Ấn Độ cấm đóng cảnh ôm hôn, thân mật
Ấn Độ đã cho phép làm phim trở lại. Tuy nhiên, diễn viên Bollywood không được đóng các cảnh thân mật như ôm, hôn vì Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Theo SCMP, Bollywood sẽ được phép hoạt động trở lại trong vài tuần tới. Nhưng Hội đồng Sản xuất phim Ấn Độ đưa ra quy định mới trong giai đoạn dịch Covid-19 vẫn hoành hành. Quy định mới yêu cầu các hãng phim không được ghi hình các cảnh thân mật như ôm, hôn và thậm chí là bắt tay.
Diễn viên Bollywood không được đóng các cảnh thân mật, ôm hôn, gần gũi.
Bên cạnh đó, Hội đồng cũng đề nghị hạn chế các cảnh nhảy đồng diễn và tiệc tùng đông người như đám cưới, lễ hội. Trong quy định còn nêu người trên 65 tuổi cũng không được phép tham gia sản xuất. Điều này khiến các hãng phim phải tìm cách thay thế những diễn viên như Amitabh Bachchan (77 tuổi) và Shabana Azmi (69 tuổi)… Quan trọng, có nhiều đạo diễn cũng đã trên 65 tuổi.
Ngoài ra, khán giả không được phép đến phim trường. Đoàn phim cũng phải cắt giảm nhân sự, chỉ có một phần ba số nhân viên được làm việc cùng một lúc, tránh tập trung đông người. Những cảnh quay về gia đình, các đạo diễn nên tìm gia đình thật để đóng thay vì kết nối những người lạ lại với nhau.
Quy định mới từ Hội đồng Sản xuất phim Bollywood không cho ghi hình các cảnh đông người.
Video đang HOT
Quy định còn khuyến khích các diễn viên tự trang điểm tại nhà hoặc nếu họ đến phim trường, các chuyên gia trang điểm phải mặc đồ bảo hộ để làm việc. Kể cả việc ăn uống trên trường quay cũng bị cấm.
Sau cùng, nhân viên và diễn viên phải đeo mặt nạ và rửa tay thường xuyên. Điều này giúp bảo vệ sự an toàn cho chính họ và cả những người xung quanh.
Biên đạo múa nổi tiếng của Bollywood – Bosco Martis – ủng hộ quy định mới của Hội đồng Sản xuất. “Tôi muốn mọi người hãy tuân thủ các quy định trước khi bàn tán về những điều đó. Cá nhân tôi cũng đang nghĩ cách để làm việc với một hoặc hai người trực tiếp trên phim trường và sau đó sử dụng kỹ xảo để tạo thành cảnh nhảy đông đúc”, ông nói.
Khán giả sẽ không còn được thấy những cảnh nhảy, tiệc tùng – vốn là “đặc sản” của phim Ấn Độ trong thời gian tới.
Nhà sản xuất phim Nitin Tej Ahuja cũng đồng tình với các quy định nhưng ông cũng lo lắng các diễn viên sẽ không đồng ý quay lại phim trường trong lúc này. Nhà sản xuất cho biết có nhiều nhân viên đến từ vùng khó khăn, không đủ đảm bảo điều kiện tránh dịch.
Ông bày tỏ: “Hơn nữa, không thể cứ quay trong phim trường mãi được, còn có những cảnh phải ghi hình ở ngoài trời. Nhưng khi quay ngoại cảnh, chúng tôi lại không thể đảm bảo nơi đó đủ an toàn cho đoàn làm phim”.
Bollywood là kinh đô điện ảnh lớn thứ hai thế giới, sau Hollywood (Mỹ). Hàng năm, ngành phim Ấn Độ phát hành hơn 2.000 tác phẩm và thu về khoảng 2,28 tỷ USD.
Ấn Độ hiện ghi nhận 276.146 ca nhiễm và 7.750 ca tử vong, đứng thứ sáu thế giới về số người nhiễm dịch Covid-19 và có xu hướng tăng trong những ngày gần đây. Trong đó, Mumbai – nơi đặt trụ sở của Bollywood – hiện có hơn 42.000 ca nhiễm.
Góc khoa học kỳ lạ: Bào chế thuốc điều trị ung thư từ nọc rắn, nước tiểu bò
Các nhà khoa học tại Ấn Độ và Mỹ hiện đang phát triển các dự án bào chế thuốc điều trị ung thư từ phân bò, nước tiểu bò và nọc rắn.
