Ấn Độ báo động nạn “chảy máu” cổ vật
Hàng chục ngàn tác phẩm nghệ thuật quý giá bị đánh cắp khỏi Ấn Độ mỗi 10 năm, đặt chính phủ nước này vào tình trạng rất lo ngại về vấn nạn chảy máu cổ vật kéo dài dai dẳng.
Bốn bức tượng cổ của Ấn Độ được trưng bày trong buổi lễ Mỹ trao lại hơn 200 cổ vật cho nước này hồi tháng 6/2016 (Ảnh: Diplomat).
Ấn Độ mới đây cuối cùng được nhận lại được một số bảo vật quốc gia bị đánh cắp từ lâu. Mỹ đã trao lại hơn 248 cổ vật, trị giá ước tính 150 triệu USD cho New Delhi, đánh dấu đợt hồi hương lớn nhất của những cổ vật bị đánh cắp và bị buôn lậu ra khỏi nước này.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng bàn giao 157 hiện vật cho Thủ tướng Narendra Modi trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9, sau khi hai bên cùng cam kết “chống trộm cắp, buôn bán bất hợp pháp và buôn bán cổ vật”.
Washington trả lại số cổ vật này cho Ấn Độ sau cuộc điều tra của văn phòng luật sư quận Manhattan và Cơ quan Thực thi Hải quan và Nhập cư Mỹ. Các nhà điều tra tập trung vào đường dây buôn lậu đồ cổ khét tiếng của ông trùm người Ấn Độ Subhash Kapoor, nơi hàng chục nghìn cổ vật được cho là buôn lậu vào Mỹ.
Kapoor bị cáo buộc buôn lậu khoảng 2.600 cổ vật trị giá 145 triệu USD vào Mỹ, hoạt động như một băng nhóm buôn lậu và phục chế nghệ thuật quốc tế ở khắp Brooklyn, Hong Kong, Ấn Độ, London và Singapore. Ông này hiện đang bị xét xử ở Ấn Độ. Kapoor lại gây chú ý vào tháng 8 vừa qua khi Australia trả lại cho Ấn Độ số đồ cổ trị giá 2,2 triệu USD được cho là do ông này cầm đầu.
Theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia (NCRB), cơ quan điều tra tội phạm hàng đầu của Ấn Độ, từ năm 2014-2021, trước khi thu hồi hàng loạt vào mùa hè và mùa thu năm nay, chỉ hơn 200 cổ vật Ấn Độ đã được trả lại hoặc đang trong quá trình bị trục xuất khỏi Mỹ, Australia, Singapore, Đức, Canada và Anh.
Video đang HOT
Con số này ít hơn rất nhiều so với số lượng khổng lồ đồ cổ được nhập lậu từ trong nước vẫn chưa được kiểm chứng. Theo một cuộc kiểm toán của Cục Tài trợ Từ thiện và Tôn giáo Ấn Độ vào năm 2018, 1.200 tượng thần cổ đã bị đánh cắp từ năm 1992-2017 chỉ riêng ở các ngôi đền thuộc bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. 4.408 món đồ đã bị đánh cắp từ 3.676 di tích được bảo vệ trên khắp Ấn Độ trong cùng thời gian, nhưng chỉ ngăn chặn phát hiện được 1.493 cổ vật. Những cổ vật còn lại được cho là đã được chuyển đến các đại lý và công ty đấu giá trên toàn thế giới.
Theo giám đốc điều hành vận chuyển người gốc Ấn S. Vijay Kumar có trụ sở tại Singapore, người đã viết cuốn sách “Kẻ trộm thần tượng” nói về tay buôn lậu cổ vật khét tiếng Subhash Kapoor, ước tính khoảng 1.000 tác phẩm nghệ thuật cổ đại bị đánh cắp từ các ngôi đền Ấn Độ mỗi năm và được vận chuyển đến thị trường quốc tế, nhưng chỉ 5% các vụ trộm được báo cáo.
“Chúng tôi ước tính có khoảng 10.000 tác phẩm nghệ thuật quý giá bị đưa ra khỏi Ấn Độ mỗi thập niên”, ông Kumar, người chuyên theo dõi hành vi trộm cắp tượng các thần và nữ thần trong 15 năm, cho biết.
Vì vậy, theo ông Ấn Độ cần một đạo luật mạnh mẽ để bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật của mình. “Hầu như tất cả các tác phẩm nghệ thuật Ấn Độ bị đánh cắp trên thị trường quốc tế đều không có thông tin tài liệu rõ ràng”, ông Kumar nói thêm.
Các nhà sử học cho rằng, nguyên nhân là do hệ thống luật của Ấn Độ trong việc xem xét hành vi trộm cắp các kho báu lịch sử không hiệu quả. Hồi năm 2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Prahlad Patel đã đề cập vấn đề này tại Quốc hội, cho biết một thực tế rằng: tất cả các cổ vật thu hồi được đều do các viện bảo tàng và các cơ quan liên quan của 3 quốc gia, bao gồm Mỹ, Australia và Anh, tự nguyện trao lại.
Ấn Độ đã ra Đạo luật cổ vật và các tác phẩm nghệ thuật vào năm 1972 nhằm ngăn tình trạng đưa lậu cổ vật ra nước ngoài. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chính phủ cần phải làm nhiều hơn thế.
Các chuyên gia cho biết, có quá nhiều kẽ hở trong luật hiện hành. Theo họ, nguyên nhân cũng do nước này thiếu biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những kẻ buôn lậu khét tiếng như Kapoor, biên giới lỏng lẻo của đất nước và sự thiếu quyết liệt của giới chức chính phủ càng khiến vấn đề ngày càng tồi tệ hơn.
Đài Loan cấm người từ Ấn Độ
Đài Loan trở thành nơi mới nhất cấm người từ Ấn Độ nhập cảnh, trong lúc nhiều quốc gia báo cáo phát hiện biến chủng nCoV Ấn Độ.
B.1.617, biến chủng nCoV Ấn Độ, đã xuất hiện tại ít nhất 17 quốc gia, từ Anh tới Iran, Thụy Sĩ, làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu, khiến một số nơi đóng cửa biên giới với những người từ Ấn Độ nhập cảnh.
Đài Loan hôm nay thông báo trừ công dân Đài Loan, tất cả những người đã ở Ấn Độ trong 14 ngày trước sẽ bị cấm nhập cảnh vào vùng lãnh thổ này, còn người Đài Loan trở về phải cách ly tập trung 14 ngày.
Một bác sĩ Đài Loan nhận mũi tiêm vaccine Covid-19 ở thành phố Đài Nguyên, Đài Loan, hôm 12/4. Ảnh: Reuters
Indonesia hôm nay cũng báo cáo hai ca nhiễm biến chủng nCoV Ấn Độ đầu tiên tại Jakarta. Tuần trước, quốc gia này đã ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài từng ở Ấn Độ trong 14 ngày trước, trong bối cảnh cả nước đang đối phó với một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất châu Á.
"Chúng tôi cần ngăn chặn những ca này, dù chỉ là một vài ca", Bộ trưởng Y tế Indonesia hôm nay tuyên bố.
Indonesia, quốc gia nhiều người theo đạo Hồi nhất thế giới, đã cấm người dân di chuyển ồ ạt tới thăm người thân trong lễ hội truyền thống Eid al-Fitr để hạn chế lây lan Covid-19.
"Đừng về quê, đừng về quê nghỉ lễ. Hãy kiên nhẫn", Doni Monardo, trưởng ban chống Covid-19 của Indonesia, nói.
Nước láng giềng Malaysia cũng báo cáo phát hiện ca nhiễm biến chủng Ấn Độ, vài ngày sau khi áp lệnh cấm các chuyến bay từ Ấn Độ. Các quan chức Philippines cảnh báo quốc gia này có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng Covid-19 tương tự Ấn Độ, cho biết quyết định cấm những người từ Ấn Độ nhập cảnh nhằm mục đích ngăn ngừa điều này trở thành hiện thực.
"Khủng hoảng có thể xảy ra ở đây nếu chúng tôi không tăng cường các biện pháp phòng ngừa", Thứ trưởng Bộ Y tế Rosaio Vergeire nói. "Khi chúng tôi xem xét chuyện đang xảy ra tại Ấn Độ, thứ đang diễn ra khắp toàn cầu. Điều khác biệt là cường độ".
Australia thực hiện một biện pháp quyết liệt hơn vào tuần trước, khi cấm nhập cảnh cả với công dân và cư dân từng ở Ấn Độ trong hai tuần trước, đe dọa phạt tiền và bỏ tù với bất kỳ ai vi phạm. Đây là lần đầu Australia quy kết công dân hồi hương là tội hình sự.
Giới chức Australia bảo vệ quyết định này, cho hay họ có niềm tin "mãnh liệt, rõ ràng và tuyệt đối" rằng động thái này là hợp pháp. Lệnh cấm có hiệu lực từ 3/5.
"Ấn Độ đang trong tình thế tràn ngập nguy cơ", Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt nói.
Ấn Độ đang trải qua một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất toàn cầu, với gần 20 triệu ca nhiễm và gần 219.000 ca tử vong do nCoV. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định dữ liệu Covid-19 thực tế ở Ấn Độ có thể cao hơn vài chục lần so với báo cáo.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp biến chủng nCoV Ấn Độ vào loại "đáng quan tâm", cho thấy nó có thể mang đột biến làm virus dễ lây hơn, gây bệnh nặng hơn hoặc có khả năng trốn tránh kháng thể do vaccine tạo ra.
Các biến chủng khác được phá hiện ở Brazil, Anh và Nam Phi, được WHO xếp vào nhóm "đáng lo ngại", với mức độ de dọa cao hơn.
Trang mạng xã hội Trung Quốc chế giễu bi kịch COVID-19 tại Ấn Độ Một tài khoản mạng xã hội Weibo của cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bất ngờ đăng nội dung chế giễu bi kịch về dịch COVID-19 tại Ấn Độ. Động thái này vấp phải phản đối mạnh mẽ từ dư luận trong nước và quốc tế. Hình ảnh trong bài đăng gây tranh cãi của Ủy ban Chính trị pháp...