Ăn cơm hộp, đột kích “đại công trường cát tặc” trên sông Hồng
Tôi gọi việc đấu tranh chống khai thác cát trái phép là cuộc chiến như đúng bản chất của nó bởi cuộc chiến này đã từng đổ máu, đã có CBCS CSGT phải hi sinh. Đến thời điểm hiện tại, cuộc chiến này càng cam go, quyết liệt hơn bởi lợi nhuận kếch xù do cát đem lại.
Khó khăn tăng gấp bội bởi không chỉ khai thác cát trái phép, mà một số doanh nghiệp có phép đã coi đây là “lá bùa” để khai thác sai vị trí, vượt quá trữ lượng qua mặt lực lượng chức năng. Không chỉ thế, các doanh nghiệp trên còn có nhiều quan hệ, sẵn sàng can thiệp khi bị “động”. Sát cánh cùng CBCS Cảnh sát giao thông trong “cuộc chiến” này, chúng tôi mới thấy rõ được hết gian nan…
Đêm 29, rạng sáng 30-3 Đại tá Trần Văn Sơn, Trưởng phòng phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm trên đường thủy nội địa (Phòng 12) điện thoại “chuẩn bị lên đường nhé”. Mặc dù chưa biết đi đâu, công việc cụ thể thế nào nhưng tôi vẫn nhanh chóng chuẩn bị hành trang để lên đường.
Thật ra, việc “báo động” của anh Sơn đã từ nhiều ngày trước bởi đơn vị anh đang tích cực đấu tranh với các đối tượng khai thác cát trái phép. Tuy nhiên, hành vi của các đối tượng cực kỳ tinh vi, không đơn thuần là khai thác cát trái phép như trước kia mà đa số đều có giấy phép khai thác nhưng các đối tượng khai thác sai phép, quá phép. Chính vì vậy, từ nhiều tháng trước, các tổ trinh sát của anh đã “bám” ở sông, từng nhiều lần ra quân nhưng chưa đạt kết quả như mong đợi…
Tàu khai thác cát trái phép của Công ty Quảng Tây bị tạm giữ.
3h sáng, gió sông Hồng hun hút thổi, mặt nước lênh láng điện từ “đại công trường” khai thác cát ở giữa sông thuộc thị trấn Tây Đằng, Ba Vì. Tôi thoáng rùng mình bởi những “con rắn” ngoằn ngoèo từ sóng của phương tiện phía trước tạo ra. Chiếc xuồng máy công suất 40CV của Phòng Cảnh sát đường thuỷ Hà Nội phành phạch nổ máy thực hiện nhiệm vụ tuần tra theo quy định.
Thời điểm trên, các tổ công tác của Phòng 12, Cục CSGT và các lực lượng chức năng đã triển khai xong quân, sẵn sàng làm nhiệm vụ. Từ vị trí tập kết quân, tổ công tác thấy rõ từng phương tiện ra vào mua cát. Đây là điểm khai thác cát của Công ty Cổ phần Quảng Tây (Công ty Quảng Tây).
Đây là một doanh nghiệp có tiếng ở Ba Vì do ông Nguyễn Thế Sang làm Giám đốc. Doanh nghiệp này có giấy phép khai thác cát của UBND TP Hà Nội do ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch ký vào năm 2015. Theo đó, Công ty Quảng Tây được phép khai thác cát san lấp tại khu vực bãi bồi tại bãi cát Vân Hồng, thị trấn Tây Đằng, Ba Vì bằng phương pháp lộ thiên với diện tích khai thác là 20ha với mức sâu 6,5m, trữ lượng 1,039 triệu m3 trong thời hạn 10 năm, trong đó có 1 năm xây dựng cơ bản mỏ và 1 năm phục hồi môi trường.
Theo quy định như trên, công ty này không được phép dùng phương tiện thuỷ (tàu cuốc) để hút cát nhưng đã đầu tư nhiều tàu cuốc có công suất lớn hoạt động suốt ngày đêm. Từ trước Tết Đinh Dậu, CBCS phòng 12 đã nắm tình hình, xác định vi phạm của Công ty này, lập án đấu tranh.
