Ăn chay cũng có thể mang bệnh?
Bên cạnh mặt tích cực thì ăn chay cũng có thể gây ra một số bệnh vì các thực phẩm chay không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Hỏi
Tôi muốn chuyển sang chế độ ăn chay trường, nhưng lại được khuyên là không nên. Điều đó có đúng không, thưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ chỉ giúp tôi loại thực phẩm nào giàu protein cho người ăn chay?
Đáp:
Video đang HOT
Bên cạnh mặt tích cực thì ăn chay cũng có hạn chế vì nó có thể mang lại một số bệnh, đặc biệt với người ăn chay trường:
- Vô sinh: Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đậu tương (món ăn chính của người ăn kiêng bởi vì nó cung cấp protein) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu ở trường ĐH King London cho biết hợp chất genistein trong đỗ tương sẽ ngăn cản không cho tinh trùng bơi đến trứng.
Genistein hiện diện trong tất cả các sản phẩm có chứa đậu tương. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị phụ nữ nên hạn chế ăn đỗ tương trong giai đoạn muốn thụ thai khoảng 1 tháng.
- Trầm cảm: Một trong những loại vitamin mà người ăn chay thường thiếu nhất là vitamin B12. Chỉ tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa hoặc các loại ngũ cốc chưa qua chế biến, vitamin B12 được biết đến là một chất thiết yếu cho sự phát triển của các tế bào và sự vận hành của hệ thần kinh Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các rối loạn thần kinh, bao gồm sự thất thường của cảm xúc và trầm cảm.
- Teo cơ: Theo Louise Sutton (chuyên gia dinh dưỡng của ĐH Leeds): Bất kỳ ai chuyển từ chế độ ăn thịt sang ăn chay đều có nguy cơ bị teo cơ”.
Teo cơ hay nhão cơ là một trong những tác dụng phụ thường gặp ở chế độ ăn giảm protein, chất cơ bản để xây dựng và duy trì các múi cơ khỏe mạnh.
Nguồn thực phẩm giàu protein cho người ăn chay gồm đậu đỗ, gạo, súp lơ xanh, lạc, đỗ tương, đậu phụ
Theo dân trí
Vì sao cần ăn chất xơ?
Có người nói rằng: "Chất xơ không phải là thực phẩm nhưng cũng là thực phẩm" - câu nói đó được hiểu như sau: chất xơ không phải là thực phẩm vì bộ máy tiêu hoá của con người không tiêu được chất xơ, chỉ ăn vào rồi lại cho ra. Nó là thực phẩm vì nó lẫn trong các loại thực phẩm và khi ăn chất xơ, nó giúp cơ thể tránh được bệnh táo bón, làm hạ nồng độ cholesterol trong máu và phòng tránh được bệnh ung thư. Chất xơ có trong thành phần các hạt ngũ cốc như gạo, ngô, các loại đậu, rau, trái cây... rất có ích cho sức khoẻ con người. Có 2 loại chất xơ là loại tan trong nước và loại không tan trong nước.
Các loại bánh có nhiều chất xơ, có tác dụng hạ nồng độ cholesterol trong máu làm bằng các nguyên liệu là lúa mạch lẫn cả cám, đậu khô và rau họ đậu, cám yến mạch... Những loại bánh có chứa loại chất xơ không tan, có tác dụng chống bệnh táo bón và ung thư, làm bằng các nguyên liệu là bột ngô (bắp), các loại đậu, cám lúa mì... Nhiều loại trái cây, rau, đậu và các loại hạt có chứa cả các chất xơ tan và không tan trong nước.
Vì những lợi ích mà chất xơ mang lại nên Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) khuyên mỗi người nên ăn từ 25-30g chất xơ mỗi ngày. Thay đổi thức ăn là cách làm cho bữa ăn ngon miệng và đủ chất bổ cho cơ thể, đồng thời cung cấp cho cơ thể cả hai loại chất xơ rất có lợi cho sức khỏe. Cho nên các bà nội trợ nhớ mua sắm nhiều loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và chất xơ cần cho sức khỏe người thân.
Theo Sức khỏe đời sống
Thực phẩm bổ sung có đậu tương có tốt như chúng ta vẫn nghĩ? Phụ nữ dùng viên có bổ sung isoflavone từ đậu tương trong 2 năm thậm chí có nhiều cơn nóng bừng mặt hơn. Các thực phẩm bổ sung có chứa đậu tương, mà đôi khi được quảng bá là chất thay thế lành mạnh cho nội tiết tố estrogen để duy trì xương và làm giảm các triệu chứng của mãn kinh, không...