Ấn Độ bắn thành công tên lửa đạn đạo Agni-I
Quân đội Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-I trong một cuộc thử nghiệm hôm 11/9.
Quân đội Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-I trong một cuộc thử nghiệm hôm 11/9.
Tạp chí Armyrecognition đưa tin, Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni-I trong một cuộc thử nghiệm được tổ chức vào hôm 11/9. Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-I có phạm vi tấn công lên tới 700km và một trong những vũ khí chiến lược của Quân đội Ấn Độ.
Đây được xem như một trong những hoạt động định kì của Quân đội Ấn Độ nhằm kiểm tra khả năng tác chiến của các tên lửa đạn đạo. Cuộc thử nghiệm được diễn ra tại thao trường ở đảo Wheeler, sau khi rời khỏi bệ phóng thành công, tên lửa Agni-I đã bay đúng theo quĩ đạo và rơi xuống một vị trí được định trước ngoài khơi bang Odisha của Ấn Độ.
Theo giới truyền thông Ấn Độ, lệnh thực hiện phóng tên lửa Agni-I đã được đưa ra trực tiếp bởi người đứng đầu lực lượng chiến lược Ấn Độ (SFC) và là một phần trong cuộc tập trận trên. Cuộc thử nghiệm thành công gần đây nhất của tên lửa Agni-I đã được thực hiện vào giữa tháng 4 năm nay.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-I thuộc Lực lượng Chiến lược Ấn Độ (SFC).
Phát ngôn viên Viện nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) – Ông Ravi Kumar Gupta cho biết, cuộc tập trận đã diễn ra suôn sẻ và quá trình thử nghiệm tên lửa khá thành công. Được biết DRDO là nơi chuyên phát triển và sản xuất các mẫu tên lửa đạn đạo cho Quân đội Ấn Độ từ trước cho đến nay, bên cạnh đó đây còn là một trong những viện phát triển công nghệ quốc phòng lớn nhất của Ấn Độ.
Tên lửa Agni-I được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến, giúp nó có thể xác định và tấn công được mục tiêu với độ chính xác khá cao. Agni-I có trọng lượng khoảng 12 tấn dài 15m, nó có thể mang theo các đầu đạn nặng đến 1 tấn.
Video đang HOT
Agni-I được phát triển bởi dựa trên các công nghệ tên lửa hàng đầu của DRDO và cũng như sự phối hợp với trung tâm nghiên cứu Imarat thuộc công ty quốc phòng Bharat Dynamics Limited của Ấn Độ.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Tên lửa Akash Ấn Độ triển khai gần TQ mạnh cỡ nào?
Ấn Độ đã triển khai hệ thống phòng không Akash đến gần biên giới để đối phó Trung Quốc, vậy hệ thống này mạnh cỡ nào?
Theo tạp chí Armyrecognition, Quân đội Ấn Độ đã triển khai 6 khẩu đội tên lửa phòng không tầm trung Akash đến khu vực đông bắc để đối phó với mối đe dọa từ các máy bay phản lực, trực thăng và máy bay không người lái của Trung Quốc.
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Không quân nước này đã nhận được 6 khẩu đội tên lửa phòng không tầm trung Akash có thể hóa giải nhiều mục tiêu trong phạm vi 25km trong tất cả các điều kiện thời tiết đối với các mối đe dọa ở khu vực phía đông.
Trước đó, Không quân Ấn Độ cũng đã triển khai 2 khẩu đội tên lửa phòng không Akash đầu tiên để bảo vệ tiêm kích Mirage-2000 tại Gwalior và tiêm kích Su-30MKI tại căn cứ Pune. Ủy ban Nội các về an ninh đã phê duyệt 6 khẩu đội tiếp theo để chống lại các mối đe dọa từ biên giới phía Bắc.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Akash được phát triển bởi Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Chương trình được khởi xướng vào những năm 1990, việc phát triển hệ thống Akash diễn ra khá chậm chạp, mãi đến tháng 3/2012 khẩu đội tên lửa Akash đầu tiên mới được chuyển giao cho Không quân Ấn Độ.