Tuy nhiên, thời điểm này, nhiều công ty được phép nạo vét luồng được phép hoạt động nên giá cát rẻ. Công ty Quảng Tây đã dừng khai thác một thời gian nên việc đấu tranh chưa thực hiện được. Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, việc cấp phép nạo vét luồng đã bị dừng lại nên giá cát tăng theo từng ngày. Chính vì vậy, Công ty Quảng Tây lại tiếp tục tổ chức khai thác cát bán lấy tiền.
Theo tính toán của lực lượng chức năng thì 1 tàu cuốc của Công ty Quảng Tây có thể khai thác 200m3 cát/h với 4 tàu, khai thác 24h, giá bán tại tàu là 60.000đ/m thì mỗi ngày Công ty Quảng Tây có thể thu về hàng tỷ đồng.
Cũng với công suất trên, thì chỉ trong 1 thời gian ngắn, Công ty Quảng Tây có thể khai thác hết trữ lượng hơn 1 triệu m như trong giấy phép. Điều đáng nói là, theo vị trí được cấp phép thì Công ty Quảng Tây không được khai thác ở khu vực trên. Đặc biệt, theo giấy phép thì phương pháp Công ty Quảng Tây được khai thác phải là phương pháp lộ thiên (dùng máy xúc) chứ không được dùng tàu cuốc để hút cát.
Cũng chính vì Công ty Quảng Tây có giấy phép, có nhiều mối quan hệ nên CBCS Phòng 12 xác định được rằng, đã “đánh” là phải thắng, phải làm rõ được việc lợi dụng giấy phép khai thác bãi bồi để rút ruột lòng sông. Theo đó, Cục CSGT đã thành lập chuyên án do CBCS Phòng 12 chủ công phá án. Sau nhiều ngày trinh sát, nắm tình hình, khi xác định điều kiện chín muồi, đêm 29, rạng sáng 30-3, lực lượng chức năng đã quyết định phá án.
Theo đó, Ban Chuyên án đã phối hợp với Trung đoàn E27, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động và Đội 1, Phòng PC 68 Công an TP Hà Nội triển khai lực lượng đấu tranh. Chiều 29-3, lực lượng chức năng chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án, đêm triển khai quân áp sát mặt sông. Các lực lượng chia làm 2 mũi công tác.
Video đang HOT
Mũi thứ nhất do Trung tá Võ Xuân Mạo, Phó trưởng phòng 12 làm tổ trưởng ém quân tại thị trấn Tây Đằng; mũi thứ 2 do Đại uý Nguyễn Du Phùng làm tổ trưởng, ém quân tại xã Tản Hồng; Trung đoàn Cảnh sát Cơ động do Thiếu tá Nguyễn Đại Đồng, Phó Trung đoàn trưởng chỉ huy triển khai lực lượng.
Để đảm bảo bí mật, toàn bộ lực lượng đều được ém ở các khu vực bí mật, dọc bờ sông. Suốt đêm 29-3, không ai rời vị trí. Để chuẩn bị cho việc xuất quân an toàn, Ban chuyên án đã thuê tàu của người dân, cập ở vị trí phù hợp. Đúng 4h sáng, theo lệnh của chỉ huy, đồng loạt các mũi trinh sát triển khai lực lượng, vượt sông, áp sát khu vực khai thác cát trái phép của Công ty Quảng Tây. Tại đây, lực lượng chức năng đã bắt quả tang 4 tàu cuốc đang khai thác trái phép cùng 7 tàu chở cát đang lấy cát từ tàu cuốc để vận chuyển đi.
Tại khu vực xã Tản Hồng – nơi có một số tàu của một số đối tượng thường lợi dụng đêm tối khai thác cát trái phép, khi phát hiện lực lượng Công an, lập tức các đối tượng trên cuốn vòi, tắt điện lái tàu bỏ chạy. Tổ công tác đã truy kích, bắt giữ được 2 tàu.
Ngay trong sáng 30-3, lực lượng chức năng đã mời Cục Địa chất, khoáng sản phối hợp xác định vị trí khai thác của Công ty Quảng Tây. Bước đầu, đã xác định chính xác Công ty này khai thác tại khu vực không được phép.
Cả ngày 30-3, lực lượng chức năng không ai rời vị trí bởi việc thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho công tác điều tra còn hết sức nặng nề. Quá trưa, anh em mới mỗi người 1 suất cơm hộp được mua trên bờ mang xuống tàu để tranh thủ làm tiếp.