Theo thông tin trên tờ The Print, chính phủ Ấn Độ đang phát triển dự án biến nước tiểu và phân bò bản địa thành các sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc điều trị ung thư, tiểu đường. Nghiên cứu này sẽ được Chính phủ Ấn tài trợ và nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ, Cục Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp... Vụ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ cho biết, 98 triệu rupee đã được cấp làm kinh phí ban đầu cho dự án trên.
Được biết, nghiên cứu ban đầu được phát triển sau khi các báo cáo về tính hiệu quả của một loại dầu dưỡng tóc chống gàu đa năng dựa trên nước tiểu bò. Người dân nước này cũng cho rằng các sản phẩm từ loài bò có khả năng chống muỗi. Tại nhiều vùng của Ấn Độ, người dân vẫn lau sàn hàng ngày bằng hỗn hợp nước và phân bò tươi để đảm bảo rằng ruồi và các côn trùng khác không xuất hiện. Tuy nhiên, trước đó chưa có nghiên cứu khoa học về tác dụng của phân bò.
Năm 2017, Chính phủ Ấn Độ cũng từng thành lập một hội đồng gồm 19 thành viên để thực hiện nghiên cứu có giá trị khoa học về các dẫn xuất của bò trong đó có nước tiểu. Đã có ít nhất 50 đề xuất được đưa ra trong chương trình này.
Nước tiểu, phân bò được đưa vào nghiên cứu để bào chế thuốc điều trị ung thư. Ảnh: ANI
Liên quan tới nỗ lực tìm ra loại thuốc điều trị ung thư, theo Daily Mail một nhóm nhà khoa học tại Đại học Northern Colorado (Mỹ) đã công bố những nghiên cứu ban đầu cho thấy nọc rắn có thể tiêu diệt khối u ung thư "thực sự nhanh". Tuy nhiên, vì độc tính của nọc rắn nên tìm ra được phương thuốc có thể tiêu diệt ung thư hiệu quả nhưng không làm chết người bệnh là điều khó khăn, các nhà khoa học thừa nhận.
Để tìm ra phương thuốc điều trị ung thư, họ đã thử nghiệm hàng trăm loại nọc rắn khác nhau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, từ rắn đuôi chuông đến rắn lục. Nọc rắn có độc tính cao, chỉ cần một vết cắn cũng đủ sức làm chết con mồi. Tuy nhiên, ở nhiều nước, nọc rắn đã trở thành phương thuốc dân gian suốt nhiều thế kỷ nay. Nọc rắn cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học vì chúng chứa rất nhiều protein và hóa chất tự nhiên.
Tiến sĩ Stephen Mackessy, một trong những tác giả nghiên cứu tại Đại học Northern Colorado cho biết, các kết quả nghiên cứu cho thấy nọc độc của những loài rắn khác nhau có thể tấn công các tế bào ung thư của con người theo những cách khác nhau.
Nọc rắn được chứng minh có tác dụng trong việc điều trị ung thư. Ảnh: Daily Mail
Trong phòng thí nghiệm, một lượng ít nọc độc của rắn đuôi chuông cũng có thể tiêu diệt nhanh các tế bào ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nó lại không có tác dụng với ung thư hắc tố, một loại ung thư da nguy hiểm. Trong khi đó, nọc độc của một số loại rắn khác lại có thể tiêu diệt ung thư hắc tố, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nhóm nghiên cứu đặt kỳ vọng một ngày nào đó có thể thử nghiệm lâm sàng loại thuốc trị ung thư mới trên cơ thể người. Một trong những việc khó khăn nhất là cần phải tìm ra liều lượng nọc độc an toàn.
Bảo Lâm
Theo ThePrint, Daily Mail/vietQ
Năm sau, Apple khai trương Apple Store tại Ấn Độ: Bao giờ đến Việt Nam? người dân Ấn Độ chỉ có thể mua sản phẩm của Apple qua các thương gia, cửa hàng và chợ. Tuy nhiên, năm nay, điều này sẽ thay đổi. Ảnh minh họa: Getty Images Tại cuộc họp cổ đông thường niên vừa diễn ra hôm 26/2, CEO Apple Tim Cook cho biết công ty sẽ mở cửa hàng trực tuyến tại Ấn Độ...