Ăn chè đậu đỏ vào lễ Thất tịch vẫn không “thoát ế”, lý do là đây
Không ít bạn trẻ Việt Nam tin vào trào lưu, ngày lễ Thất tịch mà ăn một bát chè đậu đỏ sẽ sớm thoát khỏi FA. Vậy, thực hư chuyện này ra sao?
Những năm gần đây, người trẻ Việt thường kháo nhau về “tập tục” ăn chè đậu đỏ trong ngày lễ Thất tịch để sớm có người yêu. Một số bạn tin rằng đây là một tập tục lâu đời của Trung Quốc. Tuy nhiên, các bạn đã hiểu những gì về ngày lễ Thất tịch này rồi nhỉ? Chúng ta cùng tham khảo thêm nhé!
Ngày lễ Thất tịch diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm và đúng là nó bắt nguồn từ Trung Quốc. Thất tịch còn được coi là ngày ngày Valentine Đông Á, theo truyền thuyết, vào ngày này Ngưu Lang- Chức Nữ sẽ gặp được nhau bên cây cầu Ô Thước.
Ở một số nước cũng có ngày lễ Thất tịch như Hàn Quốc (gọi là lễ Chilseok), Nhật Bản ( Tanabata) nhưng lại vào ngày 7/7 dương lịch.
Đậu tương tư không phải là hạt đậu đỏ như ở Việt Nam mà ta vẫn lầm tưởng
Nhiều lời đồn đại cho rằng, vào ngày lễ Thất tịch, ăn một bát chè đậu đỏ sẽ thoát ế. Trên thực tế, ăn chè đậu đỏ vào ngày này không phải là tập tục lâu đời bắt nguồn từ Trung Quốc. Loại “đậu đỏ” được xem là biểu trưng cho Thất tịch tại Trung Quốc vốn tên là đậu tương tư. Kích thước của đậu tương nhỏ, chỉ cỡ đầu ngón tay út, dáng thon như hình trái tim, vỏ bóng. Do hạt đậu có màu đỏ đặc trưng khó phai, ít bị hư hại lại rắn chắc nên được xem như biểu tượng cho tình yêu chân thành, thuần khiết.
Có thể do sai sót trong việc truyền bá thông tin về ngày lễ Thất tịch nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ ngộ nhận, đậu tương là đậu đỏ ở Việt Nam.
Video đang HOT
Ở xứ Trung, đậu tương thường được kết thành vòng tay, dây đeo hoặc bỏ vào lọ thủy tinh, túi vải nhỏ rồi trang trí cho thật đẹp để làm vật kỉ niệm hay quà tặng đối phương. Một số nơi, người ta còn để đậu tương tư dưới gối sau khi kết hôn, nguyện cầu cho tình nghĩa vợ chồng bền lâu.
Nói như thế để thấy rằng, đậu tương tư chỉ là vật để trang trí, tặng nhau vào dịp lễ Thất tịch chứ chưa ai nói có món “chè thoát ế”. Hơn nữa, đã là đậu mang nỗi tương tư thì chẳng ai nỡ đem nó đi nấu, phải không nào?!
Bạn cũng đừng vội thất vọng khi lỡ đặt một bát chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch hôm nay nhé, món ăn này rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu lại bổ máu đấy!
Bài viết tham khảo từ nguồn Weibo Việt Nam
Những điều nên làm và không nên làm trong ngày lễ Thất Tịch
Lễ Thất tịch (ngày Thất tịch) 2020 sẽ diễn ra vào thứ Ba ngày 25 tháng 8 dương lịch (tức 7/7 âm lịch). Lưu ý những điều nên và không nên làm trong ngày này nhé !
I. Không nên làm gì trong ngày lễ Thất Tịch ?
1. Không nên tổ chức đám cưới:
Điều kiêng kỵ này xuất phát từ truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ ( cũng tức 7/7 âm lịch hằng năm) là ngày họ có thể gặp lại nhau, là ngày được vui mừng đoàn tụ nhưng họ chỉ có thể ở bên nhau vào một ngày ngắn ngủi, sau đó lại phải chia xa trong thời gian một năm dài đằng đẵng. Nhiều người cho rằng đây là ngày không may mắn cho những ai có dự định tổ chức đám cưới.
2. Không nên xây nhà dựng cửa:
Quan niệm không nên xây nhà vào ngày Thất Tịch được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một phần là do điều kiện thời tiết vào ngày 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm. Ở Việt Nam cứ vào ngày này, trời thường sẽ đổ mưa ngâu, gây nhiều trở ngại và gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng.
Người ta còn kỵ làm nhà trong tháng 7 âm lịch vì cho rằng đây là "tháng cô hồn", là thời điểm ma quỷ được tự do lên trần gian để quấy phá. Do đó, họ hình thành quan niệm rằng nếu làm nhà vào khoảng thời gian này thì việc thi công căn nhà sẽ không thuận lợi, dễ phát sinh sự cố hay những sai sót không mong muốn.
3. Tránh làm những điều ác/ điều không tốt, nói lời không hay:
Làm thật nhiều việc thiện, tránh việc ác là điều mà ai cũng nên làm, không chỉ riêng vào ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, vào ngày này, việc tránh điều ác là đặc biệt cần thiết để cầu bình an cho bản thân và tạo ấn tượng tốt đẹp với người mình thương yêu. Dân gian cũng cho rằng tránh xa những điều ác trong ngày này sẽ giúp bạn may mắn hơn trên con đường tình duyên của mình.
II. Nên làm gì trong ngày lễ Thất Tịch ?
1. Đi chùa cầu duyên:
Đi chùa vẫn là cách mà nhiều người vẫn làm để cầu bình an và hạnh phúc cho mình. Vào ngày Thất Tịch, bên cạnh việc trao cho nhau những lời yêu thương và thề hẹn thì các các đôi cũng nên đến chùa để cầu cho chuyện tình cảm của hai người được suôn sẻ.
Đối với những người còn "lẻ bóng", muốn thoát ế thì việc đi cầu duyên sẽ mang ý nghĩa là cầu cho đường tình duyên thuận lợi, sớm gặp được "nửa kia" của mình.
2. Ăn chè đậu đỏ để đường tình duyên thuận lợi:
Ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch đã trở thành một trong những cách "thoát ế" được truyền miệng trong dân gian. Người ta cho rằng, việc ăn chè đậu đỏ trong ngày này sẽ giúp cho chuyện tình cảm của các cặp đôi yêu nhau được suôn sẻ, còn đối với những người chưa yêu thì sẽ tìm được ý trung nhân cho mình.
Tuy không phải ai cũng biết đến nhưng lễ Thất Tịch quả thật là một ngày lễ kỷ niệm có ý nghĩa rất thiêng liêng, ca ngợi tình yêu đôi lứa chung thủy, không vụ lợi. Ngày lễ này cũng là dịp để các cặp đôi yêu nhau thể hiện tình cảm của mình cho đối phương, cùng nhau đi chùa, làm thiện tránh ác, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Top 3 con giáp vận mệnh bất ngờ thay đổi, tình duyên đỏ rực, chắc chắn 'cưa' đổ crush vào ngày Thất Tịch Tử vi dự đoán những con giáp này sẽ vô cùng viên mãn về tình duyên vào ngày lễ Thất Tịch năm nay. Tuổi Mão Người tuổi Mão do đã từng trải qua nhiều sóng gió và khó khăn trong cuộc sống nên họ có sức chịu đựng khá tốt. Tính cách này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chuyện tình cảm của...