Ấn Độ biên chế tàu tuần tra xa bờ lớn nhất
- Ngày 4-9, hải quân Ấn Độ đã chính thức tổ chức lễ biên chế chiếc tàu tuần tra xa bờ nội địa INS Sumitra thuộc lớp Saryu vào hoạt động tại cảng Chennai.
Đây là chiếc tàu thứ 4 trong loạt tàu tuần tra xa bờ do nhà máy đóng tàu Goa (Goa Shipyard Ltd.) của nước này chế tạo cho hải quân. Tàu sẽ được biên chế cho Bộ tư lệnh Hạm đội miền đông của hải quân Ấn Độ.
Phát biểu tại buổi lễ biên chế, Tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ, Đô đốc R. K. Dhowan cho biết: hiện có 41 chiếc tàu nổi và tàu ngầm đang được đóng tại các nhà máy đóng tàu nhà nước và tư nhân của quốc gia Nam Á này.
Tàu tuần tra xa bờ INS Sumitra có chiều dài 105m, rộng 12,9m, mớn nước 3,6m, trọng lượng giãn nước 2.200 tấn. Tàu có thể chạy tới tốc độ 26 hải lý/giờ, có khả năng hành trình liên tục 6.000 hải lý (với vận tốc trung bình 16 hải lý/giờ), thủy thủ đoàn 116 người (gồm 8 sĩ quan và 108 thủy thủ).
Tàu tuần tra xa bờ INS Sumitra của Ấn Độ
Các tàu lớp Saryu được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại tầm ngắn và tầm trung, trong đó có pháo 76 mm SRGM, hệ thống vũ khí sát thương tầm gần (CIWS), hệ thống tác chiến điện tử Sanket Mk III và hệ thống thu thập thông tin tình báo ELK 7036. Ngoài ra, tàu còn có một bãi đáp cho một chiếc trực thăng Dhruv, và được trang bị 2 xuồng cao tốc vỏ thép.
Sau khi được biên chế hoạt động, tàu INS Sumitra sẽ tăng cường khả năng trinh sát các khu vực duyên hải và tiến hành các hoạt động chống cướp biển và chống khủng bố hàng hải của hải quân nước này.
Hải quân Ấn Độ có kế hoạch sẽ chế tạo 6 chiếc tàu chiến lớp Saryu. Chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu này mang tên INS Saryu được hạ thủy ngày 30-1-2009, bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào tháng 12-2012 và chính thức nhận nhiệm vụ tháng 1-2013, chiếc thứ 2 mang tên INS Sunayna biên chế ngày 17-10-2013, chiếc thứ 3 và chiếc thứ 4 lần lượt hạ thủy vào tháng 10-2010 và tháng 5-2011, tính đến thời điểm hiện tại Ấn Độ đã được tiếp nhận 4 tàu lớp Saryu.
Đức Hùng
Theo Indiatimes
'Việt Nam chọn vũ khí Israel vì trải qua chiến đấu thực tế'
Israel đang nổi lên là nhà cung cấp vũ khí rất mạnh trên thị trường quốc tế, các sản phẩm của họ đang được nhiều nước ưa chuộng trong đó có Việt Nam.
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 29 tháng 8 dẫn mạng Tinh cầu Nga ngày 27 tháng 8 đưa tin, vũ khí trang bị của Israel có uy tín khác thường và được hoan nghênh trên thị trường thế giới, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu chính là chúng đều từng trải qua kiểm nghiệm chiến đấu thực tế, tính năng đáng tin cậy.
Súng trường Galil Israel.
Ngày 23 tháng 11 năm 2010, sự kiện xảy ra ở bán đảo Triều Tiên thiếu chút nữa gây ra chiến tranh quy mô lớn hai miền nam bắc. CHDCND Triều Tiên bắn pháo vào đảo Yeonpyeong, 200 quả đạn pháo đã san bằng 70 công trình, khiến 5 người chết, nhiều người bị thương.
Video đang HOT
Hàn Quốc từng kinh hoàng không biết làm thế nào, sau khi hóa giải cuộc khủng hoảng, cần có vũ khí có thể ngăn chặn CHDCND Triều Tiên, một trong những vũ khí đó chính là đã lựa chọn hệ thống tên lửa kiểu di động Spike NLOS do Israel nghiên cứu chế tạo, có thể lắp trên máy bay vận tải và máy bay trực thăng.
