Ấn Độ cấm tàu Trung Quốc vào lãnh hải tìm máy bay mất tích
Ấn Độ đã từ chối một đề nghị của Trung Quốc nhằm vào vùng lãnh hải trên Biển Andaman trong nỗ lực tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của Malaysia, vì lo ngại rằng đề nghị có thể chỉ là cái cớ để rình mò quân sự.
Thủy thủ Trung Quốc trên tàu hải quân Jinggangshan ở Ấn Độ Dương ngày 20/3.
“Không cần thiết để bất kỳ ai khác tìm kiếm trong khu vực”, PTI, hãng tin lớn nhất của Ấn Độ, ngày 20/3 dẫn lời các nguồn tin chính phủ cho biết.
Do đó, Ấn Độ đã “từ chối một cách lịch sự” đề nghị của Trung Quốc nhằm cho phép tàu hải quân nước này vào lãnh hải gần Biển Andaman và quần đảo Nicobar. Đề nghị của Trung Quốc được đưa ra hôm 19/3 đối với một nhóm 4 tàu, gồm 2 tàu khu vực và 2 tàu cứu hộ.
Thông tin trên được đưa ra cùng ngày với việc phát ngôn viên hải quân Trung Quốc Liang Yang cho biết các nỗ lực tìm kiếm của Trung Quốc có thể chuyển sang hướng tây và tập trung vào 2 khu vực: Biển Andaman và vùng biển phía tây nam đảo Sumatra của Indonesia.
Một quan chức giấu tên của Ấn Độ cho biết với Thời báo Ấn Độ rằng nước này đã triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển, 4 tàu và 3 máy bay quân sự để rà soát vùng biển Andaman để tìm kiếm các đầu mối về vị trí của MH370.
Tàu tuần tra Ấn Độ trên Biển Andaman.
2 máy bay khác của Ấn Độ dự kiến sẽ tham gia lực lượng tìm kiếm quốc tế tại Malaysia vào hôm nay 21/3. Ba máy bay quân sự Trung Quốc đã rời Sanya, tỉnh Hải Nam, để tới Malaysia vào sáng nay nhằm tham gia nỗ lực cứu hộ.
Video đang HOT
Một đơn vị đặc biệt đã được thiết lập tại trụ sở hải quân Trung Quốc hôm 20/3 để giám sát các cứ mệnh tìm kiếm. Sự tham gia của quân đội Trung Quốc đã được giới chức Malaysia chấp thuận.
Các tàu quân sự Trung Quốc thường xuyên hiện diện tại vùng biển quốc tế thuộc Ấn Độ Dương. Các nhà quan sát quân sự Ấn Độ trước đó đã bày tỏ các lo ngại về sự xâm lấn của Trung Quốc vào vùng ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ trong khu vực.
Hai máy bay Trung Quốc tại Hải Nam trước khi cất cánh đi Malaysia vào sáng ngày 21/3.
“Chúng tôi không muốn các tàu Trung Quốc lởn vởn trong khu vực với các cớ tìm kiếm chiếc máy bay mất tích hoặc tuần tra chống hải tặc”, một quan chức Ấn Độ giấu tên nói với tờ Thời báo Ấn Độ.
Hồi tháng trước, tàu đổ bộ lớn nhất của Trung Quốc là Changbaishan và 2 tàu khu trục đã tiến hành một cuộc tập trận chống hải tặc tại Ấn Độ Dương.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã mất tích vào sáng ngày 8/3 khi đang thực hiện hành trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Trong số các hành khách trên khoang có 153 người Trung Quốc và 12 công dân Ấn Độ.
Các nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích giờ đây tập trung vào vùng biển nam Ấn Độ Dương.
Cuộc tìm kiếm máy bay giờ đây tập trung vào vùng biển nam Ấn Độ Dương, cách thành phố Perth (Úc) khoảng 2.500 km, nơi ảnh vệ tinh đã chụp được 2 vật thể trôi nổi lớn.
