễ truyền thống, rất nhiều người đến đây để chứng kiến", Birendra Prasad Yadav, thành viên ban tổ chức cho biết.
Hôm 3.12, các bức ảnh trong nghi lễ thảm sát được công bố. Từng con trâu sơn màu đỏ bị giết. Đến khi Mặt trời lên cao, 3.500 xác trâu được tập trung tại một ngôi đền để dâng lên nữ thần.
Hàng ngàn con trâu được máy xúc đem đi chôn sau nghi lễ.
Dù khung cảnh diễn ra đẫm máu nhưng Tổ chức Nhân đạo Quốc tế (HSI) nói số lượng sinh vật bị đem tế thần đã giảm mạnh so với các năm trước
Nhiều người đến từ nơi xa xôi ở Nepal và Ấn Độ đã có mặt tại nơi hiến tế từ trước vài ngày, tham gia cầu nguyện.
"Tôi có niềm tin vào nữ thần. Mẹ tôi nhờ gửi lời cầu xin sức khỏe đến cho con trai tôi", Rajesh Kumar Das, 30 tuổi, nói khi đang cầm trên tay một con dê.
200 người trực tiếp thảm sát trâu nhưng có đông người cầm vũ khí đứng ngoài cổ vũ.
Cách đây 10 năm, lễ hiến tế diễn ra chỉ trong 2 ngày nhưng đã có tới 500.000 con vật bị giết chết. Con số này giảm còn 200.000 vào năm 2014.
Theo truyền thuyết, lễ hiến tế đầu tiên diễn ra cách đây 265 năm. Thần thoại Hindu kể câu chuyện của một chủ đất ngủ trong tù, mơ thấy mình được giải thoát khỏi đau khổ trần gian bằng cách hiến máu cho nữ thần quyền lực Gadhimai.
Nữ thần yêu cầu hiến tế người sống, nhưng ngày nay giáo sĩ ngôi đền diễn ra lễ hiến tế, Mangal Chowdhury, đã thuyết phục được nữ hoàng cho thay bằng máu động vật và lễ hiến tế cứ như vậy diễn ra cách 5 năm một lần.
Theo danviet.vn
Ba Lan cấp giấy phép cư trú nhiều nhất cho người nước ngoài trong EU Vượt qua Đức, Anh và Pháp, Ba Lan trở thành nước cấp giấy phép cư trú lần đầu cho người nước ngoài nhiều nhất trong Liên minh châu Âu trong năm 2018. Theo báo cáo mới đây của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), Ba Lan đã cấp giấy phép cư trú cho 635.000 công dân ngoài Liên minh châu...