Ấn định thời điểm họp thượng đỉnh 4 bên về Ukraine
Trong cuộc điện đàm 4 bên ngày 8/2, các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Nga và Ukraine đã nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 11/2 tới.
Ba lãnh đạo Đức, Nga, Pháp trong cuộc thảo luận tại Moscow ngày 6/2 (Ảnh: Twitter)
Các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Nga và Ukraine đã nhất trí tổ chức hội nghị thưởng đỉnh tại thủ đô Minsk của Belarus ngày 11/2 tới nhằm tìm kiếm giải pháp cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine. Dự kiến, ngày hôm nay (9/2), các bên sẽ tiến hành họp trù bị cho Hội nghị thượng đỉnh tại Berlin ở cấp thứ trưởng ngoại giao.
Cuộc điện đàm 4 bên diễn ra sau cuộc gặp ba bên giữa Tổng thống Nga, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp tại Moscow nhằm thảo luận biện pháp chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine. Tại cuộc gặp, ba nhà lãnh đạo đã thảo luận vấn đề ngừng bắn, tổ chức bầu cử ở miền Đông Ukraine và việc kiểm soát đường biên giới giữa Ukraine và Nga.
Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp cũng đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine với đề xuất về một khu vực phi quân sự, mở rộng từ 50 – 70 km và trao quyền tự trị rộng rãi hơn cho một số khu vực…
Video đang HOT
Quyết định nhóm họp thượng đỉnh 4 bên được dư luận Nga đánh giá tích cực. Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề Quốc tế Thượng viện Nga cho rằng, đây là cơ hội đạt được những giải pháp cụ thể cho tình hình Ukraine. Tuy nhiên, một số chính trị Nga bày tỏ lo ngại về việc Kiev tận dụng thời gian ngừng bắn đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh tới đây để bố trí lại lực lượng, chuẩn bị cho các hành động quân sự sau này.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích đều cho rằng, cần tận dụng cơ hội này để các bên ngồi vào đàm phán. Giới phân tích phương Tây nhận định, chính những thắng lợi của lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine đã buộc Đức và Pháp phải đưa ra sáng kiến hòa bình mới. Trong khi đó, Mỹ đang cân nhắc khả năng viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine.
Theo_VTV
Hy vọng về lệnh ngừng bắn mới ở Ukraine đã bị dập tắt
4 giờ thảo luận tại Minsk đã kết thúc trong bầu không khí căng thẳng mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.
Bầu không khí căng thẳng và giận dữ đã bao trùm cuộc đàm phán giữa chính phủ Ukraine và lực lượng đối lập miền Đông diễn ra ngày 31/1 tại thủ đô Minsk, Belarus. Đại diện các bên không ngừng cáo buộc lẫn nhau đã làm cuộc đàm phán sụp đổ trong bối cảnh xung đột ác liệt vẫn đang tiếp diễn tại miền Đông Ukraine.
Binh sỹ Ukraine trên đường phố Mariupol (ảnh: Reuters)
Cuộc đàm phán giữa "các nhóm tiếp xúc" tại Minsk ngày 31/1 cũng bao gồm một đại diện của Nga và một của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. 4 giờ thảo luận đã kết thúc trong bầu không khí căng thẳng mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.
Phái đoàn đàm phán của chính phủ Ukraine, trong đó có cựu Tổng thống Leonid Kuchma, đã cáo buộc phe đối lập phá hoại cuộc đàm phán này bằng việc đưa ra các tối hậu thư cũng như từ chối các kế hoạch ngừng bắn.
Hãng Interfax dẫn lời ông Leonid Kuchma cho biết, cuộc họp đã đổ vỡ và thất bại khi 2 đại diện của Donetst và Lugansk đã từ chối thảo luận về một kế hoạch ngừng bắn ngay lập tức và rút các vũ khí hạng nặng.