Loại tên lửa này trang bị hệ thống dẫn đường điện tử và hệ thống tự dẫn chính xác cao, có thể bắn trúng mục tiêu trong phạm vi 25 km. Cuối năm đó, Hàn Quốc đã triển khai 70 quả tên lửa loại này ở đảo Yeonpyeong.
Hàn Quốc chọn Spike NLOS hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, chủ yếu là do nó được khẳng định đầy đủ trong điều kiện chiến đấu thực tế, hệ thống tên lửa của các nước phương Tây khác mặc dù không có sự khác biệt về tính năng, nhưng rất ít có kinh nghiệm chiến đấu thực tế.
Súng tiểu liên Uzi Israel.
Đương nhiên, Hàn Quốc hoan toan không phai là quốc gia đầu tiên lựa chọn vũ khí Israel do chúng được kiểm nghiệm trong chiến đấu thực tế chứng minh có hiệu quả tương đối cao.
Trong điều kiện xung đột và thách thức bao hàm chiến tranh công nghệ cao hiện đại, không có công cụ tốt hơn so với kiểm nghiệm bằng chiến đấu thực tế để để xác nhận một loại vũ khí.
Trên phương diện này, chỉ có một số ít quốc gia có thể so sánh được với Israel, dù sao vũ khí sát thương và ngăn chặn của Quân đội Israel thường được tiến hành kiểm nghiệm trực tiếp ở chiến trường, chứ không phải trong điều kiện gần với chiến đấu thực tế.
Báo cáo thương mại vũ khí thế giới do Tập đoàn Jane's Anh công bố vào tháng 6 năm 2013 chỉ ra, xuất khẩu vũ khí của Israel đứng vị trí thứ 6 thế giới, trên phương diện xuất khẩu máy bay không người lái đứng đầu thế giới. Từ năm 2008 trở đi, xuất khẩu vũ khí của Israel tăng trưởng 74%, đã đột phá mức 2,4 tỷ USD.
Chuyên gia Jane's tên là Moores phân tích cho rằng, không còn nghi ngờ gì nữa, Israel là nước xuất khẩu vũ khí hiệu quả nhất thế giới, tuy bị các nước Hồi giáo ngăn chặn, nhưng họ vẫn có thể đứng chân trên thị trường vũ khí cực kỳ phức tạp, hơn nữa kim ngạch xuất khẩu còn đang không ngừng tăng lên.
Trong khi đó, tiêu thụ vũ khí của Trung Quốc va Nga cũng đang tăng lên, 5 năm gần đây xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng gấp đôi, khiến cho cuộc tranh giành thị trường các nước châu Á gay gắt hơn, vai trò của phương Tây cùng ưu thế công nghệ của họ không ngừng giảm xuống.
Jane's chỉ ra, trước năm 2020, sự hỗ trợ quân sự của Trung Quốc, Ấn Độ Indonesia va các nước châu Á-Thái Bình Dương khác sẽ vượt ngân sách quốc phòng của Mỹ và Canada. Hiện nay chỉ có Ấn Đọ mua 5,3 tỷ USD vũ khí.
Súng trường tấn công (súng ngắm) TAR-21 do Israel chế tạo.
Ưu thế của Israel ở chỗ công nghệ tiên tiến và công nghệ robot. Năm 2014 Israel sẽ vượt Mỹ trên phương diện xuất khẩu máy bay không người lái. Tháng 5 năm 2013, báo cáo do công ty cố vấn Frost & Sullivan công bố chỉ ra, Israel chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường máy bay không người lái thế giới, 8 năm qua đã bán 4,6 tỷ USD máy bay không người lái.
Căn cứ vào số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Israel đang chiếm lĩnh 40% trở lên thị trường máy bay không người lái thế giới, xuất khẩu sản phẩm cho hơn 20 quốc gia, từ Mỹ, Anh đến Brazil, Azerbaijan, Gruzia, Singapore, Mexico, Colombia, trong đó máy bay không người lái Hermes 450 của Công ty Elbit Systems rất được hoan nghênh, nó vừa có chức năng do thám, vừa có chức năng tấn công.
