Ấn Độ bắn hạ UAV Pakistan xâm nhập lãnh thổ
Quân đội Ấn Độ thông báo đã bắn hạ thêm một máy bay không người lái (UAV) thứ ba của Pakistan xâm nhập lãnh thổ kể từ khi xung đột hai nước leo thang vào cuối tháng 2.
Thông báo của quân đội Ấn Độ ngày 10/3 xác nhận UAV của Pakistan xâm phạm lãnh thổ vào khoảng 19h30 ngày 9/3. Vật thể bay đã bị “tiếp cận và bắn hạ” sau khi được phát hiện, theo RT.
Hãng tin ANI cho biết UAV Pakistan bị bắn hạ tại khu vực Sri Ganganagar, nằm tại tỉnh Rajasthan thuộc Ấn Độ, gần biên giới với Pakistan.
Trong tháng này, quân đội Ấn Độ đã bắn rơi một UAV khác của Pakistan vào ngày 4/3 ở vùng Bikaner. Chiến đấu cơ tham gia ngăn chặn là một chiếc Su-30 của không quân Ấn Độ.
Ngày 27/2, không quân Ấn Độ cũng đã phá hủy một UAV khác của nước láng giềng “xâm nhập lãnh thổ” tại vùng Gujarat.
Mẫu máy bay trinh sát không người lái Falco của Pakistan. Ảnh: NDTV.
Video đang HOT
Những đụng độ trên không giữa hai nước Nam Á xảy ra liên tiếp sau đợt không kích ngày 26/2, khi máy bay chiến đấu Ấn Độ vượt qua Đường Kiểm soát ở Kashmir để tiêu diệt các cứ điểm khủng bố trên lãnh thổ Pakistan.
Vụ không kích nhằm đáp trả đợt tấn công khủng bố ngày 14/2 khiến 40 sĩ quan bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng.
Ấn Độ khẳng định đã triệt tiêu một cứ điểm ẩn náu của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM) và tiêu diệt nhiều phần tử cực đoan. Trong khi đó, Pakistan cho biết khu vực này không có nhóm khủng bố nào hiện diện.
Vụ không kích ngày 26/2 khiến căng thẳng biên giới giữa hai nước láng giềng leo thang trở lại sau cuộc chiến cuối cùng gần 20 năm trước. Chỉ một ngày sau, máy bay chiến đấu hai nước đối đầu tại khu vực gần ranh giới Kashmir. Pakistan cho biết hai chiếc Mig-21 của Ấn Độ bị bắn rơi khiến một phi công thiệt mạng và một người khác bị bắt giữ.
Căng thẳng giảm nhiệt sau khi phi công Ấn Độ được thả tự do ngày 1/3. Tuy nhiên, bầu không khí thù địch giữa hai nước vẫn còn âm ỉ, khiến nhiều người lo ngại đợt khủng hoảng kế tiếp có thể bùng phát bất kỳ lúc nào với hậu quả nghiêm trọng hơn.
Theo Zing
Pakistan cam kết xử lý các nhóm chiến binh trú ẩn trên lãnh thổ
Trong bối cảnh phải chịu sức ép từ cộng đồng quốc tế sau khi xảy ra vụ đánh bom xe tại Kashmir, một quan chức cấp cao Pakistan vừa cho biết họ có kế hoạch xử lý các nhóm chiến binh đang hoạt động trên lãnh thổ nước này.
Pakistan chịu áp lực phải xử lý các nhóm chiến binh hoạt động trên lãnh thổ nước này, kể từ sau vụ đánh bom xe tại Kashmir - Ảnh: The Indian Express
Vụ đánh bom cướp đi sinh mạng 44 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ vào giữa tháng 2 khiến cho quan hệ Islamabad - New Delhi xấu đi, dẫn đến một loạt động thái đáp trả lẫn nhau. Nhóm Jaish-e-Mohammad (JeM) đã lên tiếng nhận trách nhiệm.
JeM hoạt động tại Pakistan, chủ trương tách vùng Kashmir khỏi Ấn Độ. Cường quốc Nam Á nhiều lần đề xuất đưa thủ lĩnh nhóm là Masood Azhar vào danh sách đối tượng khủng bố toàn cầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc luôn ngăn cản.
Bộ trưởng Thông tin Fawad Chaudhry ngày 4.3 tái khẳng định Pakistan không dính líu gì đến vụ đánh bom xe như lời quốc gia láng giềng cáo buộc. Ông còn thông báo: "Hiện một chiến lược hoàn chỉnh (trên ba lĩnh vực kinh tế, chính trị lẫn hành chính) đã được xây dựng. Chúng tôi áp dụng chiến lược khác nhau với mỗi nhóm khác nhau".
Đặc biệt, Bộ trưởng Chaudhry đảm bảo thực hiện yêu cầu từ phía Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) - cơ quan liên chính phủ chuyên chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Chính quyền Islamabad cũng tìm cách "bịt" những kẽ hở mà các nhóm bị cấm khai thác để tiếp tục hoạt động.
Cùng với phát biểu của Bộ trưởng Chaudhry, báo Dawn (Pakistan) dẫn nguồn tin tiết lộ chiến dịch xử lý các nhóm chiến binh sắp diễn ra.
Masood Azhar - thủ lĩnh nhóm Jaish-e-Mohammad (JeM) - Ảnh: Gulf News
Giới chức Islamabad từng đưa ra cam kết tương tự, nhưng kết quả thì phần tử lãnh đạo các nhóm chiến binh vẫn sống tự do trên lãnh thổ nước này.
Năm 2017, hãng tin Reuters cho biết quân đội Pakistan thời điểm đó muốn phi cực đoan hóa rồi cho các nhóm chiến binh tham gia chính trị. Kế hoạch này bị phản đối gay gắt.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Theo baogiaothong
Nóng xung đột Ấn Độ-Pakistan: Cảnh báo hậu quả nguy hiểm khôn lường Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan nổ ra sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 14.2 trên lãnh thổ bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, là vụ đụng độ lớn nhất giữa hai cường quốc hạt nhân sau cuộc xung đột Kargil năm 1999. Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin...