Ấn Độ bắt giữ tàu chở thiết bị quân sự của Nga
Trước khi bị bắt giữ, tàu của Nga mang theo một lô thiết bị quân sự. Giới chức Nga đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về vụ việc.
Đại sứ quán Nga tại New Delhi ngày 19/7 xác nhận thông tin một tàu chở thiết bị quân sự của Nga bị bắt giữ tại cảng Cochin của Ấn Độ, Reuters đưa tin.
Theo thông tin ban đầu, tàu chở hàng của Nga bị bắt giữ theo đề nghị của một công ty dịch vụ của Estonia, cho rằng chủ sở hữu con tàu đang có một khoản nợ, Times of India cho biết.
Đại sứ quán Nga cho biết con tàu trước đó đã vận chuyển một lô thiết bị quân sự cho quân đội Ấn Độ. Phía Nga cho rằng con tàu không liên quan tới bất cứ tranh chấp nào tại tòa án.
Đại sứ quán Nga đã chính thức gửi yêu cầu đề nghị Bộ Ngoại giao Ấn Độ giải thích về vụ bắt giữ
Tàu chở hàng mang cờ Nga bị bắt ở Thổ Nhĩ Kỳ đầu tháng 7. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
“Chúng tôi cũng đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Ấn Độ bảo đảm vô điều kiện các quyền của chủ tàu và thành viên thủy thủ đoàn”, Đại sứ quán Nga tại New Delhi cho biết.
Nhà chức trách Ấn Độ chưa phản hồi trước đề nghị giải thích của Đại sứ quán Nga.
Đầu tháng 7, một tàu chở hàng mang cờ Nga có tên Zhibek Zholy đã bị bắt giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ do nghi vấn vận chuyển trái phép ngũ cốc từ Ukraine. Khi bị bắt giữ, con tàu đang chở 7.000 tấn ngũ cốc.
Moscow thừa nhận tàu Zhibek Zholy mang cờ Nga nhưng thuộc sở hữu của Kazakhstan và vận chuyển ngũ cốc theo hợp đồng đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã phóng thích con tàu này.
Tầm nhìn chung cho quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ
Năm 2022 là Năm Hữu nghị ASEAN-Ấn Độ, đánh dấu mốc lịch sử đối với ASEAN và Ấn Độ: 30 năm hai bên thiết lập quan hệ đối tác và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược.
Mối quan hệ đối tác chiến lược này đã trở thành một trong những mối quan hệ phát triển nhanh nhất, năng động và toàn diện nhất của ASEAN.
Như đánh giá của Vụ trưởng Vụ Phương Nam Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vivash Vidu Sapkal, quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ dựa trên nền tảng lịch sử, địa lý và văn minh chung, đồng thời được thúc đẩy bởi các ưu tiên chiến lược chung là thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Năm 2022 là Năm Hữu nghị ASEAN-Ấn Độ, đánh dấu mốc lịch sử đối với ASEAN và Ấn Độ. Ảnh: economictimes.indiatimes.com
ASEAN và Ấn Độ đều nằm trong giao điểm chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sau khi thiết lập quan hệ đối tác vào năm 1992, ASEAN và Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại vào năm 1996 và tiến tới đối tác chiến lược năm 2012 như một tiến trình tự nhiên trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai bên. Cơ chế hợp tác ASEAN-Ấn Độ ngày càng được củng cố và hoàn thiện.
Ấn Độ trở thành thành viên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm 1996; các hội nghị cấp cao hằng năm giữa ASEAN và Ấn Độ được tổ chức từ năm 2002; Ấn Độ bắt đầu tham gia các cơ chế khác do ASEAN dẫn dắt như Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM )... Thông qua các cơ chế này, Ấn Độ đã thiết lập được chỗ đứng vững chắc trong cấu trúc đa phương ở châu Á-Thái Bình Dương do ASEAN chủ đạo.
Ngay trong năm đầu tiên lên nắm quyền (2014), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã quyết định đổi tên chính sách "Hướng Đông" được thông qua năm 1991 thành "Hành động hướng Đông", đặt ưu tiên cao nhất tăng cường quan hệ với ASEAN, bởi ASEAN nằm ở vị trí trung tâm của khu vực địa chính trị và địa kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, với những lợi thế vốn có về nhân lực, tiềm lực kinh tế và tiềm năng phát triển, nguồn tài nguyên phong phú và thị trường rộng lớn. Ấn Độ đã chủ động xây dựng các cơ chế hợp tác đa phương như Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC), Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương (IORA), cho phép thu hút sự tham gia của các nước thành viên ASEAN và thúc đẩy đa dạng hóa hợp tác ASEAN-Ấn Độ.
Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Modi lần đầu công bố Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPOI) năm 2018, việc xây dựng các cơ chế hợp tác Ấn Độ-ASEAN đã bước vào giai đoạn mới, việc kết nối các cơ chế hợp tác tiểu vùng do hai bên làm chủ đạo đã được đưa vào chương trình nghị sự. Với sáng kiến trên, Ấn Độ đã công khai thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ có vai trò quyết định trong khu vực chiến lược này.
Chính sách này của Ấn Độ cũng được các nước ASEAN ủng hộ. Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) được công bố tháng 6/2019 đã chỉ rõ yêu cầu phải thúc đẩy các cơ chế hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Thượng đỉnh Đông Á kết nối với các cơ chế IORA, BIMSTEC của Ấn Độ, xây dựng cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao trùm.