Đương nhiên, máy bay không người lái hoan toan không phai thương hiệu xuất khẩu duy nhất của công nghiệp quân sự Israel. Căn cứ vào báo cáo tháng 6 năm 2014 của Liên hợp quốc, năm 2011 Israel đứng vị trí thứ 7 trong danh sách xuất khẩu vũ khí trang bị hạng nhẹ thế giới, dẫn trước Nga.
Căn cứ vào số liệu của Bô Quôc phong Israel, năm 2012 công nghiệp quốc phòng Israel đã xuất khẩu 7 tỷ USD vũ khí, đạn dược, khí tài quân sự và công nghệ quân sự, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Ba Lan, Azerbaijan, Việt Nam và Brazil bắt đầu mua lượng lớn vũ khí của Israel.
Nói một cách tổng thể, phương hướng chủ yếu xuất khẩu vũ khí của Israel là các nước phương Tây, Trung Đông, Nam Á, ngoại Caucasus va các nước Mỹ latinh. Ngoài Mỹ va Tây Âu, các nước khác đều là khu vực điểm nóng của thế giới hiện nay, ở đó các cuộc xung đột với các mức độ khác nhau liên tiếp xuất hiện.
Súng phóng lựu Matador do Israel chế tạo.
Ngọn lửa chiến tranh Trung Đông chưa dừng lại, Viễn Đông và Nam Á giống như khu vực ngoại Caucasus thường là xung đột giữa các nước, chẳng hạn CHDCND Triều Tiên va Hàn Quốc, Ấn Độ va Pakistan, Trung Quốc va Việt Nam, Armenia va Azerbaijan, Gruzia va Nga.
Các bên đều đang chuẩn bị ưng pho với xung đột cục bộ dẫn đến một đợt đối kháng mới, vì vậy đặc biệt coi trọng phát triển vũ khí công nghệ cao, thậm chí không tiếc tiền mua sắm.
Ấn Độ va Pakistan (được Trung Quốc ủng hộ) nằm trong trạng thái xung đột thường xuyên, hơn nữa Trung Quốc cũng là một trong những nước nhập khẩu vũ khí chủ yếu của Israel.
Năm 2011, Không quân Ấn Độ mua sắm máy bay không người lái Harop của Israel, loại hệ thống tác chiến độc nhất vô nhị này có thể đồng thời đảm nhiệm chức năng của máy bay không người lái do tham va tên lửa hành trình, sau khi phát hiện mục tiêu, máy bay không người lái có thể chuyển đổi thành tên lửa hành trình, tiến tới tiêu diệt mục tiêu.
Ấn Độ còn có tên lửa Harl dùng để tiêu diệt hệ thống radar của kẻ thù tiềm tàng. Căn cứ vào thông tin trên trang mạng tin tức quốc phòng, năm 2011 Ấn Độ đã mua 1 tỷ USD tên lửa Spike của Israel, Công ty Rafael đã chiến thắng các đối thủ cạnh tranh như Công ty GE và Raytheon Mỹ, Công ty MBDA châu Âu, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport).
Tên lửa tầm trung và xa Spike có thể lắp trên phương tiện vận chuyển mặt đất, tàu chiến hải quân và máy bay trực thăng, trang bị hệ thống tự dẫn đường chính xác, tính năng xuất sắc.
Thủy phi cơ US-2 Nhật Bản bán cho Ấn Độ sẽ lắp thiết bị điện tử vô tuyến điện của Israel.
Năm 2012, Hải quân Ấn Độ trang bị một trung đội/phi đội máy bay không người lái Heron va Searcher, triển khai ở căn cứ hải quân bang Tamil Nadu miền nam, mục đích chủ yếu là kiểm soát biên giới Bangladesh tồn tại xung đột với Ấn Độ. Ngoai ra hai phi đội triển khai ở khu vực tây nam Ấn Độ, 1 phi đội máy bay không người lái Searcher-1 triển khai ở khu vực miền đông và miền bắc Ấn Độ, phụ trách tuần tra biên giới.
Năm đó, Ấn Độ cũng đã ký với Israel hợp đồng 1 tỷ USD, nâng cấp 150 máy bay không người lái Heron va Searcher đã xuất khẩu cho Ấn Độ vào cuối thế kỷ trước. Tờ "The Times of India" tiết lộ, năm 2013 Ấn Độ va một công ty Israel ký kết hợp đồng, lắp thiết bị điện tử vô tuyến điện cho thủy phi cơ US-2 Nhật Bản mà New Delhi chuẩn bị nhập khẩu.