Trong khi đó, đại diện chính quyền tự xưng của vùng Donetsk phát biểu tại sân bay thành phố Minsk để trở về ngay khi kết thúc đàm phán cũng nói rằng, họ không thể gọi cuộc đàm phán này là mang tính xây dựng. Các bên chỉ đưa ra ý kiến của mình trước tình hình chiến sự leo thang hiện nay tại miền Đông Ukraine.
Ông Denis Pushilin, đại diện của vùng Donetsk cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng đối thoại và sẵn sàng hành động trong khuôn khổ thỏa thuận Minsk. Nhưng chúng tôi cần một cuộc đối thoại chứ không phải tới đây nghe chính quyền Ukraine đưa ra các điều kiện. Chúng tôi cần những thỏa thuận mà có thể chấp nhận được cho tất cả các bên".
Trước đó, các đại diện của Donetsk và Lugansk tuyên bố nếu đàm phán thất bại, họ sẽ giữ quyền tấn công cho đến khi "không còn bóng quân chính phủ Ukraine trên hai vùng đất này". Kết quả cuộc đàm phán đã dập tắt những hy vọng về một lệnh ngừng bắn mới có thể sớm được triển khai sau 9 tháng xung đột căng thẳng tại miền Đông Ukraine, cướp đi sinh mạng của hơn 5 nghìn người. Diễn biến xung đột mới khiến thỏa thuận hòa bình Minsk được các bên ký kết tháng 9 năm ngoái hoàn toàn sụp đổ.
Pháo binh và các bệ phóng tên lửa đang tiếp tục được triển khai cả tại các khu vực dân cư. Dấu hiệu cho thấy chiến sự tại miền Đông Ukraine tiếp tục leo thang, với điểm nóng giao tranh tại khu vực thành phố Debaltsevo.
Lực lượng của Donetsk cho biết trong hơn một ngày qua, các tay súng đối lập đã nắm quyền kiểm soát các điểm dân cư Kalinovka và Nikishino ở ngoại vi thành phố Debaltsevo, cũng như tuyến đường chiến lược của thành phố này. Còn lực lượng của Lugansk và quân đội Ukraine cũng đang giao tranh ác liệt trong những ngày qua tại khu vực phía Đông Debaltsevo. Nguồn tin quân đội Ukraine từ thực địa cũng thừa nhận binh sĩ Ukraine ở Debaltsevo đang có nguy cơ bị bao vây thực sự.
Ngay trước cuộc đàm phán tại Minsk ngày 31/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm 3 bên, song những nỗ lực và hy vọng của của các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Nga đều không trở thành hiện thực. Thực tế họ phải chứng kiến lúc này là một cuộc khủng hoảng tồi tệ chưa từng có trong mối quan hệ Nga-phương Tây kể từ thời chiến tranh lạnh.
Trong khi, Liên minh châu Âu đã nhất trí gia tăng trừng phạt Nga thì trong những ngày gần đây, Mỹ và các nước phương Tây gia tăng áp lực đối với Nga, khi một lần nữa đe dọa loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT), một trong những sợi dây chính liên kết Nga với hệ thống tài chính toàn cầu.
Mất đi phương tiện thanh toán, Nga sẽ phải ngừng nhập khẩu, giao thương với cả thế giới. Kịch bản này sẽ đẩy nền kinh tế Nga vào tình cảnh khó khăn chồng chất khó khăn, khi mà đồng rúp và giá dầu giảm vẫn đang gây ra tác động không nhỏ. Nhưng nếu loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế, Mỹ và phương Tây cũng chịu thiệt hại ngay lập tức hơn 550 tỷ USD./.
Hoàng Lê Tổng hợp
Theo_VOV
"Kiev đang đẩy tình hình miền Đông Ukraine đi vào ngõ cụt" Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố trên và yêu cầu chính quyền Kiev dừng mọi chiến dịch quân sự tại đây. Theo Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 8/2, ông Putin cảnh báo, những hành động của chính quyền Ukraine sẽ chỉ đẩy tình hình miền Đông Ukraine đi vào thế bế tắc và có thể sẽ...