Ấn Độ bùng nổ dịch vụ phát hiện nói dối
Ngày càng nhiều công ty tư nhân ở Ấn Độ cung cấp dịch vụ kiểm tra nói dối để giúp khách hàng xác định xem nhân viên hay thậm chí là các đức ông chồng có trung thực hay không. Nhiều nhà làm luật cáo buộc những công ty này xem thường pháp luật.
Mỗi ngày làm việc tại Công ty Helik Advisory, nhà khoa học Deepti Puranaik đều dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra xem ai đó nói thật hay không, theo BBC.
“Một số bà vợ thì đưa các ông chồng đến để kiểm tra xem bạn đời có bồ nhí hoặc lập “quỹ đen” bên ngoài hay không”, bà Puranaik cho BBC biết.
Một số công ty thì thuê Helik Advisory dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra tính trung thực của nhân viên sắp tuyển dụng, hoặc kiểm tra những nhân viên bị nghi ngờ ăn trộm tài sản của công ty.
Công ty Helik Advisory mới hoạt động được một năm, nhưng đến nay đã thu hút hàng trăm khách hàng mỗi ngày nhờ vào chính sách đảm bảo bí mật cho đối tác.
“Nhiều người không muốn đến cảnh sát bởi vì rất mất thời gian và cảnh sát sẽ công khai vụ việc của họ”, BBC dẫn lời ông Rukmani Krishnamurthy, Chủ tịch Helik Advisory – cựu nhân viên pháp lý thuộc chính phủ Ấn Độ.
“Một số khách hàng đến với chúng tôi bởi vì họ không muốn người ngoài biết tới những vụ trộm cắp trong nội bộ công ty hay tổ chức”, theo ông Krishnamurthy.
Bà Puranaik cũng cho biết, máy phát hiện nói dối không những chỉ nhằm phát hiện việc không trung thực, mà còn giúp người bị tình nghi chứng minh sự trong sạch của họ.
“Máy phát hiện nói dối có độ chính xác khoảng 80%”, theo bà Puranaik.
Bà Deepti Puranaik (sau màn hình máy tính) dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan – Ảnh chụp màn hình video của BBC
Máy phát hiện nói dối sẽ đo những thay đổi tâm lý của con người như huyết áp, đổ mồi hôi và nhịp thở. Nhà phát minh người Mỹ William Marston là người đầu tiên tạo ra máy phát hiện nói dối vào năm 1971.
Máy phát hiện nói dối được sử dụng tại Ấn Độ trong nhiều năm qua, trong đó có cả lực lượng cảnh sát. Nhưng vào năm 2010, Tòa án Tối cao Ấn Độ bác bỏ việc dùng máy phát hiện nói dối để làm chứng cứ chứng minh người vô tội, và máy này chỉ được dùng để hỗ trợ công tác điều tra của cảnh sát.
Video đang HOT
Helik Advisory chỉ là một trong số hàng trăm công ty tư nhân ở Ấn Độ cung cấp dịch vụ kiểm tra nói dối trong vòng 5 năm qua, theo BBC.
Ngoài ra, nhiều dịch vụ pháp lý tư nhân cũng đang khởi sắc tại Ấn Độ. Bằng chứng là nhiều công ty tư nhân cung cấp dịch vụ kiểm tra chữ ký, phân tích chữ viết tay và thậm chí kiểm tra tính cách.
Các công ty này cho rằng dịch vụ của họ giúp cảnh sát giảm tải và tập trung vào những vụ án nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và một số nhà làm luật Ấn Độ cho rằng những công ty này đang xem thường pháp luật.
“Tôi nghĩ đây là một xu hướng nguy hiểm… Những tay tư nhân lợi dụng các dịch vụ pháp lý để kiếm tiền, trong khi đó họ không có một hệ thống pháp lý nào để tiến hành những dịch vụ này”, BBC dẫn lời luật sư Bharat Chugh thuộc Tòa án Tối cao Ấn Độ.
Tuy nhiên, ông Krishnamurthy – Chủ tịch Helik Advisory tranh luận lại rằng, cho đến khi chính phủ Ấn Độ có đủ các cơ sở kiểm tra pháp lý thì những công ty như Helik Advisory sẽ đáp ứng nhu cầu người dân.
Theo TNO
Đại học ảo bùng nổ ở châu Á
Từ Cameroon, anh Michael Nkwenti Ndongfack tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ trực tuyến ở tận Malaysia và dự định bảo vệ luận án qua Skype, một ứng dụng đàm thoại qua mạng.
