Ấn Độ bắt kẻ mang súng xông vào ngân hàng
Một người đàn ông mang theo súng hơi định xông vào Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) nhưng đã bị lực lượng an ninh ngân hàng khống chế và giao nộp cho cảnh sát.
Cảnh sát xuất hiện bên ngoài tòa nhà Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ ở Mumbai hôm 2-4
Người phát ngôn của RBI cho biết, không ai bị thương trong vụ việc xảy ra chiều 2-4 tại trụ sở chính của ngân hàng ở phía nam thành phố Mumbai.
Cũng theo nữ phát ngôn viên trên, không có viên đạn nào được bắn đi và các hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra bình thường.
Danh tính đối tượng trên cũng như các chi tiết khác của vụ việc chưa được tiết lộ.
Theo ANTD
Hậu trường xứ xở chế tạo, buôn bán kim cương
Ít ai biết được đằng sau những viên đá trong suốt, lấp lánh được trưng bày trên các ngăn kính... lại có xuất xứ từ những nơi nhếch nhác, tối tăm có giá bán chênh lệch khủng khiếp so với vài đô-la mà người phát hiện ra nó nhận được.
Thợ soi kim cương trước khi chúng được chuyển tới thành phố Mumbai, Ấn Độ.
Xưởng "nhào nặn" kim cương
Mỗi sáng, hơn 1.000 thợ kim hoàn lũ lượt kéo nhau đến nhà máy Venus Jewel ở Surat làm việc. Đây là một thành phố cảng ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ và có đến gần 1/3 trong tổng số 3,5 triệu dân ở đây sống bằng nghề đánh bóng kim cương. Để được vào nhà xưởng, họ phải nhấn ngón tay cái vào thiết bị điện tử ở cổng hoặc dùng thẻ điện tử tra vào ổ khóa tự động. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu công việc, họ phải thay đồng phục, cởi bỏ giày, bít tất để đảm bảo không giấu kim cương mang về khi đã xong việc. Mỗi thợ kim hoàn được giao một túi nilon đựng toàn những viên kim cương thô. Sau đó, họ bắt đầu công việc "phù phép" của mình gồm: cắt mỏng, đánh bóng và mài các góc cạnh để biến những viên kim cương thô, mờ trở nên sáng bóng, lấp lánh.
Trước đây, họ phải làm việc trong môi trường chật hẹp, nóng bức, phải ngồi dưới sàn nhà và dùng dụng cụ thô sơ thì ngày nay điều kiện làm việc của họ tiện nghi hơn nhiều. Hầu như phòng làm việc nào cũng có máy điều hòa nhiệt độ, được trang bị nhiều loại máy móc và bàn ghế đầy đủ. Xưởng nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt và công nhân ở đây lúc nào cũng bị giám sát kỹ lưỡng bởi lực lượng an ninh và hệ thống camera bên trong nơi làm việc.
Ở Surat không chỉ có một xưởng đánh bóng kim cương như Venus Jewel mà rất nhiều xưởng làm công việc tương tự. Các xưởng này thuê tất cả khoảng 300.000 công nhân và biến Surat thành trung tâm đánh bóng kim cương của thế giới. Khoảng 92% những hòn đá nhỏ nhắn sáng lấp lánh trên toàn thế giới đều đã qua tay những người thợ kim hoàn ở Surat. Ngành này đã đem lại cho đất nước đông dân thứ hai thế giới mỗi năm 8 tỉ USD. Hiện nay, ở Surat kim cương phổ biến đến nỗi những bịch khoai tây rán được bán ở đây cũng mang nhãn hiệu Diamond (từ kim cương trong tiếng Anh). Nếu như khi trước, phụ nữ trung lưu ở Ấn Độ chỉ dám mơ ước đến các món đồ trang sức bằng vàng thì bây giờ họ dễ dàng sở hữu một viên kim cương be bé, chỉ với giá 1.500 rupee (35 USD)!
Dù thống lĩnh thị trường thế giới về khoản đánh bóng kim cương, nhưng số đá quý giá này thường có xuất xứ từ các nước như Angola, Botswana, Namibia và Nga... chứ không phải ở Ấn Độ và sau đó được chuyển đến đây để đánh bóng. Sau khi xuất xưởng, chúng sẽ có mặt tại các thị trường kim cương lớn của thế giới như Mỹ, Bỉ, Singapore, Hồng Kông, Israel, Thái Lan, Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Thụy Sĩ...
Theo Tạp chí Foreign Policy, thành phố Surat được coi là nơi những viên "kim cương máu" được chùi sạch sẽ trước khi rơi vào tay khách hàng trên toàn cầu. Tại đây, hệ thống vận hành không có giấy tờ chính thức nào. Sau khi thợ đánh bóng nhận được sản phẩm thô, họ bắt đầu mài chúng bằng những công cụ đơn giản nhằm tạo ra các góc cạnh. Nếu được mài tốt, các góc cạnh này sẽ tạo thành các lăng kính phản chiếu ánh sáng khiến cho kim cương trở nên lấp lánh. Sau khi kim cương được đánh bóng, một người môi giới sẽ đến lấy những viên đá quý để đem phân phối.
Kim cương bày bán ở giữa chợ trời
Bày bán tràn lan ở chợ trời
Những nhà buôn kim cương ở khu chợ Mahidharapura vốn cũng được biết đến như "con đường kim cương" của thành phố Surat. Hơn 3.000 người buôn bán đến đây mỗi ngày, mỗi người mang theo các viên đá trị giá hàng chục nghìn USD quanh bụng. Vấn đề bảo đảm an ninh không tồn tại, và các giao dịch với những viên đá hợp pháp hay phi pháp đều được thực hiện lẫn lộn, không phân biệt.
Khi Jaysukhbhai Patel, một công dân Ấn Ðộ sống tại Surat, nhận ra rằng mình không thể đủ sống nếu làm một công chức Nhà nước, anh quyết định mở một cửa hiệu ở khu chợ trời kim cương ở Mahidharapura.
Mặc dù có một số lượng kim cương lớn được bày bán và rất dễ bị lấy trộm, nhưng những người bán hàng ở đây không hề lo lắng về vấn đề an ninh. "Chúng tôi xem như có công ty riêng và có bảo vệ ở chợ. Chúng tôi kiểm soát mọi thứ", Patel khẳng định. "Nếu có một người đáng nghi xuất hiện ở chợ, nếu chúng tôi thấy có gì bất ổn, bảo vệ của chúng tôi sẽ chặn họ lại và gọi cảnh sát ngay".
Công việc kinh doanh của Patel chỉ vỏn vẹn trong chiếc vali: gồm có kim cương và tiền mặt (đô la Mỹ), để thực hiện giao dịch mua bán, cùng một vài công cụ kiểm tra ánh sáng để kiểm tra kim cương. "Mỗi chúng tôi đều có vốn riêng và chiếm một góc bàn riêng. Chúng tôi thu mua kim cương và bán lại chúng cho những nhà xuất khẩu chính thức. Khách hàng chủ yếu của chúng tôi là người Mỹ và Thái Lan. Họ đảm đương việc xuất khẩu kim cương", Patel nói thêm.
Những người không có nhiều tiền để buôn bán kim cương thì cung cấp các dịch vụ cho các nhà buôn kim cương. Nhiều người làm việc như các đại lý trung gian thay mặt cho các nhà xuất khẩu lớn tiến hành những giao dịch kim cương ở thành phố Surat. Những người kinh doanh ở đây, họ có thể nhận ra chính xác đâu là kim cương Surat - thứ kim cương được "phù phép" cắt mỏng, đánh bóng và mài các góc cạnh để biến những viên kim cương thô, mờ trở nên sáng bóng, lấp lánh. Ðặc biệt, họ sẽ từ chối bán những loại kim cương "buôn lậu" từ những nước khác, như Zimbabwe.
Patel thành thật cho biết: Hàng tháng, anh lãi 10-15% vốn, tương đương 500-750 USD so với 150 USD anh kiếm được nếu làm công chức. Trong vòng 8 năm, công việc buôn bán kim cương của Patel giúp anh nuôi 4 đứa con ăn học tử tế, 2 trong số đó nay đang học đại học.
Từ thị trường đen đến các cửa tiệm sang trọng
Một trong các chuyên gia hàng đầu về hồng ngọc, ngọc bích và kim cương tại Ấn Độ nhận định: "Người nước ngoài rất khó tiếp cận mặt hàng này tại Surat - Ấn Độ". Vì theo quy định, các loại đá quý phải được thu gom, định giá và đánh thuế. Thế nhưng, những viên hồng ngọc, kim cương có giá trị cao hiếm khi "theo luồng", mà được các lái buôn chuyên nghiệp bí mật chuyển lậu theo đường rừng đến biên giới Ấn Độ nhờ sự làm ngơ của quan chức địa phương và được mua đi bán lại cho đến khi công khai xuất hiện theo đường chính thức.
Tại chợ kim cương Mahidharpura, một chợ nổi tiếng với những gian hàng bày bán kim cương thô và kim cương đã qua tinh chế. Người ta trao tay những viên kim cương, xem xét, mặc cả chúng ngay trên đường phố, từ những viên bé xíu tới những viên sáng lóa.
Theo điều tra lúc đầu, ngôi chợ được dựng lên vì tại phần đất này của Ấn Độ cũng có ngọc bích, hồng ngọc và kim cương. Và một khi lên đến các thành phố lớn như Surat, Mumbai những viên đá quý sẽ được luân chuyển qua tay các nhà buôn chính thức trên khắp thế giới, dù phần lớn số đá này vẫn được gia công tại Ấn Độ, nơi vốn đã chiếm lĩnh thị trường đá quý toàn cầu. Đó là nhờ vào kinh nghiệm, tính ổn định và hệ thống pháp lý có phần linh hoạt.
Hàng năm tại hội chợ trang sức quốc tế Ấn Độ, khoảng 25.000 khách hàng đến tham quan vào tháng 8 hàng năm, với tổng giá trị các khoản giao dịch là khoảng một tỷ USD. Khách hàng thỏa thuận giá, cách vận chuyển và các khoản hợp đồng dài hạn với người bán. Không rõ những thương nhân này có hay biết rằng: Thành phố Surat, phía tây Ấn Độ là nơi hơn 90% kim cương thô hợp pháp cũng như phi pháp được đánh bóng, môi giới và xóa gốc tích trước khi quay về các nước mua kim cương trên khắp thế giới.
Theo ANTD
Bị bắt chỉ vì bấm Like trên Facebook Một người phụ nữ Ấn Độ cùng người bạn bấm Like một thông điệp trên Facebook của cô đã bị bắt sau khi phàn nàn về tang lễ chính trị gia Balasaheb Thackeray trên mạng xã hội này. Truyền thông Ấn Độ xác định người phụ nữ bị bắt vì phàn nàn trên Facebook là Shaheen Dhada. Cả Dhada và người bấm Like...