Ấn Độ đã triển khai 6 khẩu đội tên lửa phòng không tầm trung Akash đến khu vực đông bắc để đối phó với mối đe dọa từ máy bay Trung Quốc.
Tên lửa Akash có thiết kế tương tự hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SA-6 của Nga, nhưng phương tiện mang phóng của nó cồng kềnh hơn so với hệ thống của Nga. Mỗi khẩu đội Akash gồm 4 xe mang phóng với 3 đạn tên lửa/xe, 4 radar điều khiển khỏa lực mạng pha điện tử thụ động 3D Rajendra và một radar tìm kiếm mục tiêu trên không CAR 3D. Tất cả được kết nối với nhau thông qua một trung tâm điều khiển.
Trong đó, radar cảnh giới CAR 3D có khả năng theo dõi 150 mục tiêu, tầm trinh sát khoảng 200km, độ cao 18km. CAR 3D là một loại radar có độ phân giải cao, bộ vi xử lý của nó có thể quét trong khi đang theo dõi.
Còn Rajendra là một radar quét mạng pha điện tử thụ động được thiết kế để chiếu xạ mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa trong môi trường lộn xộn và tác chiến điện tử mạnh. Radar có khả năng tự động theo dõi 64 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
Rajendra có phạm vi theo dõi mục tiêu khoảng 64km, phạm vi bao phủ 360 độ, góc phương vị 45 độ, radar được đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.
Akash được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm trung hàng đầu thế giới hiện nay.
Hệ thống Akash sử dụng đạn tên lửa có thiết kế rất giống đạn của hệ thống SA-6. Tên lửa có 4 ống dẫn không khí cho động cơ ramjet được bố trí giữa các cánh của nó tương tự cách bố trí của đạn 9M39 của SA-6.
Tên lửa có chiều dài 5,78 mét, đường kính 35cm, trọng lượng phóng 720kg. Tên lửa có tốc độ gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh. Nó có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 30km, tầm cao 18km với đầu đạn phân mảnh nặng 60kg.
Hệ thống tên lửa phòng không Akash có khả năng hoạt động trong môi trường tự động hóa cao. Hệ thống có khả năng hoạt động độc lập hoặc tích hợp vào mạng lưới phòng không. Mỗi khẩu đội Akash có thể kiểm soát một khu vực có diện tích 62x62km.
Akash được thiết kế để đối phó với một loạt các mối đe dọa trên không khác nhau bao gồm cả những mục tiêu có khả năng cơ động cao như máy bay không người lái, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và các vũ khí dẫn đường công nghệ cao.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của nó có thể dẫn đường cho 8 tên lửa tấn công đồng thời 4 mục tiêu cùng lúc. Đạn tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar bán chủ động giai đoạn cuối, xác suất tiêu diệt mục tiêu lên đến 88%. Nếu phóng đồng thời 2 tên lửa cách nhau khoảng 5 giây có thể tiêu diệt mục tiêu với xác xuất tới 98,5%.
Akash có xác xuất tiêu diệt mục tiêu cao.
Akash được đánh giá là hệ thống phòng không tầm trung hàng đầu thế giới hiện nay. Đặc tính kỹ chiến thuật của Akash không hề thua kém hệ thống phòng không tầm trung tối tân Buk của Nga. Hệ thống được xem là tinh hoa của công nghệ tên lửa Ấn Độ.
Việc triển khai hệ thống phòng không Akash ở khu vực đông bắc hoàn toàn phù hợp với quy hoạch tổng thể để xây dựng chiến lược "răn đe có ý nghĩa và đáng tin cậy" đối với Trung Quốc dọc theo đường biên giới có chiều dài đến 4.057km giữa hai nước.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Ấn Độ chi 10 tỷ USD xây dựng quân đoàn tấn công sơn cước đối phó TQ Ấn Độ có kế hoạch chi 620 tỷ rupi (10 tỷ USD) cho các quân đoàn tấn công sơn cước mới để đối phó với Trung Quốc dọc biên giới giữa hai nước ở đông bắc Ấn Độ, tờ Hindustan Times tại New Delhi đưa tin. Khu vực biên giới Trung-Ấn gần vùng Ladakh. Tờ báo cho hay, Tướng Dalbir Singh Suhag, Tổng...