Nhiều trường đại học tin rằng học tập trực tuyến sẽ trở thành cách tiếp cận tri thức phổ biến nhất trong tương lai. Ảnh: chinasmack.com.
Ndongfack, một công chức nhà nước, không thể tìm một chương trình đào tạo tiến sĩ về thiết kế và công nghệ xây dựng tại Cameroon. Vì thế anh quyết định chi khoảng 10.000 USD cho Đại học Mở Malaysia tại thành phố Kuala Lumpur để lấy bằng tiến sĩ, AFP đưa tin.
Giáo dục trực tuyến đang bùng nổ nhanh chóng ở châu Á, nơi tốc độ phát triển của công nghệ và số người sử dụng Internet khiến nhu cầu học cao tăng vọt.
"Tôi chọn hình thức học trên mạng vì nó rất linh hoạt", Ndongfack, 42 tuổi, tâm sự qua Skype từ thành phố Yaounde, thủ đô của Cameroon.
Sống trên đảo Fuvahmulak thuộc quần đảo Maldives ở Ấn Độ Dương, ông Abdulla Rasheed Ahmed, hiệu trưởng một trường trung học, không có nhiều lựa chọn khi muốn kiếm thêm tấm bằng bác sĩ. Để tới trường đại học gần nhà nhất, ông phải bay khoảng một giờ. Nhưng trường đó không đào tạo ngành mà ông muốn học.
Từng sống nhiều năm ở Malaysia để lấy bằng cử nhân và thạc sĩ, ông Ahmed không muốn tiếp tục xa gia đình và công việc cho sự nghiệp học hành. Vì thế ông đăng ký một chương trình đào tạo y khoa của Đại học Điện tử Malaysia tại Kuala Lumpur.
"Học trên mạng rất phù hợp với người đi làm, bởi bạn có thể học vào mọi lúc, ở mọi nơi", Ahmed nói.
Cũng giống như Ndongfack và Ahmed, nhiều người đang nhận ra rằng cơ hội học tập của họ không còn bị giới hạn về vị trí địa lý.
"Khái niệm về khoảng cách gần như không còn tồn tại trong mô hình giáo dục từ xa", ông Wong Tat Meng, chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học mở ở châu Á kiêm Hiệu trưởng danh dự của Đại học mở Wawasan ở Malaysia, phát biểu.
Những khóa học trực tuyến làm tăng đáng kể cơ hội học tập cho người dân và chi phí dành cho chúng rẻ hơn nhiều so với những khóa học truyền thống.
G. Dhanarajan, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và là giám đốc danh dự của Viện Nghiên cứu và đổi mới tại Đại học Mở Wawasan, nhận định trào lưu học trên mạng đã phổ biến nhiều với các khóa học chuyên ngành như công nghệ thông tin, kế toán.
Lợi thế của các khóa học trên mạng là không giới hạn số sinh viên đăng ký. Học đại học qua mạng bùng nổ không chỉ vì nhiều người đi làm không có đủ thời gian để tham gia các lớp học trực tiếp, mà các trường đại học cũng không đủ chỗ để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Vì thế, một số trường đại học uy tín hàng đầu thế giới, bao gồm Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts tại Mỹ, đã chú ý tới việc cung cấp khóa học trên mạng.
"Với sự phát triển liên tục của công nghệ, số lượng cơ sở đào tạo cung cấp khóa học trên mạng tăng dần theo thời gian về cả số lượng lẫn chủng loại", Lee Hock Guan, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, bình luận.
Chính phủ Malaysia cho biết, khoảng 85.000 người chọn khóa đào tạo trên mạng của các cơ sở đào tạo trên mạng và đại học truyền thống cung cấp khóa học trên mạng tại Malaysia trong năm ngoái.
Ở Hàn Quốc, hơn 112.000 sinh viên tại 19 cơ sở đào tạo đang theo các lớp trên mạng. Tất cả lớp trên mạng tại Hàn Quốc bắt đầu hoạt động từ năm 2002.
Trung Quốc bắt đầu tiếp nhận khái niệm "học trên mạng" từ những năm cuối của thập niên 90 để mở rộng hoạt động giáo dục trên cả nước, đặc biệt là tại các vùng nông thôn rộng lớn. Giờ đây dịch vụ đào tạo trực tuyến của các công ty và trường đại học đáp ứng nhu cầu học tập của hàng chục triệu người. Số người đăng ký các khóa học trực tuyến trong năm 2010 là 1,64 triệu.
