Ấn Độ: Biểu tình yêu cầu chính phủ bảo vệ phụ nữ trước nạn hiếp dâm
Theo số liệu của cảnh sát, New Delhi là thành phố có tỉ lệ tội phạm tình dục cao nhất trong số các thành phố lớn tại Ấn Độ, trung bình cứ 18 giờ lại xảy ra một vụ.
Chính quyền Ấn Độ hôm thứ Bảy đã phải dùng các biện pháp dập tắt các cuộc biểu tình tại New Delhi đang ngày càng dữ dội sau khi xảy ra vụ hiếp dâm tập thể một nữ sinh viên y khoa, cấm các cuộc tụ tập trên 5 người, nhưng vẫn có hàng ngàn người đổ ra trung tâm thủ đô để làm dịu bớt cơn giận dữ của mình.
Cảnh sát chống bạo động đã phải sử dụng hơi cay và dùi cui để đẩy lui đám đông tiến vào điện tổng thống như họ đã làm ngày trước đó trong các vụ đụng độ mà các phương tiện truyền thông báo cáo đã có hơn 20 người biểu tình bị thương.
Người biểu tình tại New Delhi hôm chủ Nhật ném đá
vào cảnh sát trong cuộc đụng độ đòi sự bảo vệ cho phụ nữ
Các bác sĩ cho biết, nạn nhân của vụ tấn công tuần trước bị đánh và hãm hiếp trong gần một giờ bởi 4 người đàn ông sau đó còn bị ném khỏi chiếc xe bus đang di chuyển trong thành phố New Delhi, vẫn đang trong tình trạng nguy kịch phải thở bình ô-xy nhưng đã có dấu hiệu tốt.
Theo số liệu của cảnh sát thì New Delhi là thành phố có tỉ lệ tội phạm tình dục cao nhất trong số các thành phố lớn tại Ấn Độ, trung bình cứ 18 giờ lại xảy ra một vụ.
Phần lớn các vụ tấn công tình dục xảy ra mà không ai báo cáo hay quan tâm, nhưng tính chất dã man của vụ tấn công tuần trước đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình lớn nhất tại thủ đô kể từ thời điểm xảy ra các cuộc biểu tình giữa năm 2011 chống nạn tham nhũng làm lung lay chính quyền của thủ tướng Manmohan Singh.
Người biểu tình hò reo đòi treo cổ những kẻ hiếp dâm
Những người biểu tình, chủ yếu là sinh viên đại học nhưng cũng có các bà nội trợ và thậm chí là trẻ em, yêu cầu giới chức trách phải tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn cho phụ nữ và một số người yêu cầu phải xử tử những kẻ gây ra tội ác.
Một vài ga tàu điện ngầm trong thành phố vào hôm chủ Nhật đã bị đóng cửa và một số tuyến đường đã bị chặn lại để ngăn không cho những người biểu tình tụ tập thêm nữa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến đầu giờ chiểu đám đông xung quanh đài tưởng niệm India Gate, nơi diễn ra các nghi lễ vào ngày chủ Nhật, đã chật cứng hơn 2.000 người. Những cuộc ẩu đả nổ ra ngay cạnhh các tòa nhà chính phủ, tại đó họ la ó và ném chai lọ vào lực lượng cảnh sát đang ngăn họ lại.
Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào dòng người biểu tình
Trước áp lực quá lớn của công chúng, bà Sonia Gandhi, chủ tịch đảng Quốc đại, đã phải ra khỏi dinh thự sau nửa đêm để nói chuyện với những người biểu tình. Đến ngày chủ Nhật bà lại ra ngoài với con trai, Eahul Gandhi, người được cho sẽ là thủ tướng tương lai.
“Bà ấy đã hứa hẹn với chúng tôi về công lý,” một sinh viên từng gặp bà Gandhi nói, mặc dù có một số khác trong đám đông hô to những khẩu hiệu phản đối bà Sonia Gandhi!
Sau vụ hiếp dâm tuần trước, các nhà chức trách đã phải hứa tăng cường thêm nữa lực lượng cảnh sát tuần tra để đảm bảo an toàn cho phụ nữ trở về nhà an toàn sau khi làm việc, lắp đặt hệ thống GPS trên các phương tiện giao thông công cộng, tăng cường thêm tuyến xe bus ban đêm và tòa án lưu động xét xử những vụ hiếp dâm và tấn công tình dục.
Theo ANTD
Ai Cập chìm trong hỗn loạn
Việc Tổng thống Ai Cập Mohammed Mursi ra sắc lệnh không cho ai quyền chống lại ông đã thổi bùng sự giận dữ trong dân chúng nước này.
Các nhóm hoạt động nhân quyền tại Ai Cập đã kêu gọi ông Mursi rút lại sắc lệnh vốn mở rộng thêm cho Tổng thống nhiều quyền hạn mới. Họ cùng ký vào một lá thư ngỏ nói rằng Tổng thống đã "giáng một đòn chí tử vào hệ thống tư pháp của Ai Cập".
Trong hôm nay (26/11), ông Mursi sẽ gặp gỡ các thẩm phán cấp cao trong nỗ lực làm dịu cuộc khủng hoảng trong bối cảnh biểu tình bạo lực giữa hai phe ủng hộ và phản đối Tổng thống diễn ra gay gắt. Hơn 500 người đã bị thương trong các cuộc đụng độ kể từ ngày 23/11.
Tình hình hỗn loạn này gợi nhớ đến cuộc cách mạng hồi năm ngoái mà nhờ đó ông Mursi đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Thị trường chứng khoán Ai Cập hôm 25/11 đã lao dốc trong ngày đầu mở cửa kể từ khi Mursi ban hành sắc lệnh cuối ngày 22/11. Nhiều ý kiến cáo buộc Tổng thống hành xử như một nhà lãnh đạo độc tài mới.
Những hình ảnh về cảnh hỗn loạn ở Ai Cập:
Hàng nghìn người kéo đến trước Dinh Tổng thống bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định của Mursi. (Ảnh: BBC)
Trong khi đó, những người biểu tình phản đối tập trung tại Quảng trường Tahrir, Cairo. Dòng chữ trong ảnh có nghĩa là "Cút đi, Mursi". (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mohammed Mursi phát biểu trước những người ủng hộ ở bên ngoài Dinh Tổng thống tại Cairo. (Ảnh: AP)
Những người phản đối dựng lều bạt để biểu tình qua đêm ở Quảng trường Tahrir. (Ảnh: EPA)
Người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối Tổng thống Mursi. (Ảnh: EPA)
Một xe cảnh sát bốc cháy sau khi bị người biểu tình ném cocktail Molotov ở Quảng trường Tahrir. (Ảnh: Reuters)
Một người biểu tình chạy tránh hơi cay của cảnh sát ở Quảng trường Tahrir. (Ảnh: Reuters)
Người biểu tình phản đối Tổng thống Mursi ném đá về phía cảnh sát chống bạo loạn. (Ảnh: Reuters)
Các cuộc đụng độ biểu tình trong mấy ngày qua đã khiến hàng trăm người bị thương. (Ảnh: Reuters)
Theo 24h
Bangkok đối mặt với biểu tình quy mô lớn Hơn 20.000 cảnh sát và quân đội được điều động đến thủ đô Bangkok, Thái Lan từ hôm nay 24/11 để giữ gìn an ninh trong thời gian diễn ra cuộc biểu tình đòi chính phủ từ chức của nhóm Pitak Siam. Cảnh sát ước tính khoảng 76.000 người biểu tình tham dự cuộc tuần hành tại quảng trường Royal Plaza ở trung...