Ăn đậu đỏ chữa viêm gan, vàng da cấp
Đậu đỏ hạt nhỏ ( xích tiểu đậu) không chỉ là loại thực phẩm dinh dưỡng mà còn chữa được nhiều bệnh.
Thành phần xích tiểu đậu có chất béo, albumin, sinh tố B1, B2, axit nicotinic. Theo y học cổ truyền, xích tiểu đậu có vị ngọt, tính bình, vào kinh tâm, tiểu trường, có tác dụng lợi thuỷ, hành huyết, tiêu sưng tấy, rút mủ…
Chữa các bệnh phù (do viêm thận mạn tính suy dinh dưỡng hoặc có thai): Cá quả 1 con (khoảng 250g), bí đao (để cả vỏ ngoài) 500g, xích tiểu đậu 60g, hành 3 cây. Cá quả đánh vẩy, rửa sạch mang và bỏ nội tạng; bí đao rửa sạch, thái miếng, đậu đỏ rửa sạch. Tất cả cho vào luộc chín nhừ, không cho muối, ăn trong ngày.
Đậu đỏ chữa viêm gan
Video đang HOT
Chữa sản dịch, huyết hôi ở sản phụ: Xích tiểu 100g, đường đỏ 50g, nấu nhừ lên, ăn hết trong ngày.
Chữa viêm gan cấp hoặc vàng da: Xích tiểu đậu 30g, táo tàu 50g, nhân hạt lạc 30g, đường cát 5g nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày.
Chữa hầu họng, tiền âm, hậu âm lở loét: Xích tiểu đậu, đương quy lượng bằng nhau, tán (xay) thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g chiêu với nước sôi để nguội.
Tuy nhiên cần lưu ý, những người mồm họng khô, cơ thể gầy gò, sốt nhẹ, đổ mồ hôi trộm không nên dùng nhiều xích tiểu đậu. Người tạng nhiệt thì dùng sống, tạng hơi hàn thì sao qua. Có thể sao đen tồn tính để an thần và lợi tiểu.
Theo ThS Thanh Tâm
Bee
Uống trà đắng với liều lượng hợp lý
Nếu sử dụng lâu với liều cao, trà có thể gây nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh, vàng da...
Trà đắng Cao Bằng trị tiểu đường, huyết áp cao... Xin hỏi uống lâu dài có được không? Cảm ơn bác sĩ.
Kim Nga (Tân Bình)
- Cây trà đắng sinh trưởng và phát triển tự nhiên trong những cánh rừng trên đất Cao Bằng. Trà đắng có tác dụng tăng cường miễn dịch, giảm mỡ, giảm cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết, mát gan, an thần, trợ tim, giúp cơ thể kháng lại các tế bào gây lão hóa...
Không riêng trà đắng Cao Bằng, các loại lá trà khác như lá trà xanh cũng tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, mọi cái tốt đều có giới hạn, vượt khỏi giới hạn ấy sẽ có những hiệu ứng ngược lại. Dùng trà cũng vậy, nhiều nghiên cứu chứng minh chất cafeine trong nước trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, gây khó ngủ, những người uống thuốc an thần, thuốc ngủ nhất thiết không được uống nước trà.
Lượng tanin trong trà cũng được chiết ra khi hãm nước sôi, có thể gây tủa với chất sắt trong một số loại thực phẩm, dùng lâu sẽ bị thiếu máu.
Nếu sử dụng lâu với liều cao, trà có thể gây nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh, vàng da...
Nước trà cũ hoặc để lâu còn phóng thích nhiều chất có hại cho cơ thể hoặc gây ung thư. Vì thế chỉ nên dùng trà đắng với liều lượng hợp lý, không nên lạm dụng.
Để phòng bệnh tăng huyết áp, chúng ta còn nhiều thứ rau củ khác rất tốt như rau cần tây, giá sống, đậu xanh...
Không nên sử dụng lâu dài bất kỳ một loại thuốc hoặc dược thảo nào, thỉnh thoảng nên thay đổi loại khác hoặc dùng mỗi loại một ít sẽ tốt hơn.
DS Lê Kim Phụng
Theo Tuổi Trẻ
"Bật mí" những dấu hiệu bệnh tật khi da đổi màu Da là một bộ phận bên ngoài có nhiệm vụ bao phủ, bảo vệ các cơ quan bên trong. Song, da và các cơ quan nội tạng bên trong có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một số biểu hiện bên ngoài có thể chỉ là bệnh da đơn thuần hoặc có thể xem như dấu hiệu báo trước hay là biểu...