Như vậy, các anh có thể tiếp tục phải ở trên sông…
Công an Thanh Hóa mở đợt cao điểm xử “cát tặc”
Chiều 30-3, Công an Thanh Hoá tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách nhằm phát hiện, xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép. Tỉnh còn 70 điểm mỏ trong quy hoạch nhưng chưa được cấp phép.
Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc thực hiện dự án nạo vét lòng sông, lòng hồ để khai thác cát trái phép; nhiều đơn vị được phép cấp mỏ đã lợi dụng việc không thả phao xác định mốc giới khu vực mỏ để khai thác ngoài vị trí hoặc khai thác vượt quá công suất được cấp phép, khai thác không tuân theo thiết kế gây sạt lở đê điều, đất canh tác, làm thay đổi dòng chảy…
Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay, lực lượng Công an đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 45 vụ, phạt tiền gần 800 triệu đồng.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình về thực trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh, Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu các đơn vị Công an trong tỉnh cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát trái phép.
Trong đó, tập trung làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát lại các dự án nạo vét lòng sông, chủ các điểm mỏ, xác định ranh giới các tuyến sông thuộc các dự án; kiểm tra việc cắm mốc giới, lắp đặt các biển chỉ báo địa giới dự án, các điểm mỏ, yêu cầu các nhà thầu, thi công, các dự án phải ký cam kết trong việc khai thác, nạo vét.
Tập trung trấn áp mạnh các băng, ổ nhóm tội phạm tham gia hoạt động khai thác cát; các loại đại ca, đầu gấu hoạt động theo kiểu “ xã hội đen” tham gia đấu thầu các mỏ, bến bãi, các điểm tập kết, khai thác, vận chuyển cát trái phép. Giao cho Công an các huyện rà soát những nơi có đủ điều kiện thì đề nghị cấp có thẩm quyền cấp phép, những trường hợp không đủ điều kiện mà cố tình vi phạm thì giải toả, thu hồi. (Thái Thanh)
Theo Phương Thuỷ
Công an nhân dân
Kinh nghiệm chống 'cát tặc' thành công ở Đắk Nông
Trước đây, "cát tặc" từng là vấn nạn nhức nhối, là nguyên nhân khiến hàng chục hécta đất sản xuất nông nghiệp của bà con bị sạt lở trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Cỏ cây đã lên xanh trên một điểm từng sạt lở trên bờ sông
Để giữ đất, nhiều "cuộc chiến" giữa người dân và "cát tặc" đã xảy ra khiến hai bên đều phải đổ máu. Thế nhưng nhờ có những biện pháp xử lý "thẳng tay" của địa phương, hiện vấn nạn "cát tặc" đã chấm dứt, bờ sông Krông Nô dần yên bình trở lại.
Người dân mất đất, mất mạng
Từ năm 2016 trở về trước, sông Krông Nô, đoạn qua xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông là điểm nóng về vấn nạn "cát tặc". Chỉ tính riêng trên địa bàn xã này, mỗi ngày có hàng chục tàu cát hoạt động, khai thác cát trái phép.
Hậu quả, dọc theo sông Krông Nô, có hơn 80 héc ta đất sản xuất nông nghiệp của bà con bị sạt lở. Bên cạnh đó, nhiều hộ đành phải cắn răng, bán rẻ đất cho cát tặc vì... có giữ cũng mất.
Trước vấn nạn "cát tặc" tung hoành ngang ngược, ngày nào cũng cắm vòi rồng, hút cát sát vào bờ khiến đất sản xuất bị "sông nuốt", người dân đã có nhiều đơn kiến nghị, đồng thời bày tỏ ý kiến trước các buổi tiếp xúc cử tri. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, mọi chuyện vẫn chẳng khá hơn chút nào.
Bức xúc vì mất đất, người dân đã dùng nhiều cách ngăn chặn "cát tặc". Theo ông Bùi Đức Hàn, Trưởng thôn 3, xã Buôn Choah, vì tàu khai thác cát hoành hành, đất sạt lở liên tục nên gia đình ông phải 4 lần di dời nhà cửa. Nhà ông cũng mất gần 2 hécta đất sản xuất.
