Ấn Độ bắt lính Trung Quốc
Quân đội Ấn Độ đang giữ một trung sĩ Trung Quốc, cho biết người này có thể đã “đi lạc” vào khu vực do New Delhi kiểm soát ở Ladakh.
“Trung sĩ Wang Ya Long bị khống chế ở khu vực Demchok, phía đông Ladakh, ngày 19/10 sau khi vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Binh sĩ này có thể đã đi lạc và vô tình tiến vào lãnh thổ Ấn Độ”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ra thông cáo cho biết.
Đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển ở vùng Ladakh. Ảnh: Hindustan Times.
Quân độ Ấn Độ cho biết Wang được trợ giúp y tế, cho thở oxy, ăn uống và mặc quần áo ấm “để chống chọi điều kiện khắc nghiệt ở độ cao lớn”, thêm rằng Bắc Kinh đã đề nghị New Delhi thông báo tung tích binh sĩ mất tích. “Binh sĩ này sẽ được trao trả cho quan chức Trung Quốc tại điểm gặp mặt Chushul-Moldo sau khi hoàn tất các quy trình đã thống nhất”, thông cáo có đoạn viết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang dọc biên giới chưa phân định giữa hai nước từ đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6. Quân đội hai nước triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận về biên giới tranh chấp và nhất trí “tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai”, đồng thời “tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa”, đồng nghĩa với không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, hai bên không nhắc đến rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc đang gấp rút chuyển lương thực, nhiên liệu, trang phục vùng cực và nhiều loại vật tư khác lên khu vực biên giới, chuẩn bị cho giai đoạn thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông sắp tới. Các binh sĩ Ấn – Trung đóng dọc theo LAC sẽ phải chống chịu điều kiện khắc nghiệt khi khu vực này gần như bị cô lập trong mùa đông với nhiệt độ thường ở mức -30 độ C.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Tung hỏa mù ở hồ Pangong, TQ chiếm trọn vùng đất chiến lược khác từ Ấn Độ?
Có những mối lo ngại rằng Trung Quốc đang cố tình thu hút sự chú ý của Ấn Độ trong tranh chấp lãnh thổ quanh hồ Pangong Tso để âm thầm củng cố quyền kiểm soát vùng đất tranh chấp khác rộng 972km2.
Quân đội Ấn Độ hiện không thể tiếp cận khu vực rộng 972km2 ở thung lũng Depsang, do bị lính Trung Quốc chặn đường.
Theo tờ Times of India, tình hình khu vực chiến lược ở thung lũng Depsang không được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nhắc đến trong tuyên bố trước Quốc hội, dù rằng binh sĩ Trung Quốc đã chặn tuyến đường tuần tra duy nhất của Án Độ tới khu vực kể từ tháng 4 năm nay.
Một quan chức quốc phòng Ấn Độ nói Depsang là "một vấn đề cũ" không nên "đánh đồng hoặc gán ghép" nó với các "điểm nóng" mới như hồ Pangong Tso, suối nước nóng Gogra hay Thung lũng Galwan.
"Không có đối đầu quân sự cấp bách tại Depsang, nơi Ấn Độ và Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền", quan chức Ấn Độ cho biết.
Nhưng các nhà phân tích đang lo ngại rằng thông qua "các hoạt động liên tục" tại hồ Pangong Tso, Bắc Kinh đang tung hỏa mù", khiến Ấn Độ lơ là cảnh giác ở thung lũng Depsang.
Trong 5 tháng qua, quân đội Trung Quốc đã liên tục ngăn chặn các binh sĩ Ấn Độ đến các chốt tuần tra ở thung lũng Depsang. Binh sĩ Trung Quốc được cho là đã lập các tiền đồn dã chiến gần khu vực "Nút thắt cổ chai" và "Ngã ba chữ Y" ở Depsang.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Bị chặn ở hai khu vực này, binh sĩ Ấn Độ không thể tiến sâu vào bên trong thung lũng. Nói cách khác, khu vực rộng 972km2 đang bị chia cắt khỏi lãnh thổ Ấn Độ. "Chúng tôi thường đến các điểm tuần tra xa nhất dọc theo đường ranh giới, nhưng quân đội Trung Quốc đã chặn các đường huyết mạch. Chúng tôi bị tổn thất trong những lần chạm trán này", một sĩ quan Ấn Độ cho biết.
Một khi nắm quyền kiểm soát thung lũng Depsang và vùng Daulat Beg Oldie, Trung Quốc sẽ gia cố lực lượng bảo vệ đường cao tốc G-219. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối Tây Tạng với Tân Cương.
Trung Quốc đã huy động hơn 12.000 binh sĩ, xe tăng và pháo binh đến điểm nóng này. Kể từ tháng 5.2020, Ấn Độ đáp trả bằng hai lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi đơn vị có khoảng 3.000 người.
"Ấn Độ có thể đang rơi vào bẫy, khi Trung Quốc tách thung lũng Depsang khỏi các điểm nóng tranh chấp hiện nay", một sĩ quan Ấn Độ nhận định.
"Không giống như đường biên giới với Pakistan, vốn đã được cố định về mặt vật lý, cách duy nhất để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ giáp Trung Quốc là phải tích cực tuần tra", sĩ quan này nói. "Nhưng đã 5 tháng trôi qua, các binh sĩ Ấn Độ đã không thể tuần tra tới thung lũng Depsang. 7 năm trước, thung lũng này từng xảy ra tranh chấp lãnh thổ căng thẳng".
Trung - Ấn hội đàm cấp chỉ huy tìm kiếm chấm dứt đối đầu quân sự Các chỉ huy cấp cao của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đang tổ chức các cuộc đàm phán mới nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng dọc biên giới tranh chấp. Hôm 12/10, chỉ huy cấp cao của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức các cuộc đàm phán mới nhằm chấm dứt tình trạng...