Ăn chặn tiền của trẻ mồ côi
Một trẻ mồ côi ở Bạc Liêu bị ăn chặn tiền trợ cấp gần năm năm liền nhưng đến nay vẫn chưa xác định được ai “ăn”.
Tháng 3/2012, Phòng LĐ-TB&XH huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) thăm các gia đình được hưởng trợ cấp xã hội tại xã Vĩnh Hậu, phát hiện cháu Thạch Thị Phà La, 13 tuổi, có tên trong danh sách được hưởng trợ cấp trẻ mồ côi từ năm năm qua nhưng chưa nhận được đồng nào.
Tên có, tiền không!
Sau khi xác minh, cơ quan chức năng kết luận: Cháu La là trẻ mồ côi, được bà ngoại nuôi dưỡng từ nhiều năm qua. Năm 2007, người bà làm hồ sơ cho cháu hưởng trợ cấp theo quy định. Ít chữ, bà nhờ bà Phạm Thị Nương – cán bộ xã, phụ trách thương binh xã hội làm giúp. Năm 2008, thấy nhiều trẻ mồ côi được nhận tiền mà cháu mình không có nên bà đến xã hỏi thăm và bà Nương trả lời là trường hợp của cháu La không được hỗ trợ.
Đầu tháng 9/2008, huyện về xã phát tiền truy lãnh và sổ lãnh tiền hằng tháng cho trẻ mồ côi xã Vĩnh Hậu. Đến phiên cháu La thì chẳng ai nhận nên bà hàng xóm tên Phương đã nhận thay số tiền hơn 900.000 đồng và sổ. Sau đó bà mang tiền và sổ đến nhà cháu La nhưng không có người, bà mang đến nhà bí thư chi bộ ấp gửi. Ông này cho rằng cha mẹ của La bỏ đi chứ không chết nên bảo bà Phương mang tiền và sổ trả lại xã, chờ xét lại. Bốn ngày sau, bà Phương mang tiền và sổ lên xã gửi lại cho bà Nương.
Bé La và bà ngoại nghèo ở Vĩnh Hậu
Tháng 2/2011, bà Nương chuyển vị trí công tác khác, ông Trần Anh Thi lên thay vị trí cán bộ thương binh xã hội cho bà Nương và cháu bé vẫn… tiếp tục không được nhận tiền.
Chối là xong?
Khai với tổ xác minh sự vụ, ông Thi cho biết từ khi ông lên nhậm chức, người nhận tiền hỗ trợ cho cháu La là bà Phạm Thị Nương, nói là ở gần nhà nên nhận giùm. Đến tháng 3/2012, chuyện đổ bể thì không ai đến nhận phần tiền hỗ trợ cho cháu La nữa.
Bà Nương thì bảo rằng không biết, không nhận tiền thay cho cháu La như lời trình bày của ông Thi. Bà cũng phủ nhận luôn việc từng nhận sổ và 900.000 đồng từ bà Phương mấy năm trước. Kiểm tra sổ sách và chứng từ liên quan, Đảng ủy xã Vĩnh Hậu phát hiện cháu La đã bị ăn chặn tiền hỗ trợ suốt gần năm năm, tổng cộng 13,2 triệu đồng.
Vụ việc được chuyển lên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy huyện Hòa Bình. Cuối tháng 10/2012, cơ quan này có kết luận và đưa ra hướng xử lý: Bà Nương phải trả lại số tiền 10 triệu đồng với lý do thiếu trách nhiệm. Bà Phương bị buộc trả lại hơn 900.000 đồng cho cháu La vì không đủ chứng cứ khẳng định bà đã đưa tiền cho bà Nương. Ông Thi bị buộc trả lại số tiền 2.160.000 đồng do không chứng minh được bà Nương đã nhận như giải trình của ông.
Video đang HOT
Sự việc gây bức xúc cho người dân khi Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Hòa Bình không có động thái làm rõ dấu hiệu tham ô của bà Nương. Đến nay Đảng ủy xã Vĩnh Hậu cho biết cơ quan này đã đề nghị kỷ luật cách chức đảng ủy viên xã Vĩnh Hậu đối với bà Nương. Riêng ông Thi đã bị khiển trách về mặt đảng.
Dù đã kết luận nhưng đến nay số tiền hỗ trợ cho cháu bé bị ăn chặn vẫn chưa ai nộp lại. Theo một cán bộ xã Vĩnh Hậu, bà Phương sẽ khiếu nại việc buộc bà nộp lại 900.000 đồng vì bà đã trả cho bà Nương.
Một cháu bé bị ăn chặn tiền trợ cấp gần năm năm trời nhưng chẳng ai chịu nhận trách nhiệm và Ủy ban Kiểm tra huyện Hòa Bình lại đồng tình với việc không tìm ra thủ phạm. Chúng tôi đặt vấn đề với cơ quan này: Vụ việc rõ ràng có dấu hiệu của tội tham ô tài sản, tại sao không chuyển sang cơ quan điều tra để làm rõ? Tuy nhiên, cơ quan này vẫn chưa trả lời!