3 tàu Trung Quốc đang trên đường tới khu vực, Trung tâm cứu hộ và tìm kiếm hàng hải quốc gia Trung Quốc ngày 21/3 cho biết. Tàu phá băng Xuelong của Trung Quốc, hiện đang có mặt tại cảng ở thành phố Perth, cũng có thể tham gia nỗ lực tìm kiếm.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Các vật thể nghi của MH370 có thể chỉ là mảnh vỡ công-ten-nơ
Các chuyên gia lo ngại rằng 2 vật thể lớn ở nam Ấn Độ Dương hiện đang là trọng tâm của cuộc tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 có thể chỉ là các mảnh vỡ của công-ten-nơi, vốn bị rơi xuống biển từ các tàu chở hàng.
2 vật thể khả nghi được phát hiện trong các bức ảnh vệ tinh.
Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines, chở 239 hành khách và phi hành đoàn, đã được nối lại vào hôm nay sau khi các đội tìm kiếm không phát hiện 2 thể trôi nổi khả nghi được nhìn thấy trong ảnh vệ tinh hoặc các mảnh vỡ của máy bay.
Malaysia và Úc đã miêu tả 2 vật thể ở nam Ấn Độ Dương - được cho là do một vệ tinh Mỹ phát hiện hôm 16/3 - là "các đầu mối đáng tin cậy" trong cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370, vốn mất tích hôm 8/3.
Hai vật thể - một dài 24 m và một dài 5 m - được xác định tại một khu vực cách thành phố Perth khoảng 2.500 km về phía tây nam.
Nhưng một số chuyên gia lo ngại rằng các vật thể chỉ là một "thông tin tưởng bở" khác trong cuộc tìm kiếm kéo dài suốt 2 tuần qua.
Peter Marosszky, một chuyên gia hàng không tại Đại học New South Wales ở Sydney, cho biết với hãng tin AP rằng các vật thể có thể chỉ "vài trong số hàng nghìn mảnh vỡ công-ten-nơ lênh đênh trên biển".
Một chuyên gia khác, ông John Blaxland, từ Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược tại Đại học quốc gia Úc, nói ông cũng nghi ngờ các vật thể chỉ là một công-ten-nơ.
"Rất khó để tìm thấy chúng dù có là cái gì. Bức ảnh đã chụp 4 ngày trước và điều đó có nghĩa các dòng chảy đã xô đẩy các vật thể, có thể đi rất ra hoặc có thể đã bị chìm", ông Blaxland nói.
Cơ quan an toàn hàng hải Úc (AMSA) đã giải thích trong một tuyên bố ngày 20/3 về lý do tại sao giới chức lại hành động chỉ dựa trên các bức ảnh vệ tinh, dù chúng đã được chụp từ ngày 16/3.
"Do quy mô hình ảnh được tìm kiếm và tiến trình phân tích kỹ lưỡng sau đó, thông tin đã nhận được sự chú ý của AMSA vào sáng 20/3", tuyên bố cho biết.
Tại một cuộc họp báo hôm qua, giám đốc AMSA John Young cho hay các vật thể được phát hiện dọc một lộ trình hàng hải đông đúc và có thể là các công-ten-nơ vốn rơi xuống từ các tàu chở hàng.
Tuy nhiên, vật thể dài 24 m dường như dài hơn một công-ten-nơ, ông Young nói thêm.
Cuộc tìm kiếm do Úc dẫn đầu tại khu vực nam Ấn Độ Dương đã kết thúc vào tối qua mà không phát hiện bất kỳ mảnh vỡ nào từ MH370 hay các vật thể xuất hiện trong các bức ảnh vệ tinh.
Cuộc tìm kiếm được nối lại vào sáng nay giờ địa phương, báo chí Úc đưa tin.
Theo Dantri
Cơ trưởng MH370 thực hiện cuộc gọi bí ẩn trước khi cất cánh Cơ trưởng trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã thực hiện một cuộc gọi bí ẩn từ buồng lái chỉ ít phút trước khi chiếc Boeing 777-200 cất cánh từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và con gái Aishah Zaharie. Tờ The Sun của Anh ngày 20/3 đã đăng tải thông tin trên. Tờ báo cho hay...