Ấn Độ bàn giao Bộ Quốc phòng Việt Nam một triệu USD
Ấn Độ bàn giao một triệu USD để Bộ Quốc Phòng thực hiện dự án xây dựng Công viên Phần mềm Quân đội tại Đại học Thông tin liên lạc Nha Trang.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma trao tấm séc một triệu USD cho Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Quốc phòng tại lễ bàn giao ở Hà Nội ngày 11/8. Đây là khoản giải ngân đầu tiên trong gói 5 triệu USD Ấn Độ dành cho Bộ Quốc Phòng nhằm xây dựng Công viên Phần mềm Quân đội tại Trường Đại học Thông tin liên lạc Nha Trang. Hai bên đã thống nhất thoả thuận thực hiện dự án bên lề hội nghị cấp cao trực tuyến tổ chức ngày 21/12/2020 giữa Thủ tướng hai nước, theo thông cáo của Đại sứ quán Ấn Độ.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Quốc phòng (phải) nhận séc từ Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma tại buổi lễ ở Hà Nội ngày 11/8. Ảnh: ĐSQ Ấn Độ.
Toà nhà mới thuộc Công viên Phần mềm Quân đội đã được khánh thành vào ngày 12/1 tại Nha Trang. Gói viện trợ 5 triệu USD của Ấn Độ sẽ được sử dụng vào mục đích thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin cho công viên phần mềm.
Công viên Phần mềm Quân đội là biểu tượng cho quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam thời hiện đại, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong đào tạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho lực lượng quốc phòng của Việt Nam.
Đại sứ Pranay Verma khẳng định Ấn Độ cam kết hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng và công nghệ thông tin. Ông cho biết thêm rằng dự án quan trọng này sẽ đóng góp vào việc thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ.
Gia tăng trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma nhấn mạnh rằng, Ấn Độ và Việt Nam cần phải tận dụng sức mạnh kinh tế của nhau để gia tăng quan hệ kinh doanh giữa hai quốc gia đồng thời tận dụng chuỗi giá trị toàn cầu của đôi bên để sử dụng mạng lưới thương mại của nhau.
Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương chuyên may các sản phẩm áo sơ mi, quần jeans, quần âu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Tờ The Economic Times trích phát biểu của Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma, tại hội thảo trực tuyến do Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (PHDCCI) tổ chức về Cơ hội đầu tư và thương mại toàn cầu cho ngành công nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam và Ấn Độ đang nổi lên như những cường quốc kinh tế trong khu vực sẽ tạo ra sự khác biệt trong thời hậu đại dịch. Việt Nam và Ấn Độ nổi lên như những đối tác thương mại toàn cầu do các sáng kiến chính sách và sự gia tăng trong thương mại và đầu tư.
Trong khi ca ngợi những nỗ lực lớn của PHDCCI trong việc thúc đẩy quan hệ kinh doanh và thương mại của Ấn Độ với các quốc gia khác trên thế giới, Đại sứ Verma đã thảo luận về những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt liên quan đến sự gián đoạn trong sản xuất, chuỗi cung ứng, hậu cần và nhiều vấn đề khác đồng thời nảy sinh những cơ hội mới trong các lĩnh vực công nghệ, thực tiễn kinh doanh, quan hệ thương mại, đa dạng hóa đối tác.
Đại sứ Verma nhấn mạnh rằng, Ấn Độ và Việt Nam cần phải tận dụng sức mạnh kinh tế của nhau để gia tăng quan hệ kinh doanh giữa hai quốc gia đồng thời tận dụng chuỗi giá trị toàn cầu của đôi bên để sử dụng mạng lưới thương mại của nhau. Ông Verma cho rằng cần phải xem xét thị trường trong nước, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi có thể mang lại cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam, tập trung vào tài liệu điện tử, thanh toán điện tử sẽ giúp tăng trưởng kinh doanh và thúc đẩy sự tham gia các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), kết nối các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Hai nước cần có sự cải tiến về cơ cấu trong đó chính phủ và các đối tác kinh doanh cần làm việc đồng bộ và cải thiện kết nối vận tải biển giữa đôi bên. Ông Verma cũng nói thêm rằng sự công nhận lẫn nhau của Ấn Độ và Việt Nam về các tiêu chuẩn và chứng nhận sẽ có tác động tích cực đến ngành thương mại và máy móc điện.
Trong khi đó, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đỗ Thanh Hải cho rằng, dòng chảy của các cơ hội kinh tế và thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam bất chấp đại dịch và trao đổi kinh tế và thương mại sẽ phát triển trong thời gian tới. Theo ông Đỗ Thanh Hải, có một sự tái cấu trúc của chuỗi cung ứng toàn cầu và cả hai quốc gia đều có khả năng tận dụng cơ hội. Với vị trí chiến lược của cả hai quốc gia và sự thay đổi trong cải cách, hai nước sẽ gia tăng trao đổi thương mại và tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong tương lai gần.
Viện Hòa bình Mỹ tổ chức hội thảo về khắc phục hậu quả Chiến tranh Việt Nam Ngày 3/8, Viện Hòa bình Mỹ (USIP) tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề "Khắc phục hậu quả Chiến tranh Việt Nam: Chặng đường phía trước". Các đại biểu dự hội thảo trực tuyến Khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam. Hội thảo được tổ chức sau khi Lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước vừa ký Bản ghi nhớ...