Ấn đền Trần được phát trong 3 ngày
Ngày 30/1, UBND TP Nam Định (Nam Định) họp báo về lễ khai và phát ấn đền Trần năm 2013. Việc khai và phát ấn sẽ được thực hiện trong 3 ngày (từ 14-16, tháng Giêng âm lịch).
Trao đổi với phóng viên về kế hoạch khai và phát ấn đền Trần, bà Cao Thị Tính, Phó Chủ tịch UBND TP Nam Định cho biết, hiện UBND TP đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội khai ấn đền Trần năm 2013. Theo đó, chính quyền TP Nam Định có trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, vệ sinh môi trường. Về nghi lễ rước và khai ấn sẽ do địa phương và Tổ từ đền Trần thực hiện.
Thời gian tổ chức lễ hội khai ấn đền Trần năm 2013 sẽ được tập trung thực hiện trong ba ngày (từ 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch). Cụ thể, từ 22h15′ đến 22h40′ đêm 14 tháng Giêng âm lịch, UBND thành phố Nam Định thực hiện nghi lễ dâng hương trước sân đền Thiên Trường (nằm trong khu di tích đền Trần, chùa Tháp).Từ 22h40′ đến 23h10′ tổ chức nghi lễ rước ấn do đại diện người dân và chính quyền phường Lộc Vượng thực hiện.
Cảnh trộm đồ thờ tại Lễ khai ấn năm 2012. Ảnh: Minh Đức
Video đang HOT
Khoảng 23h15′ Ban Quản lý di tích, Chủ tịch UBND phường Lộc Vượng và Tổ từ đền Trần trực tiếp thực hiện nghi Lễ khai ấn đền Trần và đóng 10 cánh ấn bằng giấy màu vàng để dâng lên các đình, chùa chung quanh di tích như đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Tháp, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường và lưu hòm đựng ấn tại nhà đền.
Bà Cao Thị Tính cho biết thêm, năm nay Ban tổ chức sẽ phát Ấn cho nhân dân và du khách thập phương từ 7h ngày 15 tháng Giêng âm lịch tại một số địa điểm trong khuôn viên khu di tích đền Trần. Chất liệu phôi Ấn thống nhất một loại giấy màu vàng.
Theo 24h
Nghĩ gì khi có Ấn đền Trần trong tay?
Từ lâu, người dân vẫn nghĩ, Ấn đền Trần là tấm bùa giúp thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, theo điều tra mới đây của Sở VH, TT&DL tỉnh Nam Định, chỉ có 15,2% trên tổng số 800 lá phiếu điều tra cho rằng Ấn giúp thăng quan tiến chức.
Sáng 18/1, tổng kết đổi mới mô hình tổ chức lễ hội đền Trần năm 2012, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cùng các cơ quan liên quan đã tổ chức điều tra dư luận xã hội về Lễ hội Khai Ấn đền Trần năm 2011, với 800 lá phiếu điều tra trên địa bàn tỉnh Nam Định và các địa phương khác.
Khi được hỏi về tác dụng của Ấn đền Trần khi treo trong nhà, phần lớn người dân đều cho rằng Ấn đem lại bình an, hạnh phúc trong gia đình (72%); 40% trả lời là Ấn giúp các thành viên trong gia đình mạnh khỏe; 34,8% cho rằng Ấn giúp làm ăn phát đạt; 24,7% cho rằng có tác dụng giúp cho học vấn; 22,6% cho rằng Ấn giúp trấn trạch, trừ tà ma; 15,2% cho rằng treo Ấn giúp thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, cũng có 8,9% người cho rằng việc có Ấn trong nhà chỉ là tâm lý chứ không linh thiêng gì.
Đa số người dân khi được hỏi đều cho rằng Ấn đem lại bình an nên phải chen chúc "cướp" Ấn (ảnh minh họa)
Ý kiến của người dân đối với các vấn đề báo chí nêu lên: có 56,7% không đồng ý với báo chí khi cho rằng có tình trạng mất an ninh trầm trọng tại lễ hội; 83% không đồng ý với ý kiến cho rằng lễ khai Ấn và ban Ấn không có giá trị lịch sử; 34,9% không đồng ý khi cho rằng có tình trạng buôn bán Ấn ở lễ hội; 52,5% đồng ý với đánh giá có nhiều quan chức đi lễ Đền Trần để cầu thăng quan tiến chức; 37,6% đồng ý với ý kiến có thiên vị, ưu tiên người có chức quyền trong việc ban Ấn...
Khi được hỏi về các phương án thay đổi mô hình ban Ấn cho những năm tới, phần lớn ý kiến người dân đều cho rằng cần giữ nguyên việc khai Ấn và ban Ấn như mọi năm vì đây là truyền thống từ xưa để lại, không thể thay đổi được.
Tuy có những khác nhau ở một vài điểm song về cơ bản, ý kiến của người dân đều cho rằng: Ấn và việc khai Ấn là những biểu thị của nền văn hóa truyền thống, cần được tôn trọng. Vấn đề là ở khâu tổ chức.
Từ đời Trần, khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền, với hy vọng cả năm làm việc suôn sẻ, nhiều thành công. Ấn đền Trần là một biểu tượng, nét đẹp văn hóa của tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.
Sau này, người dân nơi đây tiếp tục duy trì mỹ tục này để tưởng nhớ công đức của các Vua Trần, đồng thời giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông xã tắc.
Để duy trì nét đẹp văn hóa ấy, mỗi năm đền Trần in khoảng 10 -15 vạn ấn. Nhưng dường như số lượng ấy đã không đáp ứng được nhu cầu của người dân nên đã xảy ra tình trạng "cướp" Ấn. Vậy nên cứ vào dịp 14 tháng Giêng hàng năm mọi người lại đổ xô đến đền Trần với hy vọng lấy được Ấn để: cầu được ước thấy hoặc để thăng quan tiến chức.
Theo 24h
Đám tang công chức "thoải mái" vòng hoa Đây là một trong những nội dung sẽ được làm rõ trong Thông tư tới đây của Bộ VH, TT&DL để hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về quy định tổ chức đám tang công chức. Ông Phan Đình Tân-Phó chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ VH, TT&DL cho biết: Bộ này đang soạn thảo Thông tư hướng...