Ăn chay, làm việc thiện trong mùa Vu Lan báo hiếu
Ngoài việc lên chùa lễ Phật và ăn chay, nhiều hoạt động thiện nguyện khác được tổ chức trong dịp rằm tháng 7 như: hiến máu nhân đạo, tặng quà giúp đỡ người nghèo, bông hồng xuống phố…
Lễ Vu Lan diễn ra vào tháng 7 âm lịch là dịp để mỗi người bày tỏ lòng biết ơn với bậc sinh thành, nhắc nhở con cháu về chữ Hiếu và cũng là mùa ăn chay lớn nhất trong năm. Từ chùa chiền, quán xá đến tư gia, ở đâu cũng có các bữa cơm chay thanh tịnh.
Chị Hồng Ngọc, chủ quán chay Tuệ Không Quán ở quận Bình Thạnh cho biết: “Trong tháng 7 âm lịch, có người nguyện ăn chay cả tháng nhưng cũng có người chỉ ăn chay nửa đầu tháng. Cho nên từ đầu tháng đến nay, khách đến quán tấp nập, tôi phải nhờ thêm người đến phụ việc. Từ giữa tháng trở đi lượng khách sẽ giảm nhẹ, chỉ còn tăng khoảng 40% so với ngày thường nên tôi cũng đỡ cực hơn”.
Không chỉ lượng khách đến ăn tại các quán chay đông hơn mà nhiều người còn mua về để làm cỗ chay, cúng chay tại nhà. Chỉ từ 70.000 đ – 200.000 đ, các bà nội trợ ít thời gian nấu nướng đã có một mâm cúng chay từ 3-5 món. Các nhà hàng cũng nhân dịp Vu Lan tổ chức nhiều buổi buffet chay với nhiều mức giá: buffet chay 25 món giá 95.000 đ, 65 món giá 170.000 đ; những nhà hàng sang trọng hơn thì giá buffet cũng cao hơn: 60 món 250.000 đ…
Khách tấp nập tại quán chay trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1)
Các món chay được chế biến hấp dẫn, phong phú không thua món mặn
Vu Lan cũng là “mùa làm ăn” của các nhà hàng chuyên tổ chức tiệc buffet
Ngoài việc lên chùa lễ Phật và ăn chay, nhiều hoạt động ý nghĩa khác trong mùa báo hiếu – xá tội vong nhân cũng được tổ chức trong dịp này. Tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) những ngày qua đã diễn nhiều chương trình dành cho Phật tử như: chương trình văn nghệ Hoa hồng tặng mẹ, Bông hồng cài áo, Bông hồng xuống phố, hiến máu nhân đạo, lễ hoa đăng …
Video đang HOT
Tăng ni và Phật tử tham gia chương trình hiến máu nhân đạo trong chương trình “Một giọt máu cho đi – một mạng người được cứu” trong chuỗi hoạt động mừng đại lễ Vu Lan 2014 tại chùa Diệu Pháp quận Bình Thạnh.
Chương trình Hoa hồng xuống phố của nhóm Nguyện ước hồng dành tặng những bông hoa hồng cài áo cho người đi đường, những người đang làm việc chưa có điều kiện đi lễ chùa
Chùa Diệu Pháp tặng quà cho các gia đình khó khăn tại phường 13, quận Bình Thạnh.
Hồng Nhung
Theo Dantri
Câu chuyện của những bông hồng trong lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ luôn gắn liền với câu chuyện của những bông hồng sắc đỏ, sắc trắng cài trên ngực áo. Đây cũng là dịp để môi ngươi con tư nhắc nhở, khơi dậy tinh thần cao quý của đức tri ân, lòng hiếu nghĩa đối với đấng sinh thành.
Hôm nay 10/8, đung ngay Rằm tháng 7 âm lịch - ngay Vu Lan bao hiêu, cac ngôi chùa tại TPHCM tấp nập khách hành hương. Dòng người đồng lòng hướng về đấng sinh thành, cùng nhau cầu nguyện, ăn chay, phát chẩn, phóng sinh... câu phước an lanh.
