Ấn Độ: 2,3 triệu người nộp đơn ứng tuyển 368 vị trí công chức
Sau khi thông báo tuyển dụng 368 công chức cấp thấp với yêu cầu tốt nghiệp tiểu học và biết đi xe đạp, chính quyền bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) nhận được 2,3 triệu hồ sơ, đầy rẫy những người có bằng đại học, cao học, chưa kể 255 ông/bà tiến sĩ!
Xếp hàng nộp đơn xin việc tại bang Uttar Pradesh – Ảnh: AFP
Bất kỳ đơn vị tuyển dụng nào cũng muốn có nhiều ứng viên để chọn được người làm việc chất lượng cao, riêng chính quyền Uttar Pradesh thì trong tình trạng trên cả mong đợi. Sau khi căng hết lực lượng ra mà tiếp nhận đội quân ùn ùn đến nộp đơn xin việc, chính quyền bang đông dân nhất Ấn Độ sẽ phải tiếp tục dở khóc dở cười với đống hồ sơ chất ngất. Một quan chức bang tạm ước tính xem xét hết đống hồ sơ và phỏng vấn hết các ứng viên chắc mất tròm trèm… 4 năm.
Đó là nếu lại phải căng hết lực lượng ra mà làm việc. Hãng truyền thông BBC dẫn lời quan chức bang, ông Prabhat Mittal giải thích chỉ có thể là 4 năm nếu triển khai 10 bàn tuyển dụng, phỏng vấn được 200 ứng viên/ngày, làm việc suốt 25 ngày/tháng.
Thất nghiệp là vấn đề cực kỳ nan giải ở bang đông dân nhất của đất nước đông dân nhì hành tinh: hàng chục ngàn người đang lao đao không có việc làm. Ước tính đến năm 2017, Uttar Pradesh là nơi cư trú cho 13,2 triệu thanh niên thất nghiệp. Hiện dân số của Uttar Pradesh là 215 triệu.
Video đang HOT
Xử lý hồ sơ xin việc sẽ là gánh nặng khổng lồ với chính quyền bang Uttar Pradesh- Ảnh: AFP
Thế nên dẫu lương tháng chỉ ở mức 16.000 rupee (240 USD), yêu cầu công việc chỉ là tốt nghiệp tiểu học và biết đi xe đạp mà có đến 152.000 người nắm bằng đại học 255 người có bằng tiến sĩ nộp đơn xin việc. Còn tính tổng cộng, 6.250 ứng viên sẽ “chọi nhau” cho mỗi vị trí tuyển dụng.
Mà tình hình không chỉ căng thẳng ở Uttar Pradesh. Hồi đầu năm nay, hàng ngàn người đã giẫm đạp lên nhau để xin gia nhập quân đội tại bang Visakhapatnam khiến rất nhiều người bị thương.
Còn hồi năm 2010, một người chết, 11 người bị thương khi 10.000 ứng viên giành nhau gia nhập lực lượng cảnh sát Mumbai.
Chính quyền West Bengal cũng từng khổ sở nhận gần 1 triệu đơn xin việc khi thông báo tuyển dụng 281 vị trí làm việc hồi năm 1999.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ấn Độ: Liên tục bị sàm sỡ, 200 nữ sinh tính bỏ học
Đường đến trường trở thành ác mộng vì sự rình rập của các tên yêu râu xanh, khiến khoảng 200 nữ sinh ở các làng thuộc huyện Bareilly, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ sợ hãi muốn bỏ học.
Phụ huynh của khoảng 200 nữ sinh ở các làng thuộc huyện Bareilly đồng loạt cho biết, họ muốn cho con cái nghỉ học hơn là mạo hiểm để các em liên tục bị những kẻ đồi bại rình rập tấn công.
Các nữ sinh Ấn Độ đều rất khao khát được đến trường. Ảnh minh họa
Theo tờ India Times của Ấn Độ, những nữ sinh ở huyện Bareilly phải vượt qua quãng đường dài khoảng 10 km để tới trường học ở huyện Shergarh. Trên đường đi học, các em phải vượt qua một con sông. Những tên yêu râu xanh vốn là những kẻ côn đồ, vô công rồi nghề đã rình rập các nữ sinh ở bờ bên kia trong suốt 2 năm qua. Các nạn nhân đã tố cáo tình trạng trên với cảnh sát, song những người đáng ra có trách nhiệm phải bảo đảm an toàn cho họ lại tỏ ra thờ ơ, không quan tâm.
Không muốn bỏ học, các nữ sinh đã âm thầm cố gắng chịu đựng việc bị quấy rối tình dục cho tới nay. Tuy nhiên, hôm qua (22.7), 35 phụ huynh quá thất vọng trước sự tắc trách của cảnh sát đã không cho con gái đi học nữa. Các phụ huynh khác tuyên bố, họ cũng sẽ làm như vậy.
"Chúng em phải đi bộ khoảng 3 km để đến con sông. Sau đó, chúng em vượt sông bằng những con thuyền nhỏ và phải đi bộ thêm 2,5 km mới đến được trường. Chúng em không ngại vất vả để được đi học. Tuy nhiên, chúng em sợ bị sàm sỡ, đe dọa. Chúng em rất lo bố mẹ sẽ không cho chúng em đi học nữa vì sợ nguy hiểm", một trong các nữ sinh cho biết.
Tương tự, nữ sinh 15 tuổi Roshini Singh cho hay: "Chúng em không ngại đường dài và gian khổ, mà chúng em sợ bọn côn đồ rình rập bên kia sông. Họ trêu ghẹo, hắt nước bẩn vào quần áo chúng em. Họ cố tình sờ soạng vào người chúng em và lạm dụng tình dục chúng em. Chuyện này đã kéo dài trong suốt 2 năm".
Trong khi đó, ông Shyamveer Singh, một nông dân, phụ huynh của một trong những nữ sinh nhấn mạnh: "Chúng tôi đã báo cảnh sát 2 lần nhưng họ không cố gắng giải quyết chuyện này. Chúng tôi cũng tìm các trưởng làng để xin giúp đỡ. Nhưng không có gì thay đổi. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn từng ngày".
Theo NTD
Nhà báo Ấn Độ bị hành hung, kéo lê bằng xe máy trên đường phố Một nhà báo Ấn Độ đã bị đánh đập dã man và kéo lê bằng xe máy trên đường phố thuộc bang Uttar Pradesh hôm 13-6, chỉ vài ngày sau cái chết của nhà báo tự do Jagendra Singh. Theo báo cáo của Ủy ban bảo vệ Nhà báo Ấn Độ, phóng viên đài truyền hình địa phương Haider Khan đã bị một...