Ấn Độ: Bị cấm bay nhưng Su-30 MKI vẫn đảm bảo độ tin cậy?
Cựu Tư lệnh Không quân Ấn Độ nói rằng không có mối lo ngại đáng kể nào về tính an toàn và độ tin cậy của chiến đấu cơ Su-30 MKI, mặc dù trước đó đã xảy ra vụ một máy bay đã đâm xuống cánh đồng.
Trả lời phỏng vấn với phóng viên hãng thông tấn RIA Novosti, cựu Tư lệnh Không quân Ấn Độ Shashindra Pal Tyagi nói rằng lệnh cấm bay tạm thời đối với phi đội máy bay Sukhoi-30 MKI của Không quân Ấn Độ để kiểm tra kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng các loại máy bay do Nga chế tạo của Ấn Độ trong tương lai.
Ông Tyagi nói: “Không có gì đáng lo cả. Tôi thấy không có gì phải nghi ngờ về tính an toàn và độ tin cậy của máy bay. Phi cơ chiến đấu Su-30 MKI vẫn là niềm tự hào của Không quân Ấn Độ”.
Su-30 MKI là niềm tự hào của Không quân Ấn Độ.
“Phương thức kiểm tra này đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, lần này cũng không có gì lạ cả. Mục tiêu chính của việc kiểm tra kỹ thuật là để đảm bảo rằng trong tương lai phi đội máy bay sẽ không có những tổn hại mới và tránh tổn thất về người”, Tyagi cho biết thêm.
Video đang HOT
Không quân Ấn Độ (IAF) công bố rằng họ đã ra lệnh cấm bay tạm thời đối với toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu Sukhoi-30 để tiến hành thử nghiệm độ an toàn. Phi đội gồm 200 máy bay Su-30 bị cấm bay chiếm gần 1/3 số lượng phi cơ tiêm kích của đất nước.
Sắp tới, Không quân Ấn Độ dự định sẽ mua thêm 72 chiếc Su-30 từ Nga.
Thông báo của IAF được đưa ra sau sụ kiện trước đó khi một chiếc Sukhoi-30 MKI đã đâm xuống một cánh đồng thuộc khu vực Pune tại bang Maharashtra ở phía Tây Ấn Độ vào ngày 14/10. Cả phi công và phụ bay đều đã nhảy dù thoát hiểm trước khi máy bay rơi.
Phát ngôn viên IAF Simranpal Singh Birdi thông báo rằng, “Toàn bộ phi đội máy bay đã bị cấm bay và hiện một cuộc kiểm tra kỹ thuật đang được tiến hành sau sự vụ ở Pune. Các máy bay sẽ bay trở lại sau cuộc kiểm tra này”. Birdi không cho biết rõ cụ thể quá trình kiểm tra kỹ thuật của phi đội.
Nguồn tin thân cận của báo Russia and India Report rằng thời điểm phát biểu về cuộc kiểm tra kỹ thuật có thể là một chiến thuật bởi những người trong Không quân quan tâm đến thương vụ mua phi cơ Rafale của Pháp.
Người này, một cựu sĩ quan IAF, nói rằng “Dọa người ta một chút rồi sau đó thu hút sự chú ý của truyền thông để ép chính phủ mua Rafale với những điều khoản có lợi cho Pháp hơn là cho Ấn Độ… đây là chiêu cũ rồi”.
Phi cơ Su-30 MKI, có tên gọi của NATO là Flanker-H, là phi cơ chiến đấu-đánh bom hạng nhất của IAF. Máy bay được thiết kế bởi Tập đoàn Hàng không Sukhoi và được lắp ráp bởi hãng Hindustan Aeronautics của Ấn Độ.
Bài viết được thực hiện qua tham khảo nội dung trích dẫn từ báo Russia & India Report.
Theo Infonet
Tổng thống Philippines hối thúc tòa quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc
Theo AP, ngày 22/10, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho rằng tòa án trọng tài quốc tế mà Manila khởi kiện Bắc Kinh về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và "Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông - COC" mang tính ràng buộc pháp lý là những phương tức duy nhất để giải quyết hòa bình các tranh chấp lâu nay tại khu vực này.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III
Theo phía Philippines, Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, trong đó có việc triển khai 2 tàu nghiên cứu thủy văn từ tháng 6 tới gần một giếng dầu ngoài khơi bên trong vùng biển của Philippines.
Phát biểu với các phóng viên nước ngoài tại một diễn đàn, Tổng thống Aquino cho biết Manila không chắc chắn về mục đích hiện diện của những tàu này ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).
Ông còn nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc cải tạo đất tại vùng biển tranh chấp, nếu được sử dụng cho mục đích quân sự, có thể là "sự thay đổi cách chơi" trong việc giải quyết tranh chấp ở tương lai.
Ông cho biết Philippines đang tìm kiếm cách giải quyết bất đồng được quốc tế chấp thuận. Ông nói: "Điều này không chỉ ảnh hưởng tới các nước trong khu vực, mà còn ảnh hưởng tới các nước phải đi qua vùng biển đặc biệt này".
Manila đã kiện vụ việc này lên tòa án quốc tế ở La Hay song Bắc Kinh từ chối tham gia. Philippines và một số quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang hối thúc thông qua COC để thay thế Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Ông Aquino cho biết: "Ngoài điều đó ra, tôi không biết sẽ phải làm gì khác. Trọng tâm là đạt được một giải pháp thông qua các biện pháp hòa bình tuân theo luật pháp quốc tế"./.
Theo Vietnam
Nghị sĩ Úc đòi kiện chính phủ Trung Quốc Nghị sĩ Úc Clive Palmer vào ngày 18.8 đã lên truyền hình dùng những lời lẽ nặng nề nhắm vào chính phủ Trung Quôc và tuyên bố sẽ khởi kiện Bắc Kinh vì tội khai thác tài nguyên tại Úc mà không trả tiền. Nghị sĩ Úc Clive Palmer - Anh: Reuters Nghị sĩ Clive Palmer, cũng là một tỉ phú hầm mỏ,...