Sau khi Ấn Độ công bố chính sách "Hành động hướng Đông", các lĩnh vực hợp tác ASEAN-Ấn Độ liên tục được mở rộng, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư. Ấn Độ là quốc gia thứ tư sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thiết lập cơ chế thương mại tự do với ASEAN. Bước vào thế kỷ 21, hợp tác kinh tế-thương mại hai bên đã có được những thành tựu rõ nét. Hai nền kinh tế có thể bổ sung cho nhau trên nhiều lĩnh vực. Ấn Độ cần vốn, kỹ thuật cao và thị trường rộng lớn của ASEAN. Đồng thời Ấn Độ cũng có thể đáp ứng những nhu cầu của các nước ASEAN như thị trường cho đầu tư và xuất, nhập khẩu, nguồn lao động dồi dào.
Hiện ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Ấn Độ trong khi Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ bảy của ASEAN. Quốc gia Nam Á này cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ bảy của ASEAN với tổng vốn đầu tư trực tiếp đạt 2,06 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 65,59 tỷ USD. Mặc dù vậy, hợp tác kinh tế-thương mại được đánh giá vẫn chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp, với tiềm năng mong muốn của hai bên. Để đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện, hai bên đang nỗ lực tìm ra nguyên nhân cản trở mối quan hệ này và đề ra những giải pháp tháo gỡ thiết thực, hiệu quả, với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Mối quan hệ hợp tác về an ninh-quốc phòng với ASEAN cũng được Ấn Độ thúc đẩy mạnh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Tháng 11/2004, hai bên đã ký kết văn kiện về "Đối tác ASEAN-Ấn Độ vì hòa bình, tiến bộ và cùng chia sẻ thịnh vượng".
Phát biểu tại hội nghị cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối tác ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi tháng 1/2018 , Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh: "Trong thời đại diễn biến phức tạp hiện nay, Ấn Độ và ASEAN đối mặt với nhiều cơ hội và trách nhiệm to lớn. Hai bên phải cùng hoạch định chương trình ổn định, duy trì hòa bình và ổn định khu vực và thế giới". Sau hội nghị, hai bên đã ký kết Tuyên bố Delhi, đưa lĩnh vực hợp tác chống khủng bố, an ninh mạng và kết nối thành trọng điểm hợp tác song phương.
Đặc biệt, những năm qua, hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN trong lĩnh vực diễn tập chung, trang bị vũ khí, đào tạo binh sĩ ngày càng được mở rộng. Tháng 9/2020, Ấn Độ và ASEAN đã thông qua kế hoạch hành động chung 2021-2025, trong đó nâng hợp tác an ninh hàng hải lên vị trí hàng đầu.
Đánh giá về hợp tác suốt 3 thập niên qua giữa ASEAN và Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho biết hai bên đã thiết lập quan hệ tốt đẹp, phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ về kinh tế, thương mại giữa ASEAN-Ấn Độ đã tiến triển rất nhanh. Về an ninh chính trị, hai bên có khá nhiều tương đồng quan điểm trên các vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là vấn đề về Biển Đông, khi đều có tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ấn Độ rất coi trọng vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN, tôn trọng tính tôn trọng pháp luật và thượng tôn pháp luật. Hai bên đều mong muốn xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển cũng như một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở theo luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN luôn là ưu tiên quan trọng đối với New Delhi, cho rằng mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai dựa trên các giá trị chung. Ấn Độ sẽ tiếp tục kiên trì và không từ bỏ lập trường chính sách lấy ASEAN làm trung tâm, đồng thời chủ động đưa ra các đề xuất, xây dựng kết nối các chiến lược của Ấn Độ với ASEAN.
Từ góc độ của Ấn Độ, mục đích của nước này là củng cố vị trí nước lớn ở Ấn Độ Dương. Muốn như vậy, Ấn Độ phải cần đến sự giúp đỡ của ASEAN trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hợp tác an ninh biển. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ của Thủ tướng Modi sẽ coi trọng hợp tác an ninh chiến lược với các nước châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là coi trọng hợp tác quân sự quốc phòng và điều phối chiến lược với các quốc gia trọng điểm ASEAN. Vai trò đặc biệt này của ASEAN và chính sách Hành động hướng Đông được bao hàm trong Chính sách an ninh và tăng trưởng cho tất cả trong khu vực (SAGAR) của Ấn Độ. Trong khi đó, ASEAN luôn đánh giá cao vai trò của Ấn Độ là đối tác đáng tin cậy trong khu vực.
Thủ tướng Narendra Modi từng tuyên bố Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do New Delhi đề xuất và Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là tầm nhìn chung giữa hai bên và là khuôn khổ cho sự hợp tác Ấn Độ-ASEAN trong khu vực. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 18 diễn ra tháng 10/2021, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN-Ấn Độ về hợp tác triển khai quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Hai bên cũng nhất trí củng cố quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Ấn Độ trên toàn bộ phạm vi hợp tác chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và phát triển. Sự hội tụ mạnh mẽ trong tầm nhìn chung của hai bên về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng sẽ là cơ sở để ASEAN-Ấn Độ nâng tầm hơn nữa quan hệ đối tác.
Ấn Độ tái khẳng định quan hệ kinh tế với Nga trước thềm 'Đối thoại 2+2' với Mỹ Tờ The Times of India dẫn nguồn tin Chính phủ Ấn Độ cho biết trước thêm cuộc "Đối thoại 2 2" với Mỹ vào tuần tới, Ấn Độ đã tái khẳng định cam kết về quan hệ kinh tế với Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi. Ảnh: hindustantimes.com Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nguồn tin trên...