Phân đội đặc nhiệm Ấn Độ còn trang bị súng tự động Tavor của Israel. Israel là nước cung ứng vũ khí lớn thứ hai của Ấn Độ, chỉ sau Nga, gần đây Trung-Nga không ngừng xích lại gần nhau, trong khi đó, Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm nhất tiềm tàng của Ấn Độ.
Chuyên gia quân sự dự đoán, những điều này có thể thúc đẩy Ấn Độ mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự với Israel. Ngoai ra, Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi là người ủng hộ công khai của Israel, ủng hộ Ấn Độ sử dụng toàn diện hơn thành quả dân dụng và quân sự của Israel.
Máy bay không người lái Searcher-MkII do Israel chế tạo.
Bài báo của Trung Quốc xuyên tạc rằng Việt Nam hầu như "có xung đột với tất cả các nước láng giềng", nguyên nhân chủ yếu của va chạm là quần đảo Trường Sa ở phía tây nam Biển Đông (quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam), nơi có tài nguyên dầu khí phong phú, trở thành đối tượng tranh chấp gay gắt giữa 6 bên ở khu vực (chủ yếu do Trung Quốc tiến hành xâm lược gây ra).
Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei không nhượng bộ lẫn nhau. "Tranh chấp quần đảo Trường Sa" rất gay gắt, ngoài Brunei, các bên còn lại đều triển khai quân đội ở "đảo tranh chấp". Đối thủ "cạnh tranh" chủ yếu là hai quốc gia khu vực mạnh nhất - Trung Quốc và Việt Nam.
Bài báo cho rằng, giữa Trung Quốc và Việt Nam thường xuyên xảy ra "xung đột", "chưa từng chấm dứt đe dọa và khiêu khích lẫn nhau" (thực tế chỉ có Trung Quốc là kẻ thường xâm lược, khiêu khích, đe dọa...), Philippines cũng không ngừng xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Hiện nay, theo bài báo, xung đột mới hầu như không thể tránh khỏi, Việt Nam chuẩn bị tích cực ứng phó, nhanh chóng tiến hành hiện đại hóa quân đội của mình.
Ngày 1 tháng 1 năm 2014, Đài truyền hình Việt Nam đã phát sóng Thứ trưởng Quốc phòng, Trung tướng Trương Quang Khánh thị sát nhà máy Z111 tỉnh Thanh Hóa, tại nhà máy này đã trưng bày một loại vũ khí mới, được các chuyên gia nhận ra là súng trường Galil của Israel.
Máy bay không người lái Harop do Israel chế tạo.
Một tháng sau, Trung tướng Trương Quang Khánh thừa nhận, Việt Nam bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất súng trường Galil, chuẩn bị thay thế súng trường Kalashnikov. Từ năm 2011 trở đi đã có nguồn tin giấu tên tiết lộ thông tin tương tự. Việt Nam đang tiếp tục thay thế vũ khí trang bị cũ - phần lớn đều là sản phẩm do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo.
Việt Nam mua súng tiểu lien Uzi, súng trường Tavor, súng máy Negev, súng phóng lựu Matador và súng ngắm của Israel.
Những vũ khí hạng nhẹ này vừa trang bị cho lực lượng thông thường, vừa trang bị cho phân đội đặc nhiệm của Quân đội Việt Nam, trong đó súng tự động TAR-21 Tavor bắt đầu từ năm 2012 trang bị cho Lục quân và phân đội đặc nhiệm Hải quân đánh bộ Việt Nam.
Trong khi đó, súng tự động Type 56 và 86S của Quân đội Trung Quốc lại là sản phẩm sao chép của súng tự động Kalashnikov.
Theo báo Giáo dục Việt Nam
Tham vọng của New Delhi Chiếc tàu chiến lớn nhất đóng trong nước INS Kolkata đã được chuyển giao cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ, đánh dấu tham vọng lớn của New Delhi trong công cuộc hiện đại hóa quân đội với chi phí lên tới 100 tỷ USD. Chiến hạm INS Kolkata của Ấn Độ Với chiều dài 163 mét, rộng 17,4 mét, lượng giãn nước...