Rằm tháng 7 năm nay rơi vào ngày cuối tuần nên lượng người đổ về các chùa tăng hơn nhiều so với các năm trước. Ngay từ sáng sớm, chùa Phổ Quang (phường 2, quận Tân Bình) đã đón hàng ngàn người về dâng hương, cầu khẩn. Nhiều em nhỏ được bố mẹ dẫn đi cùng, trên ngực các em đỏ tươi sắc của bông hoa hồng màu đỏ - biểu tượng của những người con còn cả cha và mẹ.
Người dân đến cầu an tại chùa Phổ Quang sáng 10/8
Lễ Vu Lan cũng chính là những ngày để nhìn lại trong một năm qua mỗi người chúng ta đã báo đáp những gì cho cha mẹ.
Chị Nguyễn Thị Thuý Hồng (ngụ phường 13, quận Tân Bình) tâm sự: "Đây là lần đầu tiên tôi cài lên ngực mình bông hồng sắc đỏ, lòng thực sự đã rưng rưng muốn khóc khi nghe vị hòa thượng chủ trì buổi lễ cùng cùng hàng ngàn người vang lên những lời kinh cầu sâu nặng, đầy cảm động về nghĩa mẹ tình cha. Là người may mắn khi còn cả cha mẹ nên tôi sẽ luôn cầu chúc đấng sinh thành mạnh khoẻ và sẽ luôn trân trọng điều quý giá nhất cuộc đời này".
Thành tâm cầu khấn
Không may mắn như chị Hồng, anh Vũ Quang Đức (ngụ quận Bình Thạnh) vừa mất đi người mẹ kính yêu trong một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng, bùi ngùi: "Khi mất mẹ, tôi mới hiểu cuộc sống này không có mẹ nó tẻ nhạt và vô nghĩa đến nhường nào. Mải lo sự nghiệp, lo kiếm tiền nên nhiều lúc tôi vô tình không quan tâm đến mẹ. Mong những ai còn cha mẹ hãy trân trọng và gìn giữ mối quan hệ thiêng liêng này, hãy cư xử cho đúng đạo làm con, cầu cho cha mẹ được bình an, để một khi không còn các đấng sinh thành bên cạnh, lòng mình sẽ không thấy hổ thẹn, ray rứt..." - Sau lời chia sẻ, anh Đức lặng lẽ cài bông hồng sắc trắng lên ngực áo, thành kính bước vào chánh điện chùa Phổ Quang.
Cũng với bông hồng trắng trên ngực, bà Lê Thị Tứ (51 tuổi, ngụ quận Tân Bình) đã mất cả hai đấng sinh thành. Bà Tứ kể: "Năm lên 9 tuổi tôi mồ côi cha. Một tay mẹ nuôi tôi lớn, cuộc sống tần tảo, vất vả nên mẹ tôi cũng rời khỏi cõi đời khi tôi mới 17 tuổi. Bao năm qua tôi sống côi cút, mỗi mùa Vu Lan đến, tôi đều lên chùa, cài lên ngực mình một bông hồng trắng và tụng kinh cầu nguyện cho cha mẹ siêu thoát. Tôi luôn tự hào về cha mẹ, những người đã sống trọn đời cho tôi".
Trong mùa lễ Vu Lan năm nay, ghi nhận tại nhiều chùa khác như chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn)...cũng đón hàng vạn người dân thập phương đến cầu an, cầu phúc...
Một số hình ảnh ghi lại tại chùa Phổ Quang sáng 10/8:
Trung Kiên - Trung Dũng
Theo Dantri
Vu Lan - Ngày lễ của lòng tri ân, báo hiếu Hôm nay (10/8) là rằm tháng 7 âm lịch, nhiều người dân sẽ đến chùa tham dự Lễ Vu Lan báo hiếu, thể hiện tấm lòng hiếu kính với bậc sinh thành và nhiều gia đình sẽ cúng chúng sinh, xá tội vong nhân. Nhiều năm nay, cứ đến ngày này, nhiều người lại lên chùa dự các khóa lễ cầu an, sắp...