Ấn Độ: Bang đầu tiên kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần
Chính quyền bang Odisha sẽ tiếp tục đóng cửa các cơ sở giáo dục tại bang này tới ngày 17/6.
Bang Odisha là địa phương đầu tiên tại Ấn Độ gia hạn lệnh phong tỏa hiện tại thêm 2 tuần bắt đầu từ ngày 14/4.
Chiều 9/4, thủ hiến bang Odisha Naveen Patnaik cho biết bang này sẽ tiếp tục các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội cho tới hết tháng 4. Hiện tại, Ấn Độ đang tiến hành các biện pháp phong tỏa toàn quốc kéo dài 3 tuần nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Các biện pháp này sẽ kết thúc vào ngày 14/4.
Tuy nhiên, số ca lây nhiễm Covid-19 trong 2 tuần qua vẫn tiếp tục gia tăng mạnh, khiến Chính phủ Ấn Độ và chính quyền nhiều bang phải cân nhắc tiếp tục các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội trong thời gian tới.
Bang Odisha cũng sẽ đề nghị Chính phủ không khởi động lại các dịch vụ hàng không và đường sắt tới ngày 30/4. Ngoài ra, chính quyền bang Odisha sẽ tiếp tục đóng cửa các cơ sở giáo dục tại bang này tới ngày 17/6.
Video đang HOT
Hiện tại, chính phủ Ấn Độ vẫn chưa đưa ra quyết định có gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc hay không./.
Phan Tùng
Cách ly xã hội vì dịch Covid-19: Những ngày để 'cảm nhận' thế giới
Ngoài những ảnh hưởng xấu do dịch Covid-19 gây ra thì dường như một số tia sáng đã đến đối với hành tinh mang tên Trái Đất. Trong những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19, chúng ta cùng nhìn những đổi thay này.
Hình ảnh so sánh mức độ khí thải NO2 trong không khí giữa thời điểm dịch Covid 19 gia tăng và thời điểm 1 năm trước đó - Nguồn từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA)
Thiên nhiên được hồi sinh!
Ngành du lịch tại Ý dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thật lạ lẫm khi nhìn thành phố du lịch Venice với những con kênh đào nổi danh thế giới vắng lặng và thưa thớt người qua lại do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên nhờ vậy, dòng kênh Venice lại trở nên trong vắt với những đàn cá nhỏ bơi lội. Người dân thành phố này đã chuyền nhau các bức ảnh "trong lành" với một niềm xúc động và vui sướng.
Trong khi con người "bận" ở nhà để tránh dịch thì loài rùa biển ở bang Odisha của Ấn Độ đã tận dụng thời cơ này độc chiếm cả một bờ biển Rushikulya cho việc "nghỉ dưỡng" và đẻ trứng của mình. Loài rùa biển ở đây đã phải chịu nhiều ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và các hoạt động du lịch của con người, một số người vô ý thức đã quấy rầy khi chúng đẻ trứng và lấy đi những quả trứng để làm vật kỷ niệm. Vì thế nên việc những con rùa "vô tư" và "thong dong" nghỉ ngơi trên bờ biển được xem là một khoảng khắc "tái sinh" của thiên nhiên trong những ngày ít bị tàn phá bởi loài người.
Theo một báo cáo mới nhất từ Đại học Colorado Boulder (Mỹ), lỗ hổng tầng ozone phía trên Nam Cực đang có dấu hiệu tự chữa lành sau những năm bị con người tổn hại nghiêm trọng. Không những thế, những hình ảnh cho thấy mức độ ô nhiễm đã giảm mạnh tại các thành phố lớn ở châu Âu đã được cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) công bố. Hình ảnh so sánh mức độ khí thải NO2 trong không khí giữa thời điểm dịch Covid 19 gia tăng và thời điểm 1 năm trước đó.
Trào lưu thử thách 15 ngày "We care - we share" do Thành đoàn Hà Nội phát động trên mạng xã hội - Ban tổ chức
Gắn kết mọi người, chữa lành tinh thần
Trong tình hình phải thực hiện các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội, chúng ta có cơ hội gần gũi với người thân trong gia đình nhiều hơn. Có thời gian mỗi sớm cùng nhau ngồi lại để theo dõi tin tức với những tách cà phê, cùng nhau ăn một bữa cơm gia đình với đầy đủ các thành viên. Những đứa con xa quê được về nhà sau những năm làm việc vất vả ngày đêm.
Những ngày cách ly xã hội, bạn trẻ có nhiều thời gian để trau dồi các kỹ năng hay học nhạc, vẽ tranh, đọc sách, trồng cây... - Nhiên Vũ
Học sinh, sinh viên học cách tự giác trong việc học cũng như có thời gian để trau dồi các kỹ năng sống như: nấu cơm, làm bánh,... hay tự học chơi nhạc cụ, vẽ tranh, đọc sách, trồng cây. Tất cả những điều tích cực ấy, cũng là một khía cạnh mà chúng ta nên nhìn nhận và học hỏi. Trong thời điểm này, cần hơn tất cả là những điều lạc quan để xoa dịu và làm động lực để con người cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
Giãn cách xã hội không có nghĩa là cô lập bản thân với mọi thứ xung quanh, đây chỉ là cách để chúng ta cẩn thận hơn trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày. Hiển nhiên, những hậu quả và ảnh hưởng của nó đã tác động mạnh đến cuộc sống của tất cả mọi người, không chỉ Việt Nam mà là trên toàn thế giới. Nhưng đó là điều chúng ta bắt buộc phải đánh đổi để giữ lấy sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Thay vì để cho tâm trí chỉ toàn những nỗi buồn và lo âu, chúng ta có thể pha một tách trà, lên kế hoạch thực hiện những việc làm "tại gia" mà khi trước vẫn chưa có cơ hội thử nghiệm. Trong thời gian "tạm nghỉ ngơi" này, hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe và tinh thần thật tốt để cùng nhau hy vọng những ngày tốt đẹp sẽ sớm trở lại với thế giới.
Dịch Covid-19 đang là một nỗi lo ngại lớn đối với tất cả chúng ta khi phạm vi lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của nó ngày một tăng. Con số dương tính với virus trên thế giới đã chạm mức báo động: trên 1 triệu người với hơn 60.000 ca tử vong. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, chúng ta đang đứng trước thời khắc quyết định của cả một dân tộc. Vì thế nên đối với tình hình hiện nay, "giãn cách xã hội" chính là biện pháp đúng đắn mà chính phủ đã đưa ra, cần được nhân dân chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt.
Linh Hoàng
Người phụ nữ có 19 ngón chân và 12 ngón tay Kumari Nayak (63 tuổi, bang Odisha, Ấn Độ) bị khiếm khuyết ngay từ lúc mới sinh. Cô bị mọi người gọi là phù thủy vì sự khác thường của ngón tay và ngón chân. Phương Hà Theo news.zing.vn/Unilad