Ăn cháo lòng bạn nhất định phải biết những kiêng kỵ này
Rất nhiều người thích ăn cháo lòng vì vị ngon đặc biệt, đưa miệng, ăn một lần không thể quên. Tuy nhiên, món ăn này có những kiêng kỵ đặc biệt mà mọi người cần biết để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thực tế cho thấy, cháo lòng chứa nhiều nội tạng động vật như gan, tim, dạ dày, lòng lợn… nên rất giàu protein và vitamin cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên ăn cháo lòng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt, phòng bệnh thiếu máu, còi xương…
Mặc dù vậy, cháo lòng cũng là món ăn chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao nên nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, nhất là với những người cao tuổi, người béo phì hoặc người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.
Dưới đây là những lưu ý khi ăn cháo lòng bạn cần biết lưu ý để bảo vệ sức khỏe chính mình:
Phụ nữ mang thai không nên ăn cháo lòng
Cháo lòng rất bổ dưỡng nhưng nó không hề phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Như chúng ta đã biết, các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Chẳng hạn như lòng lợn rất bẩn.
Trong trường hợp nội tạng động vật không được chế biến đúng cách thì có nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin – chất có khả năng gây ung thư gan. Bên cạnh đó, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis thì lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.
Không ăn cháo lòng khi người bị cảm, mệt mỏi
Cháo lòng chứa nhiều cholesterol nên quá trình tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn hơn và bạn dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Nguyên nhân là do khi cơ thể suy yếu, chức năng của hệ tiêu hóa cũng suy giảm. Chính vì vậy, cháo lòng không phải là món ăn thích hợp trong giai đoạn này.
Khi bị cảm hoặc mệt mỏi, bạn không nên ăn cháo lòng vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, bạn không nên ăn cháo lòng vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh. Lúc bị cảm, bạn nên ăn cháo nóng có hành hoa, tía tô, kinh giới và trứng thì sẽ giúp giải cảm và có cơ thể khỏe mạnh.
Không ăn cháo lòng khi có đường tiêu hóa kém
Nội tạng động vật có thể chứa lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh về đường ruột như tiêu chảy, tả, lỵ…
Với những người vốn có hệ tiêu hóa kém, nếu ăn phải cháo lòng nấu không chín kỹ hoặc thực phẩm không được chế biến an toàn thì có thể mắc phải một số bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ký sinh trùng.
Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch nên hạn chế ăn cháo lòng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng protein và cholesterol trong nội tạng động vật rất cao. Những người cao tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch cần kiêng ăn cháo lòng vì nó có thể khiến huyết áp tăng cao, tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, thậm chí gây biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao. Ảnh minh họa.
Hàm lượng protein và cholesterol cao trong cháo lòng không phù hợp với người mắc bệnh tim mạch.
Theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, (Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, nội tạng động vật hay nội tạng gia cầm đều có hàm lượng cholestorol xấu rất cao. Như trong óc của động vật lượng cholesterol xấu có thể cao hơn tới hàng chục lần so với hàm lượng cholesterol mà cơ thể con người cần.
Trong khi đó, hàm lượng cholesterol cao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt với người lớn tuổi. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế sử dụng nội tạng động vật, đặc biệt với những người lớn tuổi, phụ nữ và nam giới từ 30 tuổi trở lên đều không nên ăn nội tạng động vật nhiều.
Việc ăn phủ tạng động vật có thể tốt với người này nhưng cũng có thể không tốt với người khác. Việc các món ăn phủ tạng của động vật có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam rất phổ biến. Vì vậy, người tiêu dùng nên biết sức khỏe của mình như thế nào, chất lượng các sản phẩm từ lục phủ ngũ tạng có tốt không để sử dụng sao cho đúng.
Châu Anh
Theo giadinh.net
Nguyên nhân bé 9 tuổi đã bị sỏi mật khiến bố mẹ hết hồn
Theo các chuyên gia BV Việt Đức, bệnh sỏi mật hay gặp ở tuổi trung niên nhưng đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí có bé 9 tuổi đã mắc. Nguyên nhân mắc bệnh ở trẻ thường do thói quen vệ sinh không đảm bảo.
Bệnh viện Việt Đức đang điều trị cho bệnh nhi 13 tuổi, đã mắc sỏi mật từ 4 năm nay. Những bệnh nhi mắc sỏi mật chủ yếu do liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc trẻ ở nông thôn, do vệ sinh không bảo đảm nên nhiễm giun chui lên đường mật gây nhiễm trùng, tạo thành sỏi trong mật.
Bé gái đến khám tại Bệnh viện Việt Đức ngày 28/9, da xanh xao. Mẹ bé cho biết bé vẫn uống thuốc điều trị sỏi mật thường xuyên và theo dõi định kỳ. Hiện bệnh nhi đã dùng thuốc trị sỏi mật suốt 4 năm nay từ khi 9 tuổi.
Sỏi túi đang có xu hướng gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Ảnh: Internet.
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa phẫu thuật gan, mật, Bệnh viện Việt Đức cho biết sỏi túi hay gặp ở tuổi trung niên nhưng đang có xu hướng gặp ở người trẻ gần đây. Sỏi túi mật hình thành theo cơ chế phức tạp, chủ yếu liên quan đến chuyển hóa. 90% bệnh lý về sỏi đường mật trong và ngoài gan có liên quan bệnh lý về tụy và gan. Nhiều trường hợp tới viện khám ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn.
Hiện mỗi năm Khoa phẫu thuật gan, mật - BV Việt Đức khám cho khoảng 3.000 người bệnh các bệnh lý về gan mật, thực hiện khoảng gần 1.600 ca phẫu thuật. Tuy nhiên, trong đó có tới hơn 1.000 ca liên quan đến bệnh lý sỏi mật.
Với trẻ em, Tiến sĩ Đỗ Tuấn Anh cho hay, nguyên nhân trẻ em mắc sỏi mật chủ yếu liên quan đến rối loạn chuyển hóa do ăn uống không cân đối, ăn quá nhiều chất béo, đạm.
Một nguyên nhân nữa khiến trẻ ở nông thôn bị sỏi mật là do vệ sinh không bảo đảm nên nhiễm giun chui lên đường mật gây nhiễm trùng, tạo thành sỏi trong mật, đặc biệt là giun đũa. Khi giun chui lên đường mật để lại những mảnh vụn của xác giun hay trứng giun làm cho sắc tố mật và can xi bám vào tạo nên sỏi mật.
Nếu trẻ vệ sinh không bảo đảm, nhiễm giun có thể khiến giun chui lên đường mật gây nhiễm trùng, tạo thành sỏi trong mật. Ảnh minh họa.
Sỏi mật có thể ở bất cứ vị trí nào trong đường dẫn mật: Sỏi trong gan, túi mật, ống mật chủ hoặc sỏi trong gan kết hợp với sỏi ống mật chủ... Ở trẻ em, sỏi thường nằm trong ống mật chủ hoặc kết hợp sỏi trong gan và ống mật chủ, rất hiếm thấy sỏi đơn thuần trong túi mật hoặc trong gan và chủ yếu là sỏi sắc tố nâu, ít gặp sỏi cholesterol.
Theo các chuyên gia y tế, tùy theo vị trí của sỏi mật mà những biểu hiện của bệnh sỏi mật ở trẻ em sẽ khác nhau như:
- Đau bụng từng cơn, thường là cơn đau bụng mật. Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau nhiều ở vùng hạ sườn phải, có khi lan lên bả vai hoặc ra sau lưng, có khi đau ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ và thường xuất hiện sau bữa ăn có nhiều chất béo.
- Sốt cao hoặc sốt vừa, sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm khuẩn đường mật.
- Vàng da tắc mật, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu.
Ở những thể không điển hình có khi chỉ đau và sốt, không có vàng da hoặc biểu hiện những triệu chứng của các biến chứng như viêm đường mật, áp xe đường mật, viêm phúc mạc mật, xuất huyết đường mật, viêm tụy cấp, xơ gan...
Khi trẻ bị sỏi mật thì chế độ ăn nên hạn chế chất béo (đặc biệt với những trẻ béo phì), nhưng khẩu phần ăn cần bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của trẻ, đồng thời sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng chống đau, chống nhiễm khuẩn.
Nếu trẻ có những dấu hiệu là những biến chứng nặng như viêm phúc mạc mật, xuất huyết đường mật... thì cần phải phẫu thuật cấp cứu.
Tẩy giun định kỳ mỗi năm 2 lần cho trẻ là phương pháp phòng ngừa bệnh sỏi mật hiệu quả nhất.
Sỏi mật là bệnh dễ tái phát nên bệnh nhân vào viện điều trị nhiều lần và có khi phải mổ nhiều lần. Nếu chỉ xuất hiện một hòn sỏi ở đường mật chính thì sau phẩu thuật mổ lấy sỏi, rửa sạch các đường mật thì khả năng tái phát rất thấp. Nhưng nếu xuất hiện nhiều sỏi ở đường mật chính và cả các đường mật trong gan thì khó điều trị hơn và khả năng tái phát cao gấp nhiều lần. Trong trường hợp nhiều sỏi, nhiễm khuẩn lâu dài và vùng gan có sỏi bị xơ hóa thì phương pháp điều trị tối ưu nhất là phải cắt bỏ phần gan có sỏi.
Sỏi mật là nguyên nhân gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn đường mật, ảnh hưởng đến tủy, gây viêm tụy cấp hoặc xuất huyết đường mật. Xuất huyết đường mật là giai đoạn dễ tử vong, vì vậy bệnh nhân cần được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Cần dùng thuốc điều trị đúng triệu chứng, giảm đau, chống nhiễm khuẩn.
Để phòng bệnh sỏi mật cần hướng dẫn và tuyên truyền biện pháp giữ vệ sinh thân thể cho trẻ, tránh nhiễm giun và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Bố mẹ chủ quan vàng da, bé sơ sinh 7 ngày tuổi suýt chết Gia đình thấy bé sơ sinh xuất hiện vàng da nhưng chủ quan không đưa đi khám. Các bác sĩ việc điều trị cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn hoặc để lại di chứng bại não, trẻ cũng có thể sẽ tử vong. Mới đây các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã tiếp nhận...