Giếm tiền hỗ trợ tôm giống
Bị “hất” ra khỏi danh sách hỗ trợ nông dân có tôm nuôi bị chết, ông Ong Văn Buôl ở xã Hòa Lạc, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) tìm hiểu và phát hiện có nhiều khuất tất trong việc lập danh sách hỗ trợ nên làm đơn tố cáo. Tháng 3/2012, thanh tra thị xã vĩnh Châu thông báo cho ông rằng nội dung tố cáo của ông là hoàn toàn đúng. Theo đó, ông Lưu Minh Quang, cán bộ xã này, tham nhũng 6,3 triệu đồng tiền hỗ trợ tôm giống năm 2011 ông Lý Minh Tấn, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Nhân dân ấp Lền Buối, chiếm đoạt 2,2 triệu đồng (ông Tấn còn không chứng minh đượcđã chi cho ai số tiền hỗ trợ 3,6 triệu đồng)một cán bộ Ban Nhân dân ấp Lền Buối tư túi số tiền 2,8 triệu đồng… Kết quả xử lý: ông Quang bị buộc thôi việc ông Tấn bị kỷ luật cách chức đảng ủy viên…
Theo 24h
'Thầy giáo cute' mê làm từ thiện
31 tuổi vẫn được sinh viên gọi là "cute" (dễ thương), thầy Trần Đức Trung (Học viện Tài chính) dù bận bịu với việc dạy học, làm luận văn tiến sĩ vẫn quan tâm tới các đội tình nguyện và cùng nhóm Vì trẻ thơ, Tình nguyện trẻ đến với trẻ mồ côi, nhiễm HIV.
Sinh năm 1981, Trần Đức Trung học khoa Tài chính doanh nghiệp (Học viện Tài chính). Ngày tốt nghiệp, anh có hai cơ hội là ở lại làm giảng viên hoặc vào làm sĩ quan tài chính trong quân đội. Nhưng anh đã chọn con đường đi vào thực tế cuộc sống, làm trong các doanh nghiệp để học hỏi kinh nghiệm và bổ sung kiến thức.
Thầy Trung được rất nhiều sinh viên yêu quý.
Ba năm trải nghiệm ở các công ty, có lúc chọn làm lao động chân tay, Trung thấm thía nỗi vất vả của người lao động và rút ra được nhiều kinh nghiệm, bù đắp những khiếm khuyết của bản thân. Trở về trường, anh tâm niệm phải là người thầy, người anh, người bạn của sinh viên.
Vừa làm công tác giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học, Trung luôn cố gắng đảm bảo đủ kiến thức, tự tin ở cả chiều rộng và chiều sâu để truyền đạt cho sinh viên. Đôi khi anh tự sáng tạo những câu chuyện, cách giảng vui vẻ để tạo sự hứng khởi cho các em. Phương pháp giảng dạy cũng linh hoạt với từng lớp, từng nhóm sinh viên.
"Tôi thường bắt đầu bài giảng bằng cách nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gắn với thực tế. Các em có thể làm bài tập nhóm bằng cách thu thập báo cáo tài chính, lên sàn giao dịch xin báo cáo về phân tích. Tôi muốn các em có sự liên kết với nhau nhưng vẫn có sáng tạo bản thân, có gì khó khăn thì trao đổi với thầy", Trung nói.
Với Trung, người thầy đúng nghĩa phải là một người học trò. Anh trao đổi với sinh viên: "Tôi đứng trên bục giảng không phải chỉ dạy mà còn học. Thế nên các bạn phải làm thế nào để tôi học được cái gì đó, nếu không sẽ bị phạt". Trung dành phần lớn thời gian cho sinh viên, khi trên lớp thì giảng dạy, lắng nghe. Khi rảnh rỗi thì nói chuyện với sinh viên như những người bạn, đưa ra lời khuyên cho các em.
Quản lý một tài khoản chung cho sinh viên toàn trường trên facebook, thầy Trung còn chăm sóc trang cá nhân của mình rất kỹ. Khi thì đăng lời nhắc nhở sinh viên làm bài tập, khi thì chia sẻ kinh nghiệm học, thi, giải đáp thắc mắc hay động viên sinh viên cố gắng vượt qua khó khăn. Anh được sinh viên đặt biệt danh là "thầy Trung cute".
Thầy Trung vui chơi cùng trẻ em ở bệnh viện Nhi Trung ương.
"Sinh viên kỳ vọng người thầy phải đúng nghĩa, vừa đảm bảo kiến thức, vừa có phương pháp giảng để truyền được sở thích, đam mê, tình yêu cuộc sống... Tôi mới đáp ứng được một phần kỳ vọng của các em và sẽ cố gắng để làm được nhiều hơn thế", thầy Trung nói.
Với các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trong trường Trung tham gia và ủng hộ nhiệt tình. Dịp Tết thiếu nhi, Trung thu, anh lại cùng học trò trong nhóm tình nguyện trẻ vận động quyên góp để mua quà cho các bé có hoàn cảnh khó khăn, sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội.
Mới đây, nhóm tổ chức quyên góp khăn ấm tình thương, gửi các em nhỏ ở vùng xa. Thầy Trung cùng các học trò vạch kế hoạch, chương trình, tiết kiệm một số tiền để ủng hộ và vận động thầy cô giáo trẻ trong khoa, hàng xóm cùng tham gia.
Nhiều người đến trung tâm nuôi dạy trẻ nhiễm HIV thì e ngại vì sợ lây nhiễm, thế nhưng Trung cùng học trò thoải mái vui chơi, bế, hỏi chuyện các cháu vì biết HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Nhóm sinh viên còn say sưa đàn, hát cho các em nghe.
Trung nhớ, vào một dịp hè, anh cùng nhóm tình nguyện mang quà lên Thụy An (Ba Vì) cho trẻ khuyết tật. Khi anh lên tầng 2, nơi trẻ tự kỷ học tập, có một em chừng 13-14 tuổi tô tượng, sau đó tặng thầy. "Đó là món quà tôi nhớ mãi. Tôi và học trò chủ yếu là đi trao và chỉ muốn nhận lại nụ cười các em, dù nó chỉ trong chốc lát. Rồi các em sẽ quay về với những khó khăn của cuộc sống, nhưng ít ra chúng tôi đã đem đến một niềm vui nho nhỏ cho họ", thầy giáo trẻ trầm ngâm.
Trung tâm sự, chính những chuyến đi, những lúc thầy trò ở bên nhau cùng làm tình nguyện đã giúp cho mối quan hệ giữa thầy giáo - sinh viên thêm gắn kết. Trò quý thầy thì cũng sẽ yêu môn học hơn, thoải mái hỏi bài, tâm sự mà không hề e ngại.
Không chỉ toàn tâm toàn ý với sinh viên, với những đứa trẻ thiếu may mắn, thầy Trung còn dành nhiều tình cảm và tâm huyết cho những giảng viên trẻ hơn mình. Anh chia sẻ với đàn em kinh nghiệm, công việc và cuộc sống không chỉ qua trò chuyện mà còn ở các hoạt động như thành lập một đội bóng đá giảng viên trẻ, sinh hoạt thường xuyên.
Thầy Trung còn thành lập đội bóng giảng viên trẻ để giao lưu với nhau, đá cùng sinh viên, từ đó tăng cường mối quan hệ giữa đồng nghiệp, thầy trò.
Các thầy giáo giao lưu, có khi đá bóng cùng sinh viên khiến mối quan hệ đồng nghiệp, thầy trò ngày càng gắn kết. Với Trung, cuộc sống có những điều tựa như ly cà phê đen đã cho đường, nếu chưa khuấy thì đắng, khuấy lên sẽ ngọt, và chính sinh viên đã giúp cho cuộc sống của anh ý nghĩa hơn.
"Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, dù có kiến thức nền tảng vững chắc, các em vẫn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng về tin học, ngoại ngữ, giao tiếp. Hãy thử sức ở một chỗ làm bình thường để trau dồi, rèn luyện. Các em có thể thất bại, vấp ngã nhưng đó là bước khởi đầu để đi đến thành công", Trung nhắn nhủ với sinh viên.
Là chủ nhiệm câu lạc bộ Tình nguyện trẻ Học viện Tài chính, Lê Khắc Công cho biết, em gặp thầy Trung trong một hội thảo khoa học. Vì trước đó nghe nói thầy rất thoải mái nên Công bắt chuyện và mời thầy tham gia vào câu lạc bộ, thầy vui vẻ nhận lời.
Công kể, trong đợt câu lạc bộ tổ chức bầu chọn cho vịnh Hạ Long, dù đang đi dạy ở xa Hà Nội, thầy Trung vẫn trở về trường hướng dẫn sinh viên cách làm, viết chương trình chi tiết. Nhiều chương trình từ thiện, không cần học trò mời thầy đã hỏi han, tham dự. "Đa số các giáo viên hiện nay là bác sĩ chỉ biết gây mê mà không biết hồi sức, nhưng thầy Trung thì khác. Thầy hóm hỉnh, vui tươi khiến chúng em yêu quý thầy và thích luôn môn học", Công nói.
Cậu sinh viên năm cuối kể, buổi đầu tiên dạy lớp thầy đến muộn. Thầy đứng trước lớp xin lỗi sinh viên, giải thích nguyên nhân và những buổi học sau không bao giờ chậm một phút. Thầy đọc facebook, biết học trò có khúc mắc, có chuyện buồn thì hỏi han, khuyên bảo. "Thầy tâm huyết với nghề và hết lòng với các hoạt động tình nguyện, với sinh viên. Có lẽ, thầy là người đặc biệt nhất trong những năm tháng ngồi ghế giảng đường mà em sẽ không bao giờ quên", Công tâm sự.
Theo VNE
Vẹn nguyên nỗi đau sau 4 năm thảm họa chìm đò Nỗi đau mất người thân vẫn hằn sâu trong cuộc sống, ký ức của người ở lại. Ngày 30 Tết Kỷ Sửu năm 2009, vụ đắm đò Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cướp đi sinh mạng của 42 người. Đã gần 4 năm trôi qua nhưng nỗi đau mất mát vẫn còn hằn sau trong lòng mỗi người dân Quảng...