Ăn chống gãy xương
Một số thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống giúp bổ sung chất xương cho cơ thể, theo Times News Network.
Quả óc chó – Ảnh: Shutterstock
Bạn nên ăn các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân… Quả óc chó chứa a xít linoleic alpha và a xít béo omega 3 ngừa nguy cơ dễ gãy xương. Ăn một quả chuối mỗi ngày cung cấp kali và can xi giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích chuyển hóa protein trong cơ thể và ngăn chặn nguy cơ mất can xi.
Thời gian tốt nhất để ăn chuối là sau khi tập thể dục vì hàm lượng carbohydate trong chuối giúp tái tạo năng lượng. Dùng thêm các loại rau lá xanh như cải bó xôi và bông cải xanh rất tốt cho xương.
Video đang HOT
Các loại rau này không chỉ bổ sung can xi mà còn cung cấp protein giúp xương dẻo dai linh hoạt. Không thể thiếu một ly sữa mỗi ngày vì sữa giàu can xi và vitamin D, hai chất giúp duy trì xương chắc khỏe. Những ai không thích uống sữa, có thể thay thế bằng cách ăn sữa chua và phô mai mỗi ngày.
Theo VNE
Dấu hiệu cảnh báo loãng xương
Loãng xương là một trong những vấn đề phổ biến của lão hóa và thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên không ít người trẻ hiện đang đối mặt với căn bệnh này.
Sữa chứa can xi và vitamin D giúp xương chắc khỏe - Ảnh: Shutterstock
Xương yếu dễ dẫn đến gãy xương cùng nhiều hệ lụy đáng sợ khác. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ loãng xương cần cảnh giác.
Từng bị gãy xương. Trong 2 năm qua nếu bạn từng bị gãy xương hoặc bỗng nhiên bị nứt xương đầu gối hay vỡ mắt cá chân chỉ vì bước chệch hướng hoặc đi giày cao gót...
Khung xương nhỏ. Theo trang Caring.com, khả năng mắc các bệnh về xương ở những người có khung xương nhỏ thường cao hơn những người có khung xương lớn. Theo các nhà khoa học, xương hình thành và phát triển tới năm 25 tuổi rồi dừng lại, đến những năm từ 30 - 40 tuổi xương bắt đầu lão hóa. Tỷ lệ loãng xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể chất, chế độ ăn uống, di truyền, thói quen vận động...
Thuốc trị bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, dùng các loại thuốc chứa hàm lượng prednisone hoặc corticosteroid trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể, khiến lượng can xi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác trong xương giảm mạnh. Những người mắc bệnh tự miễn như Crohn, lupus, viêm khớp dạng thấp, trầm cảm có nguy cơ bị loãng xương cao hơn những người khác.
Hút thuốc. Thuốc lá có mối tương quan cao tới bệnh loãng xương. Nhiều chuyên gia sức khỏe đã nhận định cách tàn phá xương nhanh nhất chính là hút thuốc lá.
Uống hơn 2 ly rượu mỗi ngày. Rượu được chứng minh "góp phần" tàn phá hệ thống xương, nó khiến lượng can xi, ma giê và các khoáng chất khác từ xương bị tan vỡ. Càng uống nhiều rượu, xương càng suy yếu.
Không uống sữa. Sữa là một trong những loại thức uống rất tốt cho xương bởi nó không chỉ giàu can xi mà còn chứa cả vitamin D - thành phần quan trọng duy trì sự chắc khỏe của xương. Robert Recker, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu loãng xương ở Nebraska (Mỹ), cho biết hầu hết những người trưởng thành đều thiếu vitamin D và đó chính là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống xương suy yếu.
Rối loạn ăn uống. Chứng biếng ăn là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ loãng xương. Bởi khi lười ăn, trọng lượng cơ thể sụt giảm khiến nồng độ nội tiết tố hạ thấp. Chuyên gia nội tiết Elizabeth Shane ở Đại học Columbia (Mỹ) tin rằng bất cứ điều gì làm giảm nồng độ estrogen đều gây trở ngại cho hệ thống xương.
Kinh nguyệt không đều. Nồng độ estrogen thấp chịu trách nhiệm tới việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt; và estrogen thấp cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến loãng xương.
Tiền sử gia đình. Đây chính là một trong những nguy cơ rõ rệt nhất. Nếu trong gia đình bạn đã có người loãng xương hoặc từng bị gãy xương thì bạn rất có khả năng đối mặt với căn bệnh này.
Theo TNO
Gãy xương ở người cao tuổi Người cao tuổi đối mặt với nhiều nguy cơ, trong có đó gãy xương, bệnh gây nhiều phiền toái và gánh nặng điều trị cho bệnh nhân. Thể dục giúp người cao tuổi giảm nguy cơ gãy xương - Ảnh: Shutterstock Rất dễ bị gãy xương Theo bác sĩ Ngô Thành Ý, Hội Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, người già thường bị loãng...