Ấn Độ bác cáo buộc nổ súng ở biên giới với Trung Quốc
Lục quân Ấn Độ tuyên bố binh sĩ của họ không nổ súng, mà lính Trung Quốc đã bắn chỉ thiên trong vụ đụng độ tại biên giới tranh chấp.
Lục quân Ấn Độ ngày 8/9 ra thông cáo cho biết binh sĩ quân đội Trung Quốc (PLA) đêm 7/9 tìm cách áp sát một tiền đồn của Ấn Độ tại khu vực dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) đoạn chạy qua khu vực Ladakh.
“Khi bị binh sĩ Ấn Độ ngăn cản, lính Trung Quốc đã bắn vài phát chỉ thiên để thị uy”, thông cáo của lục quân Ấn Độ cho biết. “Quân đội Ấn Độ không hề vượt qua LAC hay sử dụng bất cứ biện pháp gây hấn nào, kể cả nổ súng”.
Phía Ấn Độ khẳng định các binh sĩ của họ hành động “một cách kiềm chế”, nhưng không tiết lộ vị trí cụ thể của vụ đụng độ.
Thông cáo được lục quân Ấn Độ đưa ra sau khi đại tá Trương Thủy Lợi, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu phía Tây của PLA, ra tuyên bố cáo buộc lính Ấn Độ “vi phạm thỏa thuận song phương” khi bắn chỉ thiên trong vụ đụng độ ngày 7/9. Phía Trung Quốc cho biết các binh sĩ Ấn Độ “vượt trái phép” LAC ở khu vực núi Shenpao, bờ nam hồ Pangong Tso.
“Chúng tôi yêu cầu phía Ấn Độ dừng ngay các hành động nguy hiểm, điều tra và trừng phạt nghiêm khắc binh sĩ đã nổ súng để đảm bảo điều tương tự không xảy ra”, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu phía Tây PLA cho biết.
Video đang HOT
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong cuộc diễn tập chung tại bang Meghalaya, Ấn Độ, tháng 12/2019. Ảnh: PLA.
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí không nổ súng ở khu vực biên giới tranh chấp trên vùng núi cao phía tây Himalaya theo một thỏa thuận đạt được năm 1996 nhằm tránh xung đột quân sự toàn diện giữa hai nước, song không có cơ chế bắt buộc.
Căng thẳng biên giới Ấn – Trung leo thang từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người ngày 15/6 khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục binh sĩ Trung Quốc thương vong. Vụ ẩu đả khiến cả Ấn Độ và Trung Quốc điều quân tăng viện lên khu vực biên giới. Quân đội Ấn Độ cũng cho phép các sĩ quan chỉ huy ở biên giới được phép ra lệnh nổ súng khi cần thiết sau vụ đụng độ.
Chính phủ Ấn Độ ngày 31/8 cáo buộc Trung Quốc triển khai “các hoạt động quân sự khiêu khích” ba tháng sau khi “quân đội Trung Quốc sáp nhập 60 km2 lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh”.
Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cho biết lực lượng nước này ẩu đả ba tiếng với binh sĩ Trung Quốc tại thung lũng hẹp Spanggur, gần làng Chushul ở đông Ladakh hôm 28/8. Một tiểu đoàn đặc nhiệm Ấn Độ nhận lệnh trả đũa và chiếm một doanh trại của Trung Quốc trên ngọn đồi quanh hồ Pangong Tso vào sáng hôm sau.
Tuy nhiên trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc quân đội nước này vượt qua LAC, biên giới thực tế giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung Quốc tuyên bố lục quân Ấn Độ đang chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Trung Quốc tố lính Ấn Độ nổ súng ở biên giới
Quân đội Trung Quốc nói lính Ấn Độ bắn chỉ thiên trong vụ đụng độ hôm 7/9 ở biên giới tranh chấp, buộc họ thực hiện "biện pháp đối phó".
Đại tá Trương Thủy Lợi, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu phía Tây quân đội Trung Quốc (PLA), sáng sớm 8/9 ra tuyên bố cáo buộc binh sĩ Ấn Độ vi phạm thỏa thuận song phương và bắn chỉ thiên trong vụ đụng độ với lính Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp hôm qua.
"Lực lượng biên phòng Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp đối phó để ổn định tình hình", ông Trương cho biết trong thông cáo được đăng trên trang tin chính thức của quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, thông cáo của quân đội Trung Quốc không nêu rõ vụ nổ súng xảy ra ở đâu, biện pháp đối phó của họ là gì và liệu lực lượng này có nổ súng cảnh cáo binh sĩ Ấn Độ hay không. Phía Trung Quốc cho biết các binh sĩ Ấn Độ ngày 7/9 "vượt trái phép" Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở khu vực núi Shenpao, bờ nam hồ Pangong Tso.
"Chúng tôi yêu cầu phía Ấn Độ dừng ngay các hành động nguy hiểm, điều tra và trừng phạt nghiêm khắc binh sĩ đã nổ súng để đảm bảo điều tương tự không xảy ra", phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu phía Tây PLA cho biết.
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí không nổ súng ở khu vực biên giới tranh chấp trên vùng núi cao phía tây Himalaya theo một thỏa thuận đạt được năm 1996 nhằm tránh xung đột quân sự toàn diện giữa hai nước, song không có cơ chế bắt buộc.
Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ (phải) trong một lần đối đầu tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) hồi tháng 5. Ảnh: ANI.
Căng thẳng biên giới Ấn - Trung leo thang từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người ngày 15/6 khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục binh sĩ Trung Quốc thương vong. Vụ ẩu đả khiến cả Ấn Độ và Trung Quốc điều quân tăng viện lên khu vực biên giới. Quân đội Ấn Độ cũng cho phép các sĩ quan chỉ huy ở biên giới được phép ra lệnh nổ súng khi cần thiết sau vụ đụng độ.
Chính phủ Ấn Độ ngày 31/8 cáo buộc Trung Quốc triển khai "các hoạt động quân sự khiêu khích" ba tháng sau khi "quân đội Trung Quốc sáp nhập 60 km2 lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh".
Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cho biết lực lượng nước này ẩu đả ba tiếng với binh sĩ Trung Quốc tại thung lũng hẹp Spanggur, gần làng Chushul ở đông Ladakh hôm 28/8. Một tiểu đoàn đặc nhiệm Ấn Độ nhận lệnh trả đũa và chiếm một doanh trại của Trung Quốc trên ngọn đồi quanh hồ Pangong Tso vào sáng hôm sau.
Tuy nhiên trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc quân đội nước này vượt qua LAC, biên giới thực tế giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung Quốc tuyên bố lục quân Ấn Độ đang chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Đội đặc nhiệm tiền phương bảo vệ biên giới Ấn Độ Đội đặc nhiệm SSF tham gia nhiều chiến dịch quan trọng ở biên giới Ấn - Trung, nhưng hoạt động của họ không được công khai rộng rãi. Khi Tenzin Thardoe, cựu thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Tiền phương (SFF) của Ấn Độ, bắt đầu công việc thường ngày của mình hồi tuần trước thì nghe tin về cuộc đụng đội giữa...