Ngoài ra, trong thôn có khoảng 11 hécta đất của bà con bị sạt lở. Nhiều hộ dân bức xúc, bỏ thời gian ra bờ sông canh chừng, xua đuổi tàu cát. Thế nhưng, khi thấy bóng người dân, các tàu cát lùi ra xa bờ, khi người dân đi, họ lại chĩa vòi vào sát bờ để hút.
Xua đuổi không có hiệu quả, bà con áp dụng biện pháp mạnh hơn như ném gạch đá xuống sông để cảnh cáo. Liên tiếp những cuộc xô xát xảy ra giữa người dân và những người khai thác cát khiến hai bên phải đổ máu. Vào khoảng giữa năm 2011, tại thôn 3 có anh Ngọc Văn Thức (SN 1986) bị "cát tặc" tấn công, đánh trọng thương, phải nhập viện điều trị gần một tuần.
Ông Hàn kể lại: "Hôm đó, bà con trong thôn mang theo gậy gộc, đá từ trên bờ ném xuống. Phía dưới thuyền, những người khai thác cát mang theo khiên chắn bằng gỗ, thủ sẵn gạch đá để ném lại. Sau đó, phía trên bờ bà con đuối thế, phải rút lui còn "cát tặc" tràn lên, đuổi đánh. Vào thời điểm đó, anh Thức ở trong làng đi ra, nghĩ mình không tham gia ẩu đả nên không chạy. Ai ngờ, anh bị trận đòn nhừ tử, phải nhập viện".
Sau khi anh Thức bị đánh không lâu, chị Nông Thị Kính lúc đó mới hơn 20 tuổi ra giặt áo quần trên bờ sông Krông Nô. Không may đất sạt, người phụ nữ này chìm xuống sông mất tích. Dù tìm kiếm nhiều ngày liền nhưng đến nay vẫn không thấy thi thể nạn nhân đâu. "Chị Kính nhà ở gần sông, cuộc sống cơ cực nên chưa đào được giếng, mới ra sông giặt đồ", ông Hàn nhớ lại.
Còn theo ông Lương Thế Việt, Trưởng thôn 6, ngày trước, "cát tặc" cứ chĩa những vòi rồng to bằng bắp đùi người lớn vào bờ sông để hút cát. Nhà ông ở gần sông, mỗi ngày thấy hơn 60 tàu cát chạy qua lại. Về đêm, số lượng tàu cát hoạt động rầm rộ hơn. Nhiều đêm cả nhà ông mất ngủ vì tiếng động cơ nổ lạch bạch qua lại liên tục.
Mất đất sản xuất, bà con thôn 6 hùa nhau ra đuổi cát tặc. Thế nhưng đuổi chỗ này thì họ lại ra chỗ kia. Khi báo chính quyền xã, cán bộ xuống đến nơi là tàu cát cũng kịp rút sang bờ bên kia (thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk) nên không thể giải quyết. Quá bức xúc, một số người đã đập chai thủy tinh đổ xuống ven sông, làm người hút cát bị mảnh thủy tinh vướng vào tay chảy máu.
"Cát tặc" sau đó bị cho là tìm cách "trả đũa". Hộ anh Phạm Văn Thực bị phá hoại 3 sào bắp trong một đêm. Dù không tìm được thủ phạm nhưng người dân cho rằng những người khai thác cát "trả thù" việc bị đổ mảnh thủy tinh xuống sông. Tính sơ sơ, lần đó anh Thực mất trắng 10 triệu đồng.
Phạt nghiêm, tịch thu phương tiện
Chuyện "cát tặc" tung hoành và những "cuộc chiến" trên địa phận sông Krông Nô đoạn qua xã Buôn Choah nói riêng và huyện Krông Nô nói chung nay đã không còn. Dòng sông đã yên bình, ngay cả những điểm sạt lở nặng ngày xưa, cỏ cây đã mọc xanh tốt.
Từ năm 2016 đến nay tàu cát đã hoạt động ít hơn, chủ yếu hút giữa lòng sông, không lấn vào bờ như trước. Bên cạnh đó, cán bộ xã, huyện cũng thường xuyên có mặt, kiểm tra.
Ông Huỳnh Long Quốc, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết, trước đây, vấn nạn khai thác cát trái phép từng trở thành một vấn đề nhức nhối tại địa phương. Thế nhưng từ tháng 3/2016 đến nay, vấn nạn này đã được đẩy lùi hoàn toàn. Theo ông Quốc, để chống lại nạn khai thác cát lậu, phải "thẳng tay bắt, thẳng tay phạt". Chỉ những biện pháp mạnh mẽ như tịch thu phương tiện, xử phạt nghiêm thì mới mang lại hiệu quả.
Ngoài việc bắt - phạt những tàu thuyền khai thác cát trái phép, thời gian gần đây, huyện cũng quản lý chặt chẽ những công ty, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai thác cát trên địa bàn. Ông Quốc cho hay:
"Mỗi doanh nghiệp phải tự quản lý, bảo vệ khúc sông được cấp phép khai thác. Ngay khi phát hiện có tàu thuyền khác xâm phạm, khai thác trên địa điểm mình được giao, phải lập tức báo cho lực lượng chức năng để kịp thời xử lý.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm với bà con về những trường hợp sạt lở đất nông nghiệp trên địa phận mình khai thác. Khi xảy ra sạt lở, phía doanh nghiệp khai thác cát sẽ cùng kết hợp với thủy điện, mời cán bộ trung tâm quan trắc môi trường về khảo sát, đánh giá tìm nguyên nhân.
Nếu nguyên nhân sạt lở do thủy điện xả nước, phía thủy điện phải có trách nhiệm, ngược lại nếu sạt lở là do khai thác cát, các công ty, doanh nghiệp khai thác phải chịu trách nhiệm".
Ông Quốc cho biết thêm, trên địa phận huyện có khoảng 50km đường sông. Hiện có 6 công ty, doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát với khối lượng và thời gian khác nhau. Có doanh nghiệp lớn được hợp đồng khai thác 30 năm với khối lượng 40.000m3/năm, doanh nghiệp nhỏ được hợp đồng 20 năm và khai thác khối lượng cát 20.000m3/năm.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về các tình hình khai thác cát, sỏi trái phép đang gây bức xúc dư luận xã hội hiện nay.
Báo cáo của Văn phòng Chính phủ cho biết: Thời gian qua, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước với diễn biến phức tạp, hoạt động công khai gây bức xúc trong dư luận.
Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng về nguyên nhân khó xử lý hình sự các trường hợp khai thác cát trái phép, nhiều đại biểu cho là việc xác định "gây hậu quả nghiêm trọng rất khó", vì khai thác cát trái phép thường vào ban đêm, qua nhiều tỉnh, nhiều đối tượng mua bán ngay sau khi khai thác, nên chủ yếu xử phạt hành chính. Đến nay, trên cả nước mới duy nhất Hà Nội truy tố hình sự được một vụ vi phạm.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng, tình hình khai thác cát trái phép và có phép nhưng vi phạm đang gây hệ lụy nghiêm trọng. Nhu cầu xây dựng là cần thiết, luồng lạch vẫn cần nạo vét, nhưng thực tế không quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên này sẽ sớm cạn kiệt.
"Phải quyết tâm lập tại trật tự, phải quản lý thế nào để các doanh nghiệp không lợi dụng, vi phạm. Đánh giá lại toàn bộ các đơn vị được cấp phép hiện nay một cách toàn diện, có kế hoạch thanh tra, kiểm tra một cách kỹ lưỡng tất cả các vấn đề có liên quan", tướng Vương kiến nghị.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng cần sớm mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm khai thác cát trái phép từ ngày 15/3 đến 1/6 nhằm lập lại trật tự hoạt động khai thác cát trong cả nước. Đồng thời, thực hiện rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật cho chặt chẽ để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
Theo Pháp Luật
Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa khi quyết dừng dự án khai thác cát Trao đổi với PV Dân Việt trưa nay (15.3), ông Nguyễn Tử Quỳnh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh xác nhận có việc cán bộ tỉnh và chính ông bị đe dọa sau khi tỉnh đề nghị dừng dự án nạo vét đường thủy kết hợp khai thác cát. Ông Nguyễn Tử Quỳnh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: bacninh.gov.vn...