Các nhà giáo dục thừa nhận đào tạo trực tuyến đang thay đổi cách học của mọi người, bởi nó thay thế kiểu học vẹt - một đặc trưng lâu đời của nền giáo dục tại nhiều nước châu Á - và khai thác những công nghệ điện tử tiêu dùng mới nhất.
Những đại học "mở", nơi cung cấp tất cả hoặc đa số khóa học qua Internet, cho phép mọi người đăng ký các chương trình đào tạo trực tuyến mà không quan tâm tới bằng cấp mà họ đã có.
Tại Đại học Điện tử châu Á ở thành phố Kuala Lumpur, sinh viên tải giáo trình từ một diễn đàn và thư viện ảo. Họ liên lạc với giảng viên và học viên khác qua thư điện tử, phần mềm đàm thoại trực tuyến, điện thoại và tin nhắn SMS.
Khi giao bài tập hay tiểu luận cho học viên, giảng viên thường yêu cầu họ thể hiện kiến thức mà họ đã tích lũy bằng video hay các phần mềm thuyết trình trên điện thoại thông minh, máy tính bảng rồi đưa lên trang chia sẻ video trực tuyến YouTube.
Giới học giả cho rằng kiểu học tương tác giúp học viên khai thác giáo trình một cách chủ động hơn so với việc ngồi thụ động trong giảng đường, và nó mở ra cơ hội học tập trên qua một dạng phương tiện mà giới trẻ yêu thích - những thiết bị điện tử hiện đại nhất.
"Mọi người đều là sinh viên ở hàng ghế đầu. Những sinh viên nhút nhát sẽ không cảm thấy ngại khi đặt câu hỏi với giảng viên khi tham gia lớp học trực tuyến", Ishan Abeywardena, một giảng viên công nghệ thông tin tại Đại học Mở Wawasan ở miền bắc Malaysia, nhận định.
Ông Ansary Ahmed, chủ tịch Đại học Điện tử châu Á, cho rằng phần lớn học sinh ngày nay sẽ sở hữu điện thoại thông minh và máy tính bảng trong 15 năm nữa. Đó là một xu hướng thuận lợi đối với đào tạo trực tuyến.
Tuy nhiên, những người ủng hộ đào tạo qua mạng thừa nhận rằng tương tác trực tiếp - hoạt động làm tăng hứng thú học tập và giúp phát triển quan hệ xã hội - không tồn tại trong lớp học ảo.
Ndongfack nói các bài giảng trực tuyến không hề dễ và anh luôn cảm thấy đơn độc. "Bạn không có ai để yêu cầu hỗ trợ ngay lập tức mỗi khi bạn gặp vấn đề khó", anh kể.
Mức độ tiếp cận Internet ở mức thấp ở các vùng nông thôn ở châu Á cũng là yếu tố kìm hãm tốc độ phát triển của những chương trình đào tạo trực tuyến. Hơn 80% người dân Hàn Quốc và 60% dân số Malaysia có điều kiện truy cập Internet, song ở Trung Quốc và Ấn Độ, con số đó lần lượt giảm xuống 40% và 10%.
Một bộ phận giới học giả chỉ trích những vấn đề tiêu cực của đào tạo qua mạng - như sự quản lý lỏng lẻo của trường, tình trạng gian lận tràn lan của học viên, chất lượng đào tạo thấp. Ngoài ra, họ nhấn mạnh rằng bằng cấp từ các khóa học trực tuyến không được xã hội đánh giá cao như bằng cấp từ các hình thức đào tạo truyền thống.
Mặc dù vậy, ông Ansary dự đoán những vấn đề đó sẽ được giải quyết dần theo thời gian và chỉ trong vài thập kỷ nữa học viên sẽ có cơ hội học tập tại nhiều đại học ảo, chứ không chỉ một trường như ngày nay.
"Kỷ nguyên học tập trực tuyến mới chỉ bắt đầu. Cánh cửa dẫn tới tương lai mới chỉ vừa hé mở", ông bình luận.
Theo VNE
Trung Quốc: Dân số ở đô thị đã đông hơn ở nông thôn Tỷ lệ đô thị hoá ở Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua mốc 50%. Theo số liệu điều tra của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố hôm 14/8, nhân khẩu thường trú tại các khu vực thành thị Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua số nhân khẩu ở nông thôn. Thành phố Thượng Hải (ảnh: overseaspropertymall.com) Hiện Trung...