Ăn dặm: Bé 7 tháng đừng bỏ qua hải sản
Không còn “nghi ngờ” gì vê nguôn dinh dưỡng lý tưởng mà các loại hải sản mang lại. Nhưng nhiêu mẹ lại e dè chưa dám cho con sớm ăn vì sợ bé dị ứng.
Vậy thời điểm nào mới thích hợp để cho bé ăn những hải sản như tôm, cua, cá,… hết sức ngon lành? Câu trả lời là, khi con được 7 tháng, mẹ hoàn toàn có thể cho bé làm quen các loại thức ăn này. Tất nhiên, với “liều lượng” nhất định thôi nhé! (Với bé mới 7 – 8 tháng: mỗi ngày mẹ chỉ nên cho con ăn 20 – 30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ). Vì khi bé được 7 tháng tuổi, nguy cơ gây dị ứng ở con đã giảm đi đáng kể.
Hơn nữa, khi bé đã ăn dặm đã bắt đầu “vào guồng”, mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm mới để con có đầy đủ dinh dưỡng và không bị ngán, khi cả ngày chỉ quanh đi quẩn lại với thịt bò, thịt lợn… Trong khi các loại hải sản rất giàu đạm và dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của con. Chúng lại chứa ít chất béo no và giàu axit béo không no omega-3 – là chất béo thiết yếu cho cơ thể của bé. Ngoài ra, các loại tôm, cua, cá, hàu,… và hải sản nói chung còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, thêm hải sản vào thực đơn của bé không chỉ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, mà còn giúp bé khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt hơn.
Hải sản “siêu” tốt cho bé ăn dặm. (Ảnh minh họa)
Ở thời điểm này, mẹ có thể chọn rất nhiều loại hải sản cho con ăn. Tuy nhiên, một số loại điển hình dưới đây là những gợi ý hết sức lý tưởng:
- Cua: Rất giàu vitamin nhóm B, khoáng chất, folate và đặc biệt là lượng protein trong cua hơn hẳn các loại thịt cá khác. Thế nên cua rất tốt cho sự phát triển của con cả về thể chất lẫn trí não. Mẹ có thể mua cua về, đem luộc chín và gỡ thịt để nấu cháo cho con ăn, rất ngon mà bổ dưỡng.
- Cá: Chứa nhiều đạm và giàu chất béo không no omega-3 – cần thiết để tạo màng tế bào thần kinh và rất tốt cho sự phát triển thị giác, trí não giúp con thông minh hơn. Ngoài ra, gan cá cũng rất giàu vitamin A và D.
Khi chọn cá cho con, mẹ nên mua các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá basa vì chúng chứa nhiều omega-3 hơn cả. Về cách chế biến, đơn giản là mẹ chỉ cần bỏ xương, xay nhuyễn rồi cho vào nấu bột hay cháo cho bé ăn. Nếu bé đã thích ăn thô hơn thì mẹ nên luộc/hấp chín rồi gỡ thịt thành miếng nhỏ và đem nấu cháo.
- Tôm: Chứa nhiều đạm và canxi nên “siêu” tốt cho sự phát triển của bé. Cách chế biến tôm thì cực kì đơn giản, vì mẹ chỉ cần bỏ vỏ và chỉ đen, sau đó xay hoặc băm nhỏ để nấu cháo cho con ăn.
Video đang HOT
- Hải sản có vỏ: Rất giàu kẽm (nhất là hàu) – là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể nên vô cùng cần thiết để con tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục. Cách chế biến chúng thì không mấy khó khăn. Mẹ chỉ cần đem luộc lấy nước nấu cháo. Vì phần lớn các loại hải sản có vỏ đều khá ‘dai”, nên mẹ lưu ý xay phần thịt bỏ vào cháo cho bé, hoặc băm thật nhỏ để tránh trường hợp con bị hóc.
Mẹ khéo chọn hải sản tươi cho con. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con ăn rất nhiều loại hải sản khác cũng giàu dinh dưỡng không kém. Điều quan trọng là cần chọn được các loại hải sản tươi, sạch, vì các loại hải sản đã chết hoặc bảo quản bằng hóa chất có thể gây ngộ độc cho con. Để chọn được các loại cua, cá,… tươi, mẹ nên tham khảo cách chọn như sau:
Tôm: Phần thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.
Cá: Mắt cá phải tươi, sáng và linh hoạt. Một số loại cá, mắt có thể lồi ra một chút. Mang cá có màu đỏ hoặc hồng. Nếu ấn nhẹ vào mình cá mà thịt lại bật trở lại về nguyên trạng. Ngoài ra, vảy cá phải xếp chặt khít và sáng bóng thì đó là cá tươi.
Cua: Lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt. Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
Hải sản có vỏ: Khi mua nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là hải sản chết. Tuy nhiên, cũng có những con còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào, nếu thấy chúng di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là còn tươi sống.
Lưu ý: Nếu trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với hải sản, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm này muộn hơn một chút. Khi cho con ăn cần hết sức từ từ từng chút một để xem bé có phản ứng dị ứng không.
Theo Khám phá
8 thực phẩm dần phá hoại não
Chất ngọt nhân tạo thường được tìm thấy trong đồ uống đóng chai có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bộ não.
Chất lượng các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể và bộ não. Việc tiêu thụ thực phẩm sau đây với một lượng dư thừa có thể làm giảm chức năng của não. Nên xem xét kỹ và cân nhắc trước khi dùng để giữ cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, trí não thông minh.
Chất bảo quản, thuốc nhuộm và chất phụ gia khác rất nguy hiểm cho não bộ. Ảnh:doxiderol.
1. Thực phẩm ngọt
Thức ăn ngọt chứa quá nhiều đường có thể gây tổn hại sức khỏe. Ngoài việc thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đường còn có ảnh hưởng xấu dẫn đến giảm chức năng não và trí nhớ.
2. Thực phẩm chiên xào
Ăn thức ăn chiên xào với lượng dư thừa cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bộ não. Những thực phẩm này có chứa các loại dầu và chất béo, dần tích tụ trong các mạch máu, từ đó hạn chế việc cung cấp máu cho não và có thể dẫn đến giảm chức năng não.
3. Thực phẩm đóng hộp
Hàm lượng các chất bảo quản, phẩm màu và hóa chất trong thực phẩm đóng hộp rất nguy hiểm nếu nó được đưa vào cơ thể. Những chất này được khoa học chứng minh là nguyên nhân chính của sự suy giảm chức năng não.
4. Thức ăn nhanh
Hàm lượng cao các chất béo, muối, chất bảo quản và đường được thêm vào trong đồ ăn vặt... có khả năng gây hại cho não. Những chất phụ gia này có khả năng gây biến đổi hóa học trong não và dẫn đến rối loạn não, gây ra lo âu và trầm cảm.
5. Thực phẩm có hàm lượng muối cao
Muối rất hữu ích để thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối có khả năng gây biến chứng sức khỏe, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.
6. Thịt chế biến sẵn
Protein rất cần thiết cho cơ bắp và hỗ trợ chức năng của các tế bào trong cơ thể. Mặc dù chứa rất ít protein, lại có hàm lượng cao các chất bảo quản và chất phụ gia có tác động xấu đến não, nhưng thịt chế biến sẵn lại trở thành một trong những thực phẩm được tiêu thụ khá phổ biến.
7. Rượu
Nếu sử dụng với hàm lượng vượt quá mức cho phép, rượu có thể gây nguy hiểm cho não bộ, gây mất trí nhớ, căng thẳng, trầm cảm và các biến chứng bệnh về thần kinh khác.
8. Chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo thường được tìm thấy trong đồ uống đóng chai có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bộ não. Một trong những bệnh thường thấy là sự suy giảm chức năng nhận thức của não. Vì vậy, nên tránh càng xa càng tốt các loại thực phẩm có thành phần bao gồm đường hóa học.
Hằng Nguyễn (Theo Medic Magic)
Rau dền cực tốt cho bé ăn dặm Rau dền là loai rau giau dinh dương va kha an toan cho be ăn dặm. Khi be băt đâu ăn dăm, me thương "vo đâu bưt toc" vi không biêt chon loai rau gi vưa sach lai vưa bô dương cho con. Luc ây, me nên nghi tơi rau dên đê bô sung vao danh sach cac loai rau tôt cho con...