Ăn cơm, không may nuốt luôn hàm răng giả vào thực quản
Bác sĩ ở Bạc Liêu vừa nội soi thành công, lấy dị vật là hàm răng giả dài khoảng 3 cm cho cụ bà 68 tuổi ở tỉnh Sóc Trăng.
Chiều 9.3, tin từ Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết, bác sĩ của bệnh viện vừa nội soi thành công, lấy dị vật là hàm răng giả dài khoảng 3 cm cho bệnh nhân 68 tuổi.
Trước đó, trưa cùng ngày, bà N.T.N (68 tuổi, ngụ H.Thạnh Trị, Sóc Trăng) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng thực quản bị đau, nghẹn, khó chịu. Người nhà bà N. cho biết, trong lúc ăn cơm bệnh nhân không may nuốt luôn cả hàm răng giả lọt vào thực quản.
Dị vật là hàm răng giả được nội soi thành công. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Qua thăm khám và kết quả chụp X-quang, nội soi cho thấy một dị vật lớn nằm sâu trong thực quản của bệnh nhân. Ngay sau đó, ê kíp trực tiến hành nội soi lấy dị vật là hàm răng giả dài khoảng 3 cm, có móc kim loại sắc nhọn ra khỏi thực quản bệnh nhân. Ca thủ thuật thành công diễn ra chỉ khoảng 15 phút. Sau lấy dị vật hiện sức khỏe bệnh nhân hoàn toàn ổn định, không còn đau, khó nuốt, cảm giác dễ chịu, được xuất viện về nhà.
Video đang HOT
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân N.T.N. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Bác sĩ Nguyễn Phước Thơm, trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, với các dị vật lớn có móc sắc nhọn việc xử lý gặp nhiều khó khăn, bác sĩ phải hết sức cẩn thận, khéo léo để đưa ra ngoài cơ thể bệnh nhân. Nếu không phát hiện sớm có nguy cơ dẫn đến dị vật đâm thủng thực quản, đâm vào mạch máu, gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Bác sĩ Thơm cũng khuyến cáo, bệnh nhân lỡ nuốt dị vật như răng giả không nên cố móc họng hay nuốt để trôi dị vật mà cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Rượu là thủ phạm gây 7 loại ung thư, khi uống rượu cần chú ý 3 điểm này
Theo nghiên cứu cho thấy, rượu làm phát triển ung thư vú, gan và các loại ung thư khác. Ngay cả việc uống rượu vừa phải cũng có nguy cơ cao.
Năm 2017, một bài báo đăng tải trên trang Guardian của Anh đưa tin nghiên cứu cho thấy rượu là thủ phạm của 7 loại ung thư. Các chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo có liên quan khi uống rượu.
Jenny Connor, một giáo sư tại khoa Y học Dự phòng và Xã hội tại Đại học Otago ở New Zealand cho biết, có bằng chứng thuyết phục cho thấy rượu là thủ phạm chính gây ung thư ở 7 bộ phận trên cơ thể (hoặc thậm chí nhiều bộ phận hơn).
Nghiên cứu cho thấy có những bằng chứng dịch tễ học chứng minh rượu gây 7 loại ung thư: Vòm họng, thanh quản, thực quản, gan, đại tràng, trực tràng và vú. Điều đáng nói là ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rượu còn có thể gây ung thư da, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Acetaldehyde - chất gây ung thư mạnh
Trương Diễu, một chuyên gia tại Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Thẩm Dương, Trung Quốc cho biết, mặc dù rượu vang có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như rượu vang đỏ, bia và rượu mạnh nhưng thành phần hóa học chính của rượu là ethanol. Bản thân chất này không gây ung thư nhưng chiếm khoảng 95%.
Ethanol đi vào cơ thể sẽ được xử lý ở gan. Một phần sản phẩm của quá trình dị hóa là acetaldehyde, một chất gây ung thư. Ví dụ, trong gan, acetaldehyde có thể khiến tế bào gan phát triển với tốc độ bất thường, từ đó gây ra những thay đổi về gen và cuối cùng gây ung thư.
Nguy cơ phát triển ung thư do uống rượu phụ thuộc vào lượng rượu tiêu thụ. Một số loại rượu chất lượng thấp được ủ từ ngũ cốc bị mốc, chứa một lượng lớn độc tố aflatoxin.
Chất độc này không thể loại bỏ được trong quá trình ủ rượu. Aflatoxin là chất gây ung thư mạnh, có thể gây ung thư gan và ung thư dạ dày.
Lưu ý khi uống rượu
Nếu nhất định phải uống rượu, bạn nên chú ý 3 điểm sau:
- Cố gắng uống rượu có nồng độ cồn thấp.
- Liều lượng phải được kiểm soát. Trong một số trường hợp, người khỏe mạnh có thể uống vừa phải một ít rượu lên men (rượu, bia, rượu gạo...), người già tốt nhất không nên uống rượu chưng cất (rượu trắng), thậm chí cả rượu thương hiệu nổi tiếng.
- Uống rượu khi bụng đói có hại nhất cho cơ thể, làm tăng tình trạng hạ đường huyết, huyết áp cao, thậm chí nguy cơ tử vong. Trước khi uống rượu nên ăn thực phẩm giàu protein, vitamin như đậu, trứng, sữa, rau tươi,...
Ngoài ra, bạn cần phải nhớ rằng "1 ngụm rượu" vẫn có hại cho cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng rượu lên các cơ quan trong thời gian ngắn.
Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì? Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực, phía sau xương ức hoặc vùng bụng trên, thường do sự trào ngược acid trong dạ dày lên thực quản, kèm theo vị đắng trong cổ họng hoặc miệng. Triệu chứng ợ nóng thường xảy ra khi ăn quá nhiều, ăn tối muộn, trong khi cúi hoặc nằm xuống. Nhiều nghiên cứu cho thấy...