Ấn Độ – Bangladesh chấp nhận hoán đổi các phần lãnh thổ tách rời
Ấn Độ và Bangladesh đã đồng ý trao đổi quyền kiểm soát 162 vùng đất biệt lập nằm trong lãnh thổ của nhau, trong đó có 111 khu vực của Bangladesh và 51 khu vực thuộc Ấn Độ.
Các vùng đất được hoán đổi, nơi có khoảng 50.000 người, được tạo ra thông qua các hiệp ước hòa bình của 2 nước vào thế kỉ 18. Trước kia, các vùng đất này đều phải chịu sự quản lí của thực dân Anh, như 2 nước Ấn Độ và Bangladesh.
Việc quản lí lãnh thổ giữa hai nước là một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ
Quốc kì mới đã được kéo lên ở các vùng như một hiệp ước mang tính bước ngoặt, việc hoán đổi chính thức có hiệu lực vào lúc nửa đêm 31-7 theo giờ địa phương. Người dân của hai nước được quyền chọn nơi sống và quốc tịch.
Video đang HOT
Hầu hết người dân sống trong những khu vực biệt lập này đều ở lại nơi họ đang sống nhưng sẽ thay đổi quốc tịch. Phóng viên Sanjoy Majumder của hãng tin BBC đưa tin, sau khi Ấn Độ phân vùng vào năm 1947, người dân vẫn ở tại nơi họ vẫn sinh sống, tức là cư dân của quốc gia này lại sống trong vùng lãnh thổ của quốc gia kia.
Truyền thông Pháp cho biết, đa số dân cư sống trong các khu vực hoán đổi của Ấn Độ ở Bangladesh đã lựa chọn quốc tịch Bangladesh. Nhưng gần 1.000 người vẫn muốn giữ nguyên quốc tịch Ấn Độ của mình, đồng nghĩa với việc họ sẽ trở về Ấn Độ vào tháng 11-2015, và được tái định cư ở bang West Bengal.
Trong khi đó, toàn bộ dân cư Bangladesh sống trong 51 khu vực thuộc Ấn Độ, đã quyết định chuyển đổi sang quốc tịch Ấn Độ.
Bangladesh đã đề nghị giải quyết vấn đề này từ hồi năm 1974, tuy nhiên, Ấn Độ chỉ chấp thuận kí thoả thuận cuối cùng trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Dhaka vào hồi tháng 6-2015.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Nga: Philippines tố cáo Bắc Kinh chơi "hai mặt"
Chính phủ Philippines tuyên bố rằng nhà chức trách Trung Quốc trên thực tế đang cố gắng nắm quyền kiểm soát Biển Đông.
Photo: AP.
Chính phủ Philippines tuyên bố rằng nhà chức trách Trung Quốc trên thực tế đang cố gắng nắm quyền kiểm soát Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc gặp của Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã kêu gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lên tiếng phản đối chống chính sách của Trung Quốc, mà ông gọi là kiểu chơi "hai mặt", tờ Sputnik của Nga đưa tin.
Bắc Kinh bộc lộ tham vọng mở rộng lãnh thổ tranh chấp trong khu vực. Cố gắng ấn định sự hiện diện của mình tại đó, Trung Quốc ngang nhiên kiến thiết những hòn đảo nhân tạo, xây dựng đường giao thông và bến cảng ở vùng lãnh thổ của các nước khác trong khu vực.
Phía Trung Quốc tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Biển Đông cùng với các hòn đảo là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Theo ước tính của các chuyên viên địa chất, bên dưới vùng biển đảo này có trữ lượng khổng lồ những khoáng sản có ích.
Năm 2013, Philippines đã nộp đơn lên Tòa án Quốc tế La Hague đề nghị giải quyết tranh chấp lãnh thổ, tuy nhiên Trung Quốc quyết định không tham gia vào vụ phân xử này.
Theo NTD/Biz Live
Khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp chống Trung Quốc leo thang ở Biển Đông Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có thể được áp đặt bởi một cơ quan tài phán, trọng tài quốc tế. Tham dự trực tuyến Hội thảo Quốc tế "Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại...