Ấn Độ bắt hơn 1.000 người thi hộ
Tờ Indian Express ngày 29.3 dẫn lời cảnh sát bang Bihar, miền đông Ấn Độ thông báo họ đã bắt 1.068 nghi phạm nhận tiền để thi hộ cho các thí sinh ứng tuyển vào lực lượng cảnh sát.
Người thân thí sinh leo tường trường học ở bang Bihar, miền đông Ấn Độ – Ảnh chụp màn hình Hindustan Times
Giới chức cho biết những người này được thuê để tham gia kỳ thi viết lẫn kiểm tra thể lực và đã sử dụng nhiều thủ đoạn như chỉnh sửa ảnh, giả chữ ký… để qua mặt nhà chức trách.
Theo tờ The Hindu, sau vụ nhiều phụ huynh leo lên cửa sổ để ném “phao” cho con trong kỳ thi lớp 10 gây chấn động tại Bihar hồi giữa tháng 3, cảnh sát bang quyết định kiểm tra lại quá trình thi cử của chính ngành mình. Qua đối chiếu dấu vân tay, nhà chức trách đã phát hiện tình trạng gian lận, thi hộ quy mô lớn nói trên.
Một sĩ quan cấp cao cho biết cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục và sẽ có thêm nhiều người bị bắt. Bang Bihar dự tính tuyển 11.000 nhân sự mới cho ngành cảnh sát trong năm 2015 nhưng có đến 52.000 người nộp đơn ứng tuyển.
Vinh Sơn
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Phải dùng công nghệ cao để chống thi hộ
Sau vụ bắt quả tang 24 thí sinh thi hộ cho 24 sinh viên hệ liên thông ở trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhiều trường đại học, cao đẳng ở TP. HCM đã siết chặt hơn kỷ cương phòng thi.
Không phải cá biệt
Tối 12/11, trường ĐH Tôn Đức Thắng đã bắt quả tang 24 thí sinh thi hộ môn Anh văn cho 24 sinh viên hệ liên thông của trường. Một số thí sinh thi hộ đã làm giấy chứng minh nhân dân, thẻ sinh viên giả để qua mặt cán bộ coi thi.
Sự việc tại trường ĐH Tôn Đức Thắng không phải cá biệt. Ngày 17/11 vừa qua, trường ĐH Nông Lâm TP. HCM cũng lập biên bản 36 thí sinh vi phạm quy chế trong buổi thi môn Anh văn.
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, cho biết: "Đó là kỳ thi Anh văn đầu ra để sinh viên đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp.
Kỳ thi này có 3.800 sinh viên tham gia và trường đã lập biên bản vi phạm quy chế thi với 36 sinh viên, trong đó, có thí sinh đi thi hộ. Đối tượng thi hộ cũng làm giả chứng minh nhân dân, thẻ sinh viên để vào phòng thi. Hầu hết thí sinh thi hộ là sinh viên của trường hoặc của một số trường đại học khác.
Những năm gần đây, trường siết chất lượng đầu ra bằng các kỳ thi Anh văn, Tin học để cấp chứng chỉ. Nhiều sinh viên đã hết thời hạn lấy bằng tốt nghiệp nên làm liều, nhờ người khác đi thi". TS Trần Đình Lý cho biết, ngay sau kỳ thi đó, nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp để chống việc học hộ, thi hộ như kiểm tra thẻ sinh viên và chứng minh nhân dân trước khi thí sinh vào phòng thi. Nhà trường cũng làm bảng ảnh sinh viên để đối chiếu khuôn mặt với những thí sinh đang dự thi.
Nhiều trường khác như: ĐH Lạc Hồng, ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, ĐH Công nghệ TP. HCM, ĐH Công nghiệp TP. HCM cũng từng phát hiện thí sinh đi thi hộ cho sinh viên trong trường.
Sử dụng công nghệ cao
Trao đổi với Sinh Viên Việt Nam, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết: "Nhà trường đã làm thẻ sinh viên dạng thẻ PET để lưu dữ liệu. Sinh viên đến trường chỉ cần quét thẻ để vào lớp.
Lúc đi thi, trường sẽ căn cứ dữ liệu trên thẻ sinh viên, nhận dạng khuôn mặt, chứng minh nhân dân để vào phòng thi". Tuy nhiên, sử dụng thẻ PET chỉ có thể kiểm soát tốt khi có lực lượng cán bộ coi thi, giảng viên lớn để tránh tình trạng sinh viên đưa thẻ để bạn quét giùm, khi nghỉ học. Do đó, trường đang dùng máy lấy dấu vân tay để điểm danh sinh viên. Việc này được trường thực hiện thử nghiệm trên 10.000 sinh viên học tại cơ sở An Phú Đông (Q. 12, TP. HCM). Giữa tháng 12/2014, trường sẽ triển khai đại trà trong toàn trường.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM lập bảng ảnh kiểm tra sinh viên trước khi vào phòng thi, như cách làm ở kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Sử dụng thẻ PET kiểm soát sinh viên trước khi vào phòng thi cũng là phương án mà trường ĐH Văn Hiến, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM thực hiện. ThS Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM, cho biết: "Đầu năm học, nhà trường có liên kết với ngân hàng làm thẻ cho sinh viên, với nhiều chức năng như: Rút tiền, dùng ra vào trường và thư viện...
Tuy nhiên, áp dụng công nghệ đó chỉ là một trong nhiều biện pháp giúp nhà trường nhận dạng sinh viên khi đi thi. Nhà trường đã làm bảng ảnh của sinh viên đang theo học tại trường để đối chiếu với thí sinh, giống như cách kiểm tra thí sinh dự thi trong tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Trong quá trình làm bài thi, nếu phát hiện hay nghi ngờ thi hộ, trường sẽ kiểm tra thông tin của thí sinh ngay. Quan điểm của trường là siết chặt kỷ luật phòng thi nhưng vẫn tạo sự thoải mái cho sinh viên làm bài tốt".
Khi sinh viên đi thi mà quên thẻ sinh viên, giấy chứng minh nhân dân, sẽ được trường nhập thông tin kiểm tra, đối chiếu một cách nhanh chóng. Những trường hợp khác như sinh viên bị mất thẻ sẽ được trường tiến hành lăn tay, chụp hình lại rồi vào phòng thi làm bài và bổ sung giấy tờ sau.
ThS Phạm Thái Sơn cho rằng, điều quan trọng là các trường cần khơi gợi tư duy tự học và học thật, thi thật để tích lũy kiến thức. Trên giảng đường các bạn không cố gắng, sau khi ra trường, các bạn sẽ rất khó thích nghi với môi trường làm việc ở các doanh nghiệp.
Theo Quang Duy/Báo Sinh viên Việt Nam
Bắt quả tang 24 người thi hộ tại ĐH Tôn Đức Thắng Tối 12/11, ĐH Tôn Đức Thắng đã bắt quả tang ngay tại phòng thi 24 người làm giả giấy tờ để thi hộ cho sinh viên của trường. Trước đó chiều 12/11, một người đã gọi điện tới lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, có một nhóm sinh viên tổ chức thi học kỳ hộ, tối cùng ngày